Thế giới đối phó ra sao với nạn gian lận thi cử?

(Kiến Thức) - Gian lận thi cử để có điểm cao là vấn đế nhức nhối dư luận không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, giới chức nhiều nước đã có những cách xử lý nhằm chấn chỉnh thực trạng này.

Những ngày qua, dư luận xôn xao khi danh sách các thí sinh gian lận điểm ở Sơn La được công bố. Những thí sinh được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 trở thành các thủ khoa, á khoa của các trường ĐH, học viện lớn trên cả nước. Đặc biệt, các thí sinh ấy gian lận thi cử để có điểm thi cao chủ yếu là con của các quan chức, cán bộ tỉnh Sơn La. Ngay sau khi nhận được danh sách thí sinh có bài thi gian lận, các trường đại học đã tiến hành xử lý theo quy định.
Không chỉ ở Việt Nam, gian lận thi cử với nhiều thủ đoạn tinh vi còn diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Khi xảy ra những vụ việc này, giới chức trách đã vào cuộc điều tra và xử lý những người có liên quan.
The gioi doi pho ra sao voi nan gian lan thi cu?
Tan Jia Yan bị kết án 3 năm tù vì giúp thi sinh gian lận trong kỳ thi ở Singapore.
Tiêu biểu là vụ gian lận thi cử mới đây nhất bị giới chức Singapore xử lý. Cụ thể, năm 2016, giáo viên Tan Jia Yan, 33 tuổi, bị phát giác giúp thí sinh gian lận trong kỳ thi O-level môn Tiếng Anh, Toán và Khoa học (Vật lý, Hóa học) bằng thiết bị tinh vi.
Trong kỳ thi trên, Tan Jia Yan tham dự kỳ thi với tư cách thí sinh tự do, tuồn đề thi ra ngoài bằng cách dán sẵn điện thoại có camera vào ngực mình, dưới các lớp áo và sử dụng FaceTime. Kế đến, đồng phạm giải đề và Tan Jia Yan đọc đáp án cho 6 thí sinh quốc tịch Trung Quốc chép lại thông qua tai nghe Bluetooth siêu nhỏ trùng với màu da.
Sau một thời gian điều tra và xét xử, ngày 15/4 vừa qua, thẩm phán ở tòa án địa phương Kenneth Yap tuyên án các tội phạm đã phá vỡ quy tắc và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đánh giá năng lực thí sinh. Theo đó, Tan Jia Yan bị kết án 3 năm tù.

Video: Lãnh đạo, quan chức có con gian lận thi ở Sơn La sẽ bị xử lý thế nào? (nguồn: VTC1)

Năm 2007, dư luận rúng động khi 50% sinh viên năm thứ 2 của Trường Nha khoa thuộc ĐH Indiana bị phát giác sử dụng thông tin mà các sinh viên khác có được nhờ xâm nhập vào hệ thống đề thi để vượt qua kỳ thi.
Sau khi vụ việc bị vỡ lở, 9 sinh viên có liên quan đến vụ gian lận trên bị trục xuất, 6 sinh viên bị đình chỉ và 21 sinh viên nhận thư khiển trách.
Một trường hợp khác xảy ra vào tháng 3/2003. Khi ấy, ĐH Southern ở Baton Rouge rơi vào bê bối gian lận thi cử khi giới chức trách tìm được bằng chứng cho thấy một trợ lý ở bộ phận đào tạo tại trường này tự thay đổi điểm của 541 sinh viên.
Chính vì vậy, cán bộ sai phạm trên bị sa thải. Người này cũng bị cáo buộc đã thực hiện 2.500 giao dịch bất hợp pháp khác với sinh viên.
Vụ gian lận thi cử này bị phát giác khi một cô gái tự giới thiệu mình có bằng Thạc sĩ nhưng lại không có bất cứ hồ sơ lưu trữ nào chứng minh cô từng học ngành học trên.

Ngã ngửa với luật lệ quái đản nhất quả đất

(Kiến Thức) - Cấm quên sinh nhật vợ là một trong những luật lệ kỳ lạ ở các nước trên thế giới khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên xen lẫn thích thú.

Nga ngua voi luat le quai dan nhat qua dat
Tại Samoa, chồng quên sinh nhật vợ là một điều phạm pháp. Do đó, để nhớ ngày sinh nhật vợ, một số người chồng ở Samoa đã xăm ngày sinh của vợ lên cánh tay hoặc lòng bàn tay để không quên ngày đặc biệt đó. Đây là một trong những luật lệ quái đản ở các nước trên thế giới.

Giải mật chiêu gian lận trong lịch sử bầu cử Mỹ

(Kiến Thức) - Cử tri bị bắt cóc, đánh đập, ép uống rượu hoặc thuốc... để bỏ phiếu cho người được chỉ định là những chiêu trò gian lận trong bầu cử Mỹ những năm 1880.

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 đang đến gần. Kết quả cuộc bầu cử sẽ ảnh hưởng lớn đến nước Mỹ trong 4 năm tiếp theo. Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump gần đây quan ngại kết quả bầu cử có thể bị thay đổi do xảy ra tình trạng gian lận. Mặc dù khả năng xảy ra gian lận trong bầu cử Tổng thống Mỹ là rất thấp nhưng không phải là không thể xảy ra. Vào những năm 1880, vấn nạn gian lận trong bầu cử Mỹ từng xảy ra.

Đọc nhiều nhất

Tin mới