Thế giới đón năm mới trong không khí ảm đạm vì biến chủng Omicron
Biến chủng Omicron khiến các châu lục chuẩn bị đón năm mới 2022 với tâm thế lo ngại, nhiều nước phải hủy bỏ các sự kiện chào mừng.
Thảo Nguyên
Nhiều quốc gia trên thế giới sẽ đón năm mới trong không khí ảm đạm do các chính phủ quyết định ngừng hoặc giới hạn người tham dự các lễ hội đón chào năm mới để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ mắc Covid-19 đã tăng lên 11% trên toàn cầu trong tuần qua và các ca nhiễm biến chủng Omicron chiếm đa số tại nhiều quốc gia.
Tại Anh, màn trình diễn pháo hoa nổi tiếng tại thủ đô London đã buộc phải hủy bỏ năm thứ hai liên tiếp do nỗi lo biến chủng Omicron lây lan mạnh. Ban đầu, chính quyền thành phố dự định thay thế bắn pháo hoa bằng một buổi lễ chào mừng tại Quảng trường Trafalgar với sự tham gia của các nhạc công, ca sĩ nổi tiếng. Tuy nhiên, sự kiện này cũng đã phải dừng lại.
Còn ở Pháp, chính quyền đã thông báo hủy bỏ màn bắn pháo hoa truyền thống trên đại lộ Champs-Elysées để chào đón năm mới vì sự gia tăng các ca nhiễm biến chủng Omicron. Thủ tướng Jean Castex cho biết, các lễ hội ngoài trời cũng bị cấm, đồng thời khuyến cáo những người đã tiêm vắc xin nên tự xét nghiệm nhanh Covid-19 trước khi tham gia vào các bữa tiệc cuối năm cùng người thân, bạn bè.
Tương tự, biến chủng Omicron cũng khiến nhiều thành phố ở Mỹ phải hủy bỏ các lễ hội chào đón năm mới. Los Angeles - thành phố lớn thứ hai của Mỹ, đã hủy bỏ tổ chức tiệc đón Giao thừa trước một tuần.
Thị trưởng Bill de Blasio của thành phố New York đã tuyên bố giảm số lượng khách được có mặt trong lễ kỷ niệm tại Quảng trường Thời đại xuống còn tối đa 15.000 người, chỉ gần 1/4 mức thông thường.
Tại thành phố New York, số bệnh nhân Covid-19 tăng vọt khiến các buổi biểu diễn ở Broadway bị hủy bỏ. Nhiều trung tâm xét nghiệm mọc lên với hàng dài người xếp hàng chờ đợi.
Quảng trường Thời đại ở New York đã chuẩn bị sự kiện chào đón năm mới nhưng sẽ hạn chế người tham dự còn 1/4 mức thông thường.
Rome và Venice là 2 trong số nhiều thành phố ở Italia từ bỏ việc tổ chức đón giao thừa.
Lễ đón mừng đêm giao thừa ở Cổng Brandenburg, Berlin (Đức) vẫn sẽ diễn ra nhưng được đổi sang phát trực tiếp.
Nhà chức trách Morroco đã cấm tổ chức lễ đón giao thừa trên toàn quốc, kể cả thành phố đông dân nhất là Casablanca.
Cảnh sát quốc gia Uganda ra lệnh cấm bắn pháo hoa đêm giao thừa, kể cả ở thủ đô Kampala.
Cho đến nay, gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ghi nhận các ca nhiễm biến chủng Omicron, trong đó có gần 40 quốc gia châu Âu và 22 quốc gia châu Phi. Trong tuần qua, toàn thế giới ghi nhận hơn 5 triệu ca mắc mới Covid-19. Ngày 29/12 vừa qua, WHO đã cảnh báo nguy cơ một "cơn sóng thần" Covid-19 khi các ca nhiễm biến chủng Omicron đang làm quá tải hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Mỹ, Anh, Pháp, Đan Mạch...
Mời độc giả xem video Các sao Việt rộn ràng gửi lời chúc mừng năm mới tới khản giả VTV. Nguồn: VTV24.
Ảnh: Nước Nga trang hoàng lộng lẫy đón năm mới 2021
(Kiến Thức) - Thủ đô Moscow và nhiều thành phố của nước Nga được trang hoàng lộng lẫy đón năm mới 2021.
Nhiều thành phố của nước Nga, trong đó có thủ đô Moscow, đã trang hoàng rực rỡ đón năm mới 2021. Ảnh chụp tại Quảng trường Manezhnaya trước Bảo tàng Lịch sử ở thủ đô Moscow. (Nguồn ảnh: RBTH)
Moscow năm nay không có các lễ hội năm mới hay các sự kiện văn hóa đại chúng, nhưng hơn 1.000 cây thông và khoảng 4.000 công trình chiếu sáng được trang hoàng lộng lẫy trên các tuyến phố trung tâm. Ảnh chụp khung cảnh phía trước nhà hát Bolshoi.
Cửa hàng bách hóa GUM được trang hoàng lung linh đón năm mới.
Đại tiệc pháo hoa tại những quốc gia đầu tiên đón năm mới 2021
(Kiến Thức) - New Zealand và Australia…nằm trong số những quốc gia đầu tiên trên thế giới chính thức "chia tay" năm cũ 2020 và đón chào năm mới 2021 bằng những màn pháo hoa hoành tráng.
Người dân tại New Zealand và Australia,... đã được chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ 2020 và năm mới 2021 bằng những màn bắn pháo hoa rực rỡ trên bầu trời. Ảnh: Màn bắn pháo hoa hoành tráng tại cầu cảng Sydney, Australia. Ảnh: AP.
New Zealand đánh dấu thời khắc chuyển giao sang năm mới bằng màn bắn pháo hoa ở Cầu cảng Auckland và Tháp Sky vào đúng 0h ngày 1/1/2021. Ảnh: AP.
Màn bắn pháo hoa từ đỉnh Tháp Sky trong đêm Giao thừa. Ảnh: AP.
Được biết, màn bắn pháo hoa và trình diễn ánh sáng tại Cầu cảng Auckland và Tháp Sky kéo dài trong 5 phút. Ảnh: AP.
Sự kiện bắn pháo hoa thu hút đông đảo người dân New Zealand theo dõi. Ảnh: Metro.
Sau màn trình diễn pháo hoa, các sự kiện ăn mừng cũng đã được lên kế hoạch tại thành phố Auckland. Đông đảo người dân đã đổ ra đường phố đón năm mới 2021 Ảnh: Getty.
Màn trình diễn pháo hoa ở Sydney (Australia) vẫn diễn ra, nhưng đám đông bị cấm tụ tập xem màn trình diễn tại bến cảng nổi tiếng. Ảnh: Một thông điệp được chiếu trên cột tháp kêu gọi mọi người giữ an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn hoành hành trên thế giới. Ảnh: PA.
Người dân chụp ảnh "tự sướng" tại Melbourne, Australia, trong đêm giao thừa. Ảnh: Getty.
Pháo hoa rực sáng trên bầu trời Sydney đón năm mới 2021. Ảnh: 9News.com.
Khoảnh khắc chào năm mới vô cùng ấn tượng tại Sydney. Ảnh: 9News.com.
Australia đã đón năm mới 2021 bằng màn trình diễn pháo hoa ấn tượng. Ảnh: 9News.com.
Khu vực Cầu cảng Sydney trong đêm giao thừa. Ảnh: 9News.com.
Mời độc giả xem video: Màn bắn pháo hoa mừng năm mới 2021 ở Australia (Nguồn video: Youtube/ABC)
Ngỡ ngàng khoảnh khắc đón năm mới 2021 trái ngược trên thế giới
(Kiến Thức) - Trong khi nhiều nơi trên thế giới chào mừng năm mới 2021 bằng những màn pháo hoa rực rỡ và các hoạt động khác, không khí đón giao thừa lại khá yên ắng tại một số khu vực do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Để chào đón năm mới 2021, nhiều nơi trên thế giới đã tổ chức màn bắn pháo hoa ấn tượng và nhiều hoạt động khác. Trong đó, người dân ở thành phố Vladivostok thuộc vùng Viễn Đông Nga đón năm mới bằng màn trình diễn pháo hoa rực rỡ. Ảnh: TASS.
Đông đảo người dân theo dõi màn bắn pháo hoa ở trung tâm Vladivostok trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ảnh: Reuters.
Tại New Zealand, một trong những quốc gia đầu tiên đón năm mới, màn bắn pháo hoa và trình diễn ánh sáng kéo dài 5 phút đã diễn ra tại Cầu cảng Auckland và Tháp Sky vào đúng khoảnh khắc giao thừa. Ảnh: AP.
Tại Australia, thành phố Sydney chỉ tổ chức bắn pháo hoa và người dân không được phép tụ tập đông người để đề phòng lây nhiễm COVID-19. Ảnh: AP.
Hàng nghìn người dân Triều Tiên đã đổ về khu vực quảng trường Kim Nhật Thành để xem lễ thượng cờ và bắn pháo hoa chào đón năm mới 2021. Tất cả đều nghiêm túc đeo khẩu trang, hân hoan trong bầu không khí lễ hội. Ảnh chụp màn hình.
Ngoài ra, người dân Triều Tiên cũng được thưởng thức các màn biểu diễn văn nghệ mừng đất nước và xuân mới. Ảnh: Reuters.
Màn bắn pháo hoa mừng năm mới ở thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh: Reuters.
Người dân ở Vũ Hán, nơi từng là "tâm dịch" COVID-19 ở Trung Quốc, tập trung đón năm mới 2021. Trong khoảnh khắc giao thừa, họ đồng loạt thả bóng bay lên trời. Có thể thấy, cuộc sống ở Vũ Hán gần như đã trở lại bình thường.
Lễ hội ánh sáng, thay vì bắn pháo hoa, mừng năm mới ở Vũ Hán. Ảnh: Reuters.
Người dân tại thành phố Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) theo dõi pháo hoa bắn ra từ tòa nhà Taipei 101 trong đêm giao thừa. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, không khí đón giao thừa tại một số nơi yên ắng hơn do dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Quảng trường vắng bóng người ở thủ đô Jakarta, Indonesia, trong đêm giao thừa. Ảnh: Reuters.
Một con đường vắng bóng người qua lại ở Seoul (Hàn Quốc) trong đêm giao thừa. Ảnh: Reuters.
Người dân Hàn Quốc đón chào năm mới 2021 trên núi Namsan, Seoul. Ảnh: Reuters.
Lễ đánh chuông chào năm mới tại chùa Sensoji, Nhật Bản. Được biết, các hoạt động và lễ hội mừng năm mới tại Nhật Bản vào đầu năm 2021 sẽ bị hạn chế do đại dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang đi lễ đền Senso-ji ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Người dân Singapore theo dõi màn trình diễn ánh sáng tại Vịnh Marina đêm giao thừa. Singapore đã hủy bỏ bắn pháo hoa do đại dịch COVID-19. Ảnh: Reuters.
(Kiến Thức) - Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đập này có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).
(Kiến Thức) - Trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây, đồn đoán rằng con đập này đang bị biến dạng lại khiến nhiều người lo lắng.
Hàng nghìn bình đựng tro cốt được chuyển tới các nhà tang lễ Vũ Hán và hàng dài người xếp hàng nhận tro cốt người thân làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của số ca tử vong vì Covid-19 tại Trung Quốc, một tờ báo Anh đăng tải.
Số người tử vong trong vụ cháy rừng ở Los Angeles (Mỹ) đã tăng lên 24 giữa lúc điều kiện thời tiết khắc nghiệt khiến đám cháy dữ dội hơn trong ít nhất 3 ngày nữa.
Một người đàn ông mặc đồ lính cứu hỏa đã bị bắt quả tang đang đột nhập vào một ngôi nhà ở khu vực Malibu, Los Angeles (Mỹ), nơi cháy rừng đang hoành hành.
Nhiếp ảnh gia người Nga Natalia Ivanova đã ghi lại hình ảnh của những người phụ nữ ở nhiều khu vực trên thế giới để chứng minh rằng vẻ đẹp luôn hiện diện khắp mọi nơi.
Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Một nhân viên khách sạn người Tây Ban Nha đang phải đối mặt với án tù sau khi bị cáo buộc đổ thuốc tẩy vào đồ ăn bữa tối tự chọn của khách sạn để trả thù vì bị mất việc.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.