Thẻ TPBank JCB Cashback được săn đón nhờ bộ đặc quyền Platinum hấp dẫn

Không chỉ là một chiếc thẻ được yêu thích bởi các tín đồ ẩm thực, thẻ TPBank JCB Cashback ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm vì bộ đặc quyền hạng Platinum với nhiều quyền lợi hấp dẫn cho chủ thẻ như nghỉ dưỡng, phòng chờ sân bay….

Hưởng trọn tuần ưu đãi ẩm thực cao cấp với thẻ TPBank JCB Cashback

Đam mê ẩm thực, đặc biệt là ẩm thực xứ Phù Tang, Phương Nhi (28 tuổi, Hà Nội) rất thích hẹn hò bạn bè dùng bữa tại các nhà hàng. Tình cờ biết đến thẻ TPBank JCB Cashback thông qua giới thiệu của bạn bè và bị thu hút bởi những ưu đãi ẩm thực ngút ngàn của chiếc thẻ đậm chất Nhật Bản này, Phương Nhi quyết định mở thẻ “dùng thử”. “Ban đầu, tôi chỉ định mở dùng thử xem sao, nhưng cuối cùng lại thành thẻ “ruột” vì quá tiện và hời”, Nhi hài hước chia sẻ. 

Cô nàng cho biết, khi có thẻ TPBank JCB Cashback trong tay, gần như chi tiêu nào cho ẩm thực cô cũng nhận được ưu đãi. Theo đó, trên thị trường thẻ tín dụng hiện nay, TPBank JCB Cashback là một trong những chiếc thẻ hấp dẫn nhất nhì về ưu đãi cho lĩnh vực ẩm thực, với chính sách hoàn tiền tới 10%, tối đa 12.000.000 đồng/năm, cho các giao dịch liên quan tới ẩm thực. 

Thêm vào đó, từ nay tới ngày 31/12, TPBank JCB Cashback "chiêu đãi" chủ thẻ với loạt ưu đãi giảm tới 1.000.000 đồng tại 21 nhà hàng Nhật danh tiếng trên cả nước như: Nhan Sushi Ha Noi, Ganeya, Azabu,... Chưa hết, các tín đồ ẩm thực còn được giảm ngay 200.000 đồng khi thanh toán thẻ TPBank JCB Cashback tại chuỗi thương hiệu lẩu - nướng thuộc tập đoàn Golden Gate gồm: iSushi, GoGi, Ashima, Manwah.

 “Nhờ thẻ TPBank JCB Cashback, tôi biết được thêm nhiều nhà hàng Nhật chuẩn vị rất ngon mà lại được ưu đãi hấp dẫn. Thậm chí, khi gọi đồ ăn trên Shopee Food và thanh toán bằng thẻ này, tôi cũng được cấp mã giảm 20.000 đồng. Như vậy không phải là quá hời sao!”, Nhi nói thêm.

Bộ đặc quyền hạng Platinum và các tính năng hấp dẫn 

Không chỉ hấp dẫn những người trẻ như Nhi, thẻ tín dụng TPBank JCB Cashback còn “chiều lòng” được cả những khách hàng chi tiêu khó tính, điển hình như chị Thu Cúc (35 tuổi, Hà Nội).

Là người kiểm soát chi tiêu trong gia đình, chị Cúc chia sẻ bất cứ đâu có thể sử dụng thẻ tín dụng, chị đều chọn quẹt thẻ như một thói quen. Chị tâm sự: “Tôi thấy tiện nhất mỗi khi thanh toán là có thể quẹt thẻ rất nhanh thay vì dùng tiền mặt, không lo thừa hay thiếu tiền trả lại. Đặc biệt khi mua đồ dùng giá trị lớn trong nhà từ 3 triệu đồng trở lên, thẻ TPBank JCB Cashback có tính năng trả góp lãi suất 0%, rất tiện lợi cho việc kiểm soát chi tiêu. Ngoài ra, thi thoảng khi mua sắm tại UNIQLO từ 2.000.000 đồng bằng thẻ này, tôi còn được hoàn 300.000 đồng”.

The TPBank JCB Cashback duoc san don nho bo dac quyen Platinum hap dan
 
TPBank JCB Cashback còn thu hút chị Cúc bởi chính sách hoàn phí thường niên/phí quản lý hạn mức thẻ mà theo chị là “khá dễ đáp ứng”. Cụ thể, trong vòng 45 ngày kể từ khi thẻ được kích hoạt, khi chi tiêu tối thiểu 1.500.000 đồng, khách hàng sẽ được hoàn phí thường niên/phí quản lý hạn mức thẻ năm đầu tiên. Trong các năm tiếp theo, khi chi tiêu đạt đủ điều kiện, chủ thẻ sẽ tiếp tục được hoàn lại khoản phí này.

Cũng là một trong những người đầu tiên sở hữu thẻ cao cấp TPBank JCB Cashback, tuy nhiên khác với Nhi hay chị Cúc, anh Đức Thành (33 tuổi, TP.HCM) đặc biệt hài lòng với bộ sưu tập đặc quyền Platinum của thẻ bao gồm: Đặc quyền nghỉ dưỡng - miễn phí 01 đêm tại 15 khách sạn và resort 5 sao trên toàn quốc; Đặc quyền sân golf - ưu đãi tới 1.000.000 đồng phí dịch vụ tại 20 sân golf lớn ở Việt Nam; Đặc quyền sử dụng phòng chờ sân bay hạng thương gia - miễn phí sử dụng 5 phòng chờ tại sân bay: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc.

The TPBank JCB Cashback duoc san don nho bo dac quyen Platinum hap dan-Hinh-2
 
Anh chia sẻ: “Cá nhân tôi thấy loạt ưu đãi đặc quyền Platinum của TPBank JCB Cashback rất đáng tiền. Sau hai tháng sử dụng, tôi vô cùng hài lòng với những lợi ích mà chiếc thẻ đem lại”. 

Bên cạnh đó, vì hạn mức thẻ TPBank JCB Cashback tối đa lên đến 1 tỉ đồng, nên anh Thành rất chú trọng đến tính bảo mật. Đây là một trong những lý do anh chọn TPBank JCB Cashback. Bởi chiếc thẻ này được áp dụng công nghệ tiên tiến như 3D Secure - sử dụng mã bảo mật Smart OTP (eToken+) và SMS OTP để xác thực giao dịch, giúp khách hàng giao dịch trực tuyến an toàn mà không lo việc bị lộ thông tin thẻ.

Đại diện ngân hàng cho biết thêm: “Thẻ TPBank JCB Cashback được ra mắt xuất phát từ khảo sát của chúng tôi về nhu cầu thực tế của khách hàng. Vì vậy, sản phẩm thẻ tín dụng cao cấp này hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết từ công nghệ bảo mật, đến tính năng thanh toán tiện lợi và thiết thực trên đa lĩnh vực, đáp ứng được mọi nhu cầu chi tiêu, hưởng thụ và trải nghiệm cho mọi khách hàng, kể cả những người khó tính nhất. TPBank JCB Cashback là sản phẩm thẻ nhận được sự yêu thích từ đông đảo khách hàng ngay từ ngày đầu ra mắt. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng doanh số giao dịch thẻ TPBank JCB ghi nhận mức tăng trưởng tới 177%. Dự kiến trong năm nay với sự ra mắt của TPBank JCB Cashback, con số này sẽ tiếp tục đạt được mốc son mới”.

The TPBank JCB Cashback duoc san don nho bo dac quyen Platinum hap dan-Hinh-3
 
Không chỉ nhận được sự yêu thích từ phía khách hàng, TPBank còn liên tục được tổ chức thẻ JCB công nhận với những nỗ lực sáng tạo không ngừng trong suốt nhiều năm qua. Mới đây nhất, TPBank được JCB xướng tên tại 3 hạng mục quan trọng gồm: Ngân hàng dẫn đầu về Phát hành thẻ mới 2023; Ngân hàng dẫn đầu về Tăng trưởng Thẻ tích lũy kích hoạt 2023; Ngân hàng dẫn đầu về Tốc độ tăng trưởng Doanh số giao dịch thẻ 2023. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, TPBank vinh dự được góp mặt trong lễ trao giải thưởng thường niên của JCB nhằm tôn vinh các đối tác chiến lược uy tín tại thị trường Việt Nam.

FPT Capital đã thoái hết vốn tại TPBank

FPT Capital đã thoái hết vốn tại TPBank thông qua việc bán hơn 780.000 cổ phiếu còn lại trong tháng 2.

FPT Capital đã thoái hết vốn tại TPBank

CTCP Quản lý Quỹ Đầu tư FPT (FPT Capital) thông báo đã bán 783.322 cổ phiếu TPB của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), tương đương 0,049% vốn ngân hàng. 

Soi tình hình nợ xấu của TPBank, OCB, ACB, BIDV

Tới nay nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh trong quý I/2023. Dù lợi nhuận vẫn ghi nhận kết quả tăng trưởng, tuy nhiên khoản nợ xấu của nhiều nhà băng đang có dấu hiệu “phình to”.

Soi tình hình nợ xấu của TPBank, OCB, ACB, BIDV

Theo Báo cáo tài chính Quý I/2023 Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt đạt 1.765 tỷ đồng và 1.413 tỷ đồng, tăng 8,7% so với quý I/2022. Tuy nhiên, nợ xấu nội bảng tăng mạnh đến 84% chỉ trong 3 tháng đầu năm lên mức 2.497 tỷ đồng.

Trong đó, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng hơn 3,1 lần lên mức 1.199 tỷ đồng; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng gấp rưỡi lên 764 tỷ đồng; nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng nhẹ 5,5% lên hơn 533 tỷ đồng.

TPBank: Lãi quý 2 sụt giảm 25%, nợ xấu gấp 2,8 lần

TPBank ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 2 và 6 tháng đều suy giảm trong khi nợ xấu nhảy vọt gấp 2,8 lần đầu kỳ.

TPBank: Lãi quý 2 sụt giảm 25%, nợ xấu gấp 2,8 lần
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, HoSE: TPB) công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 với nguồn thu chính là thu nhập lãi thuần sụt giảm 10% so cùng kỳ, về mức 2.729 tỷ đồng.
Các nguồn thu ngoài lãi ghi nhận sự tăng giảm không đồng nhất, trong đó chỉ mỗi lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng khá 18% lên 803 tỷ đồng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.