Hóa thân trong… đạn đại bác
Trong đêm tối, 8 nghệ sĩ Nhật Bản vừa gõ trống dồn dập vừa nhảy múa theo một biên đạo hoàn hảo. Tuy nhiên, chính trong buổi tối ngày 20/8/2005 đó, hơn 200 khách tham dự lại không chú ý mấy đến sân khấu mà chăm chăm nhìn lên một vật đặt trên một cái cột cao 50 mét.
Đó là một bàn tay khổng lồ nắm một cành xương rồng Peyote, một loài xương rồng có tác dụng gây ảo giác. Đó được coi là "thương hiệu" cá nhân của Hunter S. Thompson, một nhân vật đình đám trong làng văn, làng báo nước Mỹ.
Đột nhiên, pháo thăng thiên phóng lên tạo thành một vòng tròn quanh nắm đấm. Các nghệ sĩ đánh trống dồn dập hơn chuẩn bị cho cao trào. Bản thân nắm đấm cũng bắt đầu phát nổ tứ tung. Pháo hoa làm bầu trời đêm sáng bừng lên. Đột nhiên, tiếng trồng ngừng bặt, thay thế vào đó là giọng hát êm ái của Bob Dylan: 'Tôi sẵn sàng hóa thân đi khắp mọi nơi".
Nhân vật đã hóa thân cũng chính là "đạo diễn" chuẩn bị chi tiết cho buổi lễ kỳ lạ này. Trước đó 6 tháng, Hunter S. Thompson ở tuổi 67 đã tự kết liễu cuộc đời mình. Theo kế hoạch của ông ta, đêm 20/8/2005, tro hài cốt của ông ta được trộn vào thuốc súng và được một khẩu đại bác lắp trong quả đấm bắn lên không trung trong tiếng hò reo của hàng trăm bạn bè, người quen và trong ánh sáng muôn màu của pháo hoa.
Trong số các vị khách dự lễ mai táng kỳ lạ này, có cả John Kerry, hồi đó là ứng cử viên Tổng thống Mỹ và hiện là bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ngôi sao Hollywood.
Sau lễ mai táng, khách khứa được uống thả phanh, như mong muốn của người quá cố. Lễ mai táng kỳ quặc này đã ngốn hết hơn 2 triệu đô la. Hunter S. Thompson không phải là trường hợp ngoại lệ. Nhiều nhân vật nổi tiếng khác cũng trải qua những "số phận" rất khác thường sau khi họ chết.
Mai táng trên …vũ trụ
Timothy Leary sống cùng thời với Thompson. Sau khi chết, ông này còn bay cao hơn Thompson nhiều. "Ông hoàng ma túy" này chết năm 1996 vì ung thư. Ý nguyện của Leary là được mai táng… trên vũ trụ.
Vài tháng sau khi Leary chết, một chiếc tên lửa đẩy loại Pegasus đã mang theo…7 gam tro hài cốt của Leary lên các vì sao. Đây là vụ mai táng trên vũ trụ đầu tiên trong lịch sử thế giới.
Tro hài cốt trong… tủ tài liệu
Nữ nhà văn và nhà phê bình văn học Dorothy Parker nổi tiếng là "người có miệng lưỡi sắc bén". Lúc còn sống, bà đã công kích nhiều bạn bè bằng những lời lẽ cay độc. Có lẽ chính vì thế nên khi Parker chết năm 1967, không ai đứng ra lo chôn cất cho bà cả.
Nhà phê bình văn học Dorothy Parker |
Luật sư riêng của Parker đã phải bảo quản tro hài cốt của bà ta 15 năm trong… tủ tài liệu. Mãi đến năm 1988, lễ mai táng mới được một tổ chức từ thiện tiến hành.
Xác ướp lưu vong
Ở Argentina, Eva Perón thường gọi là Evita, được yêu quý hơn nhiều so với chồng bà là Tổng thống Juan Perón. Khi bà chết năm 1952 ở tuổi 33, chồng bà đã cho ướp xác để "trưng bày" và qua đó tiếp tục hưởng lợi từ sự nổi tiếng của người đàn bà này.
Tuy nhiên, kế hoạch trục lợi này đã không thành công, vì ít lâu sau ông ta bị phe quân sự đảo chính. Perón phải ra nước ngoài sống lưu vong, xác ướp của bà vợ phải ở lại Argentina. Nhà cầm quyền mới đã cho chuyên trở xác Evita đến Italia và được mai táng ở đó dưới một cái tên giả.
Mãi đến năm 1971, người ta mới tìm thấy xác bà và 1 năm sau, Evita được hồi hương và chôn cất tại quê nhà.
"Của quý" của Hoàng đế đi
Hoàng đế Napoleon trút hơi thở cuối cùng trên hòn đảo xanh Helena tít ngoài Đại Tây Dương. Người ta kể lại rằng, sau khi Napoleon chết năm 1821, tay bác sĩ riêng của ông ta đã trả thù, do thường xuyên bị vị cựu hoàng này chửi bới.
Napoleon không được mang theo “của quý” xuống mồ? |
Ông này đã thiến phăng "của quý" của Napoleon! Sau này, vị cha cố riêng của Napoleon đã phải gói ghém cái phần nam tính ấy cùng với những đồ vật cá nhân còn lại của Napoleon đem về châu Âu.
Sau khi ông thầy tu qua đời, "cậu nhỏ" của Napoleon qua tay nhiều người và năm 1927 được trưng bày trong một cuộc triển lãm ở New York và hiện nay, thuộc quyền sở hữu của một nhà tiết niệu học người Mỹ.