Một số quốc gia tiêu thụ nước ngọt nhiều nhất tại châu Á đang chuẩn bị áp đặt thuế đường đối với đồ uống có ga. Phản ứng dữ dội trong ngành công nghiệp này gợi nhớ đến chiến dịch chống thuốc lá khi tất cả muốn bảo vệ sức khỏe cộng đồng bằng cách giảm số lượng người hút thuốc.
Ngành công nghiệp sản xuất nước ngọt toàn cầu trị giá 560 tỷ USD cũng đang bị tấn công trên toàn thế giới khi các bác sĩ lo ngại về tác hại của nước ngọt đối với người tiêu dùng.
Ảnh minh họa. |
Mức thuế đường mới ở Mexico đã giúp nước này cắt giảm tiêu thụ đồ uống có đường khoảng 12% và thu được khoảng 2 tỷ USD thuế. Pháp và Chile cũng đưa ra mức thuế tương tự nhằm bảo vệ người tiêu dùng.
Anh đã hủy bỏ kế hoạch giới thiệu một thuế đường lên đến 20% nhưng các công ty sẽ buộc phải giảm lượng đường trong nước ngọt. Xu hướng này đang gây bất lợi cho những tên tuổi lớn nhất trong ngành giải khát như Pepsi, Coca-Cola và các nhà sản xuất đồ uống có gas khác.
Trong khi các nhà sản xuất thuốc lá đã né cuộc tấn công này bằng việc đẩy mạnh doanh số bán hàng tại các thị trường mới nổi, thì các nhà sản xuất nước ngọt bị tấn công trên quy mô toàn cầu. Nhưng nhiều nước mới nổi cũng đã tỉnh ngộ và đang tìm cách áp đặt một số hình thức thuế đường ở Indonesia, Ấn Độ và Philippines.
Mức thuế đề xuất của Phillipines cao nhất, lên tới 10 cent trên tất cả các thức uống có đường. Theo Euromonitor, ngành công nghiệp nước giải khát của các nước đang phát triển trị giá 18 tỷ USD nhưng vẫn chỉ bằng một phần năm kích thước thị trường các nước Tây Âu..
Do đó, các nhà sản xuất đồ uống được chuẩn bị tinh thần sụt giảm lợi nhuận nếu các biện pháp đánh thuế đường trên được thông qua. Theo Financial Times, một số nhà phân tích cảnh báo rằng bất kỳ biện pháp thuế mới ở châu Á đánh lên ngành công nghiệp nước giải khát có thể để lại những hậu quả không mong muốn khác.
Coca-Cola ở Ấn Độ đã chỉ trích mức thuế đường có thể gây bất lợi cho chiến dịch "Hãy ở Ấn Độ” của Thủ tướng Narendra Modi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Cần biết, Coca-Cola trực tiếp và gián tiếp tạo ra việc làm cho khoảng 200.000 người tại Ấn Độ. Tại Indonesia, thuế đường dự kiến là đòn giáng mạnh vào ngành công nghiệp nước giải khát. Những thương hiệu mới như Peru Big Cola không có cơ hội phát triển tại đây.
Tại châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, tỷ lệ béo phì thấp hơn so với châu Âu và Mỹ nhưng sự gia tăng tỷ lệ béo phì tại đây trong thập kỷ qua là đáng báo động. Tại Ấn Độ 70 triệu người lớn mắc bệnh tiểu đường - con số cao nhất thế giới sau Trung Quốc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tiểu đường có thể buộc người dân chi tiêu 25% thu nhập của họ để chữa bệnh.
Vì vậy, với bằng chứng ngày càng tăng của các tác hại từ ngọt, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của thuế tiêu thụ đường mặc dù công nghiệp này vẫn còn non trẻ trong nhiều thị trường mới nổi ở châu Á. "Tốt nhất phải hành động trước khi tiêu thụ đường trở thành thói quen tại đấy", các chuyên gia cảnh báo.
Mời quý độc giả xem video: