Thêm người da đen “không thể thở” rồi chết khi bị cảnh sát bắt

Trong lúc nước Mỹ chao đảo vì vụ người da đen George Floyd bị cảnh sát đè chết thì mới đây, một bản giám định cho thấy một người da đen ở Tacoma cũng chết tương tự hồi tháng 3.

Manuel Ellis, một người Mỹ da đen ở Tacoma (Washington, Mỹ), đã chết trong quá trình bị cảnh sát bắt giữ vì bị ngừng hô hấp, thiếu oxy và bị dùng vũ lực khống chế. Kết quả giám định pháp y nói rằng anh "đã bị giết", theo New York Times.
Chết vì bị cảnh sát khống chế
Anh Ellis, 33 tuổi, đã cầu cứu “tôi không thở được”, sau đó chết trong khi bị họ bắt giữ. Bản báo cáo giám định pháp y được công bố hôm 3/6 cho thấy anh ta chết do thiếu oxy và bị dùng vũ lực khống chế.
Nạn nhân đã chết ngay sau khi bị các sĩ quan của Sở Cảnh sát Tacoma bắt giữ, theo người phát ngôn của Sở Cảnh sát hạt Pierce, Ed Troyer.
Them nguoi da den “khong the tho” roi chet khi bi canh sat bat
 Manuel Ellis, 33 tuổi, người chết vào ngày 3/3 trong lúc bị cảnh sát Tacoma bắt giữ. Ảnh: Vourtesy.
Văn phòng Giám định Pháp y hạt Pierce kết luận rằng cái chết của anh Ellis là kết quả của một vụ giết người. Các nhà điều tra thuộc Sở Cảnh sát hạt Pierce vẫn đang trong quá trình xử lý vụ án mạng của Ellis xảy ra hồi tháng 3.
“Các manh mối được khám phá ra cùng lúc”, điều tra viên Troyer nói. “Chúng tôi hy vọng có thể nộp cho công tố viên vào cuối tuần này hoặc đầu tuần sau”.
Kết quả giám định cho thấy việc Ellis bị ngộ độc methamphetamine và mắc bệnh tim cũng góp phần dẫn đến cái chết của anh.
“Tôi không thở được”
Các sĩ quan cảnh sát đã chạm mặt Ellis, một nhạc công và là một ông bố 2 con, ở Tacoma vào đêm 3/3. Họ bắt gặp anh ta đang đập mạnh vào cửa sổ một chiếc xe, điều tra viên Troyer cho biết.
Anh Ellis đã tiến đến chỗ các sĩ quan và ném một sĩ quan xuống đất khi người này bước ra khỏi xe. Hai sĩ quan còn lại và hai sĩ quan dự bị, trong đó hai người da trắng, một người da đen và một người gốc Á, đã còng tay anh Ellis.
“Ellis đã bị các sĩ quan dùng vũ lực khi tiếp tục chống đối”, Sở Cảnh sát Tacoma cho biết trong một tuyên bố hôm 3/6.
Them nguoi da den “khong the tho” roi chet khi bi canh sat bat-Hinh-2
 Người phát ngôn của Sở Cảnh sát hạt Pierce, Ed Troyer. Ảnh: KIRO 7.
Troyer nói rằng ông không biết cụ thể các sĩ quan đã sử dụng vũ lực như thế nào, họ không đeo camera trên ngực. Điều tra viên nói rằng ông không tin các cảnh sát đã kẹp cổ hay đè đầu gối lên cổ Ellis. Chỉ biết rằng Ellis đã cầu cứu: “Tôi không thở được”.
“Nguyên nhân chính khiến anh ta bị còng tay là để anh ta không làm tổn thương mình hoặc họ”, ông Troyer nói. “Ngay khi anh ấy nói anh ấy không thể thở, họ đã gọi trợ giúp y tế”.
Điều tra viên Troyer cho biết họ gọi trợ giúp y tế chỉ 4 phút sau khi các sĩ quan chạm tránh ông Ellis.
Anh Ellis vẫn còn thở khi nhân viên y tế đến. Anh được gỡ bỏ còng tay trong khoảng 40 phút khi nhân viên y tế điều trị. Nhưng sau đó, Ellis đã qua đời.
Hy vọng vào các cuộc biểu tình
Các thành viên trong gia đình cho biết Ellis là cha của một cậu con trai 11 tuổi và một bé gái 18 tháng tuổi. Anh là một nhạc công nhà thờ tài năng. Gia đình của Ellis cho biết họ rất đau lòng và giận dữ trước cái chết của anh.
“Chúng tôi đang đau đớn tột cùng. Chúng tôi chỉ biết đặt hy vọng vào cộng đồng những người đấu tranh cho tự do mà chúng tôi cũng đang tham gia”, người thân của anh Ellis thổ lộ. Chúng tôi đã cầu chuyện cho Ellis vào tối 3/6.
Brian Giordano, một người bạn thân của anh Ellis, cho biết hai người thường nói chuyện với nhau nhiều lần trong ngày và Ellis đã gọi video cho Giordano hai tiếng trước khi chết. Ellis rất hào hứng về buổi lễ nhà thờ mà anh đã tham gia cũng như cảm thấy tự hào về việc mình được đánh trống trong buổi lễ, Giordano nhớ lại.
Giordano nói rằng việc bạn mình hành động bạo lực như những gì cảnh sát nói khá kỳ lạ. Anh Giordano nói rằng Ellis luôn luôn nỗ lực chăm sóc cho mọi người.
Them nguoi da den “khong the tho” roi chet khi bi canh sat bat-Hinh-3
Người biểu tình phản đối việc cảnh sát giết chết người da đen George Floyd. Ảnh: New York Times. 
Cái chết của Ellis bất ngờ được công bố giữa lúc các cuộc biểu tình đang lan khắp nước Mỹ liên quan đến cái chết của người Mỹ da đen George Floyd, người cũng thiệt mạng trong khi bị cảnh sát Minneapolis bắt giữ vào tuần trước. Bốn cảnh sát, trong đó có Derek Chauvin, người ghì cổ Floyd gần 9 phút dẫn đến cái chết của anh, đã bị buộc tội và đối mặt với các tội danh hình sự.
Các chuyên gia pháp y khám nghiệm tử thi cho Floyd kết luận rằng một sĩ quan khác đè đầu gối lên lưng của anh cũng góp phần dẫn đến cái chết vì khiến phổi của Floyd không thể lấy đủ không khí.
Thị trưởng thành phố Tacoma, Victoria Woodards, nói rằng bà sẽ thực hiện các bước đi thích hợp dựa trên cuộc điều tra của cảnh sát.
“Chúng tôi sẽ tìm hiểu kết quả của cuộc điều tra ngay cả khi đất nước của chúng ta đang quay cuồng sau vụ giết George Floyd, Breonna Taylor, Ahmaud Arbery và rất nhiều người khác gần đây”, bà Woodards nói.
Thống đốc Washington, Jay Inslee, nói rằng vấn đề này là ưu tiên hàng đầu của ông. “Chúng tôi sẽ cố gắng đảm bảo tiến hành cuộc điều tra đầy đủ và hoàn thiện về vụ việc”, ông nói.

Biểu tình ở Mỹ: Hơi cay và khói lửa bao trùm Nhà Trắng

(Kiến Thức) - Hơi cay và khói lửa bao trùm Nhà Trắng khi những người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà này đụng độ với lực lượng an ninh Mỹ.

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang
 Những ngày qua, rất đông người tập trung bên ngoài Nhà Trắng ở thủ đô Washington trong cuộc biểu tình "Tôi không thể thở", đòi công lý cho George Floyd - người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5 ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota. (Nguồn ảnh: Reuters)

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang-Hinh-2
 Người biểu tình ở Mỹ đốt lửa trong khi lực lượng an ninh phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông khiến Nhà Trắng bị bao trùm bởi khói lửa và làn hơi cay mù mịt.

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang-Hinh-3
Đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng an ninh Mỹ cũng đã xảy ra bên ngoài Nhà Trắng. Được biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được đưa xuống hầm ngầm của Nhà Trắng trong một khoảng thời gian ngắn khi đám đông người biểu tình tập trung bên ngoài tòa nhà này tối 29/5. 

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang-Hinh-4
 Ngày 31/5, nhiều người biểu tình bị thương trong cuộc đụng độ với lực lượng thực thi pháp luật phía trước Nhà Trắng.

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang-Hinh-5
Trong khi đó, một quan chức cấp cao nói với Fox News rằng, hơn 50 nhân viên mật vụ Mỹ bị thương sau khi những đối tượng quá khích ném chai lọ và bom xăng vào họ. 

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang-Hinh-6
 Người đàn ông rán thịt trên đống lửa bên ngoài Nhà Trắng trong cuộc biểu tình ngày 31/5.

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang-Hinh-7
Cảnh sát chống bạo động ngăn người biểu tình tiến lại gần tại Công viên Lafayette gần Nhà Trắng. 

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang-Hinh-8
 Người biểu tình đốt lửa gần Nhà Trắng ngày 31/5.

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang-Hinh-9
Các cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp nước Mỹ bất chấp việc chính quyền huy động lực lượng Vệ binh Quốc gia và ban hành lệnh giới nghiêm ở nhiều thành phố. 

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang-Hinh-10
 Nhiều người tháo chạy khi cảnh sát xịt hơi cay gần Nhà Trắng hôm 31/5.

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang-Hinh-11
Một phụ nữ bị trúng hơi cay khi tham gia biểu tình tại công viên Lafayette cuối tuần qua. 

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang-Hinh-12
Nhân viên Mật vụ Mỹ đối phó người biểu tình gần Nhà Trắng hôm 1/6. 

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang-Hinh-13
 Lực lượng an ninh Mỹ đứng gác trước Nhà Trắng ở thủ đô Washington.

Bieu tinh o My: Hoi cay va khoi lua bao trum Nha Trang-Hinh-14
Nhóm người biểu tình quỳ gối trước một sĩ quan cảnh sát gần tòa nhà Quốc hội tại Washington ngày 1/6 để phản đối cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát ở Minneapolis ghì cổ hôm 25/5. 

Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Minneapolis (Nguồn video: Reuters)

Toàn cảnh biểu tình ở Mỹ lan ra khắp thế giới

(Kiến Thức) - Các cuộc biểu tình phản đối cái chết của George Floyd, một người đàn ông da màu tử vong khi bị cảnh sát ghì cổ tại thành phố Minneapolis hồi tuần trước, bùng phát tại Mỹ và lan ra nhiều địa điểm trên khắp thế giới.

Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi
 Cái chết của George Floyd đã dẫn đến làn sóng biểu tình dữ dội bùng phát trên toàn nước Mỹ và sau đó lan ra nhiều địa điểm khắp thế giới. Ảnh: Biển người tham gia cuộc biểu tình phản đối cái chết của người da màu George Floyd tại Amsterdam, Hà Lan, ngày 1/6. (Nguồn ảnh: Reuters)
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-2
 Một phụ nữ đeo khẩu trang có dòng chữ với nội dung "Tôi không thể thở được" trong cuộc biểu tình phía trước lãnh sự quán Mỹ tại Baracelona, Tây Ban Nha, ngày 1/6.
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-3
Người biểu tình mang theo những khẩu hiệu tuần hành trên đường phố Toronto, Canada, hôm 30/5. 
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-4
 Người phụ nữ dùng loa khi tham gia cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd tại khu vực Cổng Brandenburg ở thủ đô Berlin, Đức, hôm 31/5.
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-5
 Nhóm người biểu tình tập trung gần Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Paris, Pháp, hôm 1/6.
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-6
 Những người ủng hộ Đảng Cộng sản Hy Lạp hô vang khẩu hiệu trong cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Athens, Hy Lạp, ngày 1/6.
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-7
 Người đàn ông đeo khẩu trang quỳ gối trước hàng rào cảnh sát gần Đại sứ quán Mỹ ở London, Anh, hôm 31/5.
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-8
Người biểu tình tập trung trước Đại sứ quán Mỹ ở Copenhagen, Đan Mạch, hôm 31/5. 
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-9
 Một phụ nữ tham gia cuộc biểu tình phản đối vụ cảnh sát ghì chết người da màu George Floyd, tại Brussels, Bỉ, hôm 1/6.
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-10
 Những bức ảnh về George Floyd và hoa được đặt bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Mexico City hôm 30/5.
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-11
 Người biểu tình "Black Lives Matter" đòi công lý cho George Floyd tập trung trước Đại sứ quán Mỹ ở Copenhagen, Đan Mạch, ngày 31/5.
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-12
 Cuộc biểu tình diễn ra tại thủ đô Berlin, Đức, ngày 30/5.
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-13
 Đám đông người biểu tình tập trung tại Amsterdam, Hà Lan, hôm 1/6.
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-14
 Dòng chữ viết trên hàng rào ở Manchester, Anh, có nội dung "Tôi không thể thở được".
Toan canh bieu tinh o My lan ra khap the gioi-Hinh-15
 Những người phụ nữ tham gia cuộc biểu tình ở Amsterdam, Hà Lan, ngày 1/6.

Mời độc giả xem thêm video về cuộc biểu tình ở Minneapolis (Nguồn video: Reuters)

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.