Thêm 3 doanh nghiệp bị “gọi tên” vì chậm trả gốc, lãi trái phiếu

Vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) tiếp tục thông báo về việc nhiều doanh nghiệp chậm thanh toán nợ gốc, lãi trái phiếu.

Thêm 3 doanh nghiệp bị “gọi tên” vì chậm trả gốc, lãi trái phiếu
Trong đó có CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam, theo HNX ngày 28/2 Công ty đã có công bố thông tin về việc chậm thanh toán kỳ lãi thứ 12 và 13 của lô trái phiếu MNRCH2123001.
Theo kế hoạch, kỳ thanh toán lãi thứ 12 vào ngày 15/2/2023 với giá trị gần 1,6 tỷ đồng. Kỳ thanh toán lãi thứ 13 vào ngày 28/2/2023 với số tiền lãi hơn 1,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do chưa thu xếp kịp nguồn thanh toán, Đất Xanh Miền Nam dự kiến lùi thời gian thanh toán cả hai kỳ lãi này đến 31/3. Bên cạnh đó, công ty cũng đang đàm phán với trái chủ về việc thay đổi kỳ thanh toán từ tháng sang quý.
MNRCH2123001 là lô trái phiếu phát hành ngày 31/12/2021, có kỳ hạn phát hành là 2 năm, đáo hạn vào ngày 31/12/2023, tổng giá trị phát hành 150 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư và Dịch vụ Đất Xanh Miền Nam vốn là công ty con của CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (Đất Xanh Services, DXS). Trong năm 2022, DXS đã chuyển nhượng thành công hơn 5 triệu cổ phần, tương đương 16% cổ phần có quyền biểu quyết tại Đất Xanh Miền Nam cho đối tác.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2022 của Đất Xanh Services, tỷ lệ sở hữu tại Đất Xanh Miền Nam là 49%, so với 65% tại thời điểm cuối quý 3/2022.
Them 3 doanh nghiep bi
 Thêm nhiều doanh nghiệp trả chậm lãi, gốc trái phiếu.
Ngoài ra, CTCP Đầu tư An Khải Hưng cũng bị bêu tên. Ngày 24/2, Khải Hưng cũng công bố thông tin về việc chậm thanh toán tiền gốc của lô trái phiếu AKHCH2123001.
Cụ thể, ngày 23/2/2023, An Khải Hưng phải thanh toán gốc và lãi trái phiếu với tổng số tiền là 185,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty chỉ thanh toán được 5,4 tỷ đồng tiền lãi và gần 2 tỷ đồng tiền gốc. Còn gần 178 tỷ đồng tiền gốc chưa thanh toán do chưa thu xếp được nguồn tiền.
Công ty phát hành lô trái phiếu trên vào ngày 23/11/2021 với mệnh giá 180 tỷ đồng tỷ đồng, kỳ hạn 15 tháng (đáo hạn ngày 23/2/2023), lãi suất 12,5%/năm, được lưu ký tại Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí và được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại thửa đất số 1351, 588; tờ bản đồ số 19, địa chỉ phường Trường Thạnh, quận 9, TP HCM thuộc sở hữu của ông Huỳnh Trọng Nghĩa, tổng giám đốc công ty.
Mục đích huy động vốn từ phát hành trái phiếu để thanh toán tiền đặt cọc mua đất tại phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TP HCM.
Song song đó, HNX cũng công bố thông tin CTCP Apec Land Huế giải trình về việc chậm thanh toán gốc và lãi trái phiếu. Cụ thể, công ty Apec Land Huế còn khoản tiền gốc và lãi tổng cộng 368,4 triệu đồng đối với lô trái phiếu HBond 2019.01.05.
Đây là lô trái phiếu có kỳ hạn 24 tháng, phát hành tháng 12/2019 và đáo hạn vào tháng 12/2021. Tổng giá trị lô trái phiếu là 37 tỷ đồng.
Tính đến ngày 21/2/2022, công ty đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán với hầu hết nhà đầu tư, tỷ lệ 138/139. Tuy nhiên, có 1 nhà đầu tư đang ở nước ngoài nên đến ngày 27/2/2023, công ty vẫn chưa thể thanh toán khoản tiền gốc và lãi 368,4 triệu đồng. Apec Land Huế giải thích việc trả chậm là lý do khách quan đến từ phía nhà đầu tư đang ở nước ngoài, không phải do công ty.

Tháng trước, HNX đã công bố danh sách 54 tổ chức phát hành công bố thông tin bất thường và báo cáo theo yêu cầu từ ngày 16/9/2022 đến ngày 31/1/2023 có nội dung chậm thanh toán gốc, lãi.

Trong đó có nhiều cái tên quen thuộc như Anh ngữ APax, Chứng khoán Tân Việt, Bất động sản Hà An, Điện mặt trời Trung Nam, Hưng Thịnh Invest, Quốc tế Sơn Hà, Tập đoàn Danh Khôi, Đất Xanh miền Nam, Địa ốc Sài Gòn Thương Tín, Đầu tư Hải Phát, Địa ốc No Va, Đầu tư An Đông...

Theo thông tin từ HNX, tính từ đầu năm 2023, có hàng chục doanh nghiệp thông báo không thể thanh toán đúng thời hạn các khoản gốc, lãi trái phiếu doanh nghiệp. Phần lớn trong đó là các khoản thanh toán đến hạn vào cuối năm 2022, nhưng vì không thu xếp kịp tiền thanh toán nên doanh nghiệp đã thông báo dời kế hoạch chi trả sang năm 2023.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: “Siết” chứ không “bóp nghẹt“

Việc siết lại kỷ cương của thị trường trái phiếu doanh nghiệp là điều cần thiết để lành mạnh hoá thị trường tài chính.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp: “Siết” chứ không “bóp nghẹt“
Thi truong trai phieu doanh nghiep: “Siet” chu khong “bop nghet“

“Siết” lại kỷ cương trên thị trường trái phiếu là điều cần thiết, nhưng đừng để doanh nghiệp phải tìm đến “tín dụng đen”. Ảnh minh họa: TTXVN

Trái phiếu “3 không”

Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Một số vụ việc gần đây cho thấy cơ chế chính sách của nhà nước đã bị lợi dụng, dẫn đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp bộc lộ những bất cập, hạn chế.

Ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Trong phiên thảo luận tại hội trường ngày 2/6, nhiều đại biểu Quốc hội nêu ý kiến về thực trạng thị trường trái phiếu doanh nghiệp hiện nay, đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường quản lý và phát triển an toàn, bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong thời gian tới.

Trái phiếu Chính phủ phát hành đạt mức cao nhất trong 18 tháng

Lượng TPCP phát hành trong tháng 11 tăng 73,6% so với tháng trước đạt 42.800 tỷ đồng.

Trái phiếu Chính phủ phát hành đạt mức cao nhất trong 18 tháng

Lượng trái phiếu Chính phủ (TPCP) phát hành đạt mức cao nhất kể từ tháng 5/2021

Lượng TPCP phát hành trong tháng 11 tăng 73,6% so với tháng trước đạt 42.800 tỷ đồng. Lợi suất trúng thầu các kỳ hạn 10 năm và 15 năm trong các phiên đấu thầu gần nhất đều tăng 80 điểm cơ bản so với tháng trước lên lần lượt 4,8% và 4,9%.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.