Thêm chứng tích hàng nghìn năm tuổi tại Ai Cập

Ngày 4/10, các nhà khảo cổ học Ai Cập cổ đại đã phát hiện ra phần phía trên của một cột tháp đá cổ từ thời kỳ Pharaoh có niên đại khoảng 4.300 năm phía Nam thủ đô Cairo.

Tổng Thư ký Hội đồng Tối cao khảo cổ học của Ai Cập (SCA) Mostafa al-Waziri, cho hay phần trên của cột tháp được tìm thấy thuộc về nữ hoàng Ai Cập cổ đại Ankhesenpepi II, mẹ của vua Pharaoh Pepi II thuộc Vương triều thứ sáu cai trị Ai Cập từ năm 2278 đến năm 2184 trước Công nguyên.
Them chung tich hang nghin nam tuoi tai Ai Cap
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra phần phía trên của một cột tháp đá cổ từ thời kỳ Pharaoh có niên đại khoảng 4.300. Ảnh AFP 
Trong một tuyên bố ông Waziri cho biết, các nữ hoàng của Vương triều thứ sáu thường sử dụng hai cột đá hình tháp để trang trí tại lối vào của khu an táng của mình. Tuy nhiên, phần cột đá này được tìm thấy ở phía Đông của kim tự tháp nữ hoàng và khu nghĩa trang Ankhnespepy II. Điều này chứng tỏ cột đá đã bị di dời khỏi vị trí ban đầu. Khám phá này là kết quả nghiên cứu của một đoàn khảo cổ Pháp và Thụy Sĩ từ trường Đại học Geneva trong dự án hợp tác với Bộ Cổ vật Ai Cập.
Người đứng đầu đoàn khảo cổ của trường Đại học Geneva, giáo sư Philippe Collombert nói thêm phần trên của cột tháp được làm bằng đá granit hồng, cao 2,5 m. Đây là mảnh vỡ lớn nhất của một cột đá từ thời Cổ Vương quốc được phát hiện. Ước tính kích thước đầy đủ của cột đá này khoảng 5 m.
Tổng Thư ký SCA Waziri cho rằng, trên cột đá cũng có một số ký tự và dường như đó là dòng chữ bắt đầu của đề tựa và tên của nữ hoàng Ankhnespepy II, đồng thời nhận định rằng nữ hoàng Ai Cập Ankhnespepy II "có lẽ là nữ hoàng đầu tiên được khắc các văn bản trên kim tự tháp của mình".
Ông giải thích, trước nữ hoàng Ankhnespepy II, những chữ khắc như vậy chỉ được tạc trên kim tự tháp của các vị vua. Sau thời Ankhnespepy II, một số vợ của vua Pepy II cũng đã được tạc chữ trên lăng mộ.
Quận Saqqara của tỉnh Giza là nơi có nhiều kim tự tháp và khu phế tích Memphis nổi tiếng thuộc thời Ai Cập cổ Đại. Trong năm nay, các nhà khảo cổ tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả trong nghiên cứu khám phá Ai Cập cổ đại.
Tháng 5 vừa qua, các nhà khảo cổ Ai Cập đã phát hiện ra một phòng chôn cất của kim tự tháp thuộc Vương triều thứ 13 tại địa điểm khảo cổ Dahshur ở tỉnh Giza, có niên đại hơn 3.600 năm. Cũng trong tháng này, một nhóm khảo cổ Tây Ban Nha đã tìm ra di tích của một khu an táng gần 4.000 năm tuổi ở bên ngoài một ngôi mộ cổ ở thành phố Luxor. Đầu tháng 3, một đoàn chuyên gia Ai Cập và Đức cũng tìm thấy một tượng đá 3.000 năm tuổi được cho là của vua Ramses II ở quận Matariya của thủ đô Cairo.

"Tượng đá biết hát" và truyền thuyết kỳ lạ ở Ai Cập

Nổi tiếng nhờ khả năng ca hát, cặp tượng đá Memnon còn gắn liền với những truyền thuyết về một thời đại huy hoàng trong quá khứ của Ai Cập.

Theo Strabo, nhà địa lý, lịch sử Hy Lạp, trong các bản ghi chép lịch sử cho biết "tiếng hát lạ giống như tiếng huýt sáo". Nhiều khách du lịch khác và nhà địa lý Pausanias lại cho rằng tiếng hát bí ẩn giống như chuỗi âm thanh phát ra từ đàn lia. Tuy nhiên có người đơn giản cho rằng đó chỉ là tiếng còi.

Phát hiện cá sấu không đầu trong mộ cổ Ai Cập 3.400 năm

Nhóm các chuyên gia khảo cổ người Thụy Điển rất bất ngờ khi lần đầu phát hiện hai con cá sấu không đầu trong quần thể mộ cổ bên bờ sông Nile, Ai Cập.

Phat hien ca sau khong dau trong mo co Ai Cap 3.400 nam
 Một ngôi mộ mới tìm thấy trong quần thể mộ cổ đại Gebel el Silsila bên bờ sông Nile.
Theo Fox News, các nhà khảo cổ Thụy Điển phát hiện quần thể 12 ngôi mộ cổ mới, bao gồm một loạt hài cốt người, nhiều xác cừu và hoặc dê với dấu chấm trên sọ và một con mèo. Đáng chú ý nhất là xác hai con cá sấu không đầu.
Đây là quần thể mộ cổ có niên đại 3.400 năm tuổi, thuộc khu vực mỏ đá sa thạch cổ đại Gebel el Silvila bên bờ sông Nile. Công tác khai quật đạt nhiều bước tiến mới trong năm qua, nâng tổng số mộ cổ tìm thấy lên con số hơn 45.
John Ward, trợ lý giám đốc dự án Gebel el Silsila, nói trên Fox News rằng, phần lớn các hài cốt trong khu mộ nhiều khả năng thuộc về công nhân mỏ.
Xác họ được bọc bằng một loại vải lanh. Những con cừu hoặc dê trong mộ có thể là vật phẩm hiến tế.
Phat hien ca sau khong dau trong mo co Ai Cap 3.400 nam-Hinh-2
Thần Sobek, vị thần đầu cá sấu cai quản sông Nile trong tín ngưỡng Ai Cập cổ đại. 

Xác ướp Ai Cập, những bí ẩn không phải ai cũng biết

Có nhiều điều bí ẩn xoay quanh những xác ướp cổ đại, có những điều khiến cả thế giới giật mình.

Quy trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại được đánh giá là khá rùng rợn. Để những xác ướp Ai Cập vẹn nguyên sau nhiều thế kỷ, người xưa tiến hành ướp xác trong 70 ngày. Một trong những bước đáng chú ý trong quy trình ướp xác là những người thợ ướp xác đập vỡ một phần sống mũi, nhét một cái móc đặc biệt vào lỗ mũi đến tận sọ để lấy não.

Đọc nhiều nhất