The Choai Villa: Huyện bảo sai phạm cần xử lý, xã “im lặng”?

Theo UBND huyện Sóc Sơn, tổ hợp nghỉ dưỡng The Choai Villa tại xã Minh Phú có nhiều sai phạm, thậm chí từng có quyết định cưỡng chế. Thế nhưng, cho đến nay tổ hợp này vẫn tiếp khách, hoạt động bình thường.

The Choai Villa: Huyện bảo sai phạm cần xử lý, xã “im lặng”?
Liên quan đến bài báo “The Choai Villa Sóc Sơn "xẻ thịt rừng phòng hộ"... kinh doanh tấp nập?” đăng tải ngày 11/10/2022 trên Báo điện tử Tri thức và Cuộc sống, UBND huyện Sóc Sơn đã có công văn 2670/UBND-TTXD ngày 17/11/2022, xác nhận một số nội dung bao gồm:
Thứ nhất, công trình xây dựng (tổ hợp The Choai Villa) là của ông Phạm Đức T., thường trú tại phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội.
Thứ hai, hành vi vi phạm của ông Phạm Đức T. đầu tư xây dựng các hạng mục công trình trên đất lâm nghiệp tại thôn Lâm Trường xã Minh Phú đã được UBND xã Minh Phú kiểm tra, thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm, đã ban hành Quyết định cưỡng chế theo quy định; UBND huyện nhiều lần chỉ đạo UBND xã Minh Phú xử lý dứt điểm các vi phạm trên địa bàn. Tuy nhiên đến nay, UBND xã Minh Phú chưa tổ chức xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
The Choai Villa: Huyen bao sai pham can xu ly, xa “im lang”?
Công văn của UBND huyện Sóc Sơn xác nhận vi phạm của The Choai Villa tại thôn Lâm Trường, xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn. 
Như vậy, vi phạm của các công trình thuộc tổ hợp nghỉ dưỡng The Choai Villa là có thật, thậm chí huyện đã có quyết định cưỡng chế xử lý. Thế nhưng, vì lý do nào đó mà UBND xã Minh Phú - đứng đầu là Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Hân lại không tiến hành xử lý.
Tại thời điểm phóng viên tìm hiểu về việc hoạt động của The Choai Villa trong khu vực rừng phòng hộ, muốn gặp đơn vị chủ quản để xác nhận hoạt động của tổ hợp nghỉ dưỡng này có đúng các quy định hiện hành không, người cầm số hotline của The Choai Villa chỉ trả lời ngắn gọn:
Muốn biết sai hay không thì hỏi xã (UBND xã Minh Phú - Phóng viên) nhé”.
UBND xã Minh Phú có liên quan gì tới hoạt động của Theo Choai Villa vẫn là câu hỏi chưa có lời giải. Liệu việc chậm trễ không xử lý vi phạm tại The Choai Villa có liên quan đến câu nói trên?
Liên quan đến loạt vi phạm trong khu vực rừng phòng hộ thôn Lâm Trường, xã Minh Phú nói chung và vi phạm của The Choai Villa nói riêng, PV đã nhiều lần liên hệ Chủ tịch xã Nguyễn Văn Hân, nhưng chưa có được câu trả lời cụ thể.
UBND xã Minh Phú liệu có nghiêm túc xử lý những vi phạm tại địa bàn mình quản lý? Ngoài The Choai Villa, liệu có còn bao nhiêu khu nghỉ dưỡng đã và đang xẻ thịt rừng phòng hộ của thôn Lâm Trường để kinh doanh?
Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ tiếp tục thông tin./.
Hành vi xây dựng công trình trái phép trên đất rừng quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể:

“Điều 14. Lấn, chiếm đất


3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

..

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;


d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này”.

Resort Nam Phương lấn chiếm vườn Quốc gia Phú Quốc: Hợp thức hóa sai phạm?

Chặt phá, lấn chiếm rừng, băm bờ biển không chỉ dồn đẩy Phú Quốc đến nguy cơ mất đi sinh cảnh, môi trường đa dạng sinh học mà điều khiến nhiều người lo hơn là hành vi này đang dần được hợp thức hóa...

Resort Nam Phương lấn chiếm vườn Quốc gia Phú Quốc: Hợp thức hóa sai phạm?
Đất rừng thành khu du lịch sinh thái

Hà Nội: “Mục sở thị” nhà máy điện rác 7.000 tỷ ở Sóc Sơn

Nhà máy điện rác 7.000 tỷ đồng ở Sóc Sơn (Hà Nội) đã chính thức hòa lưới điện quốc gia, vận hành giai đoạn 1.

Hà Nội: “Mục sở thị” nhà máy điện rác 7.000 tỷ ở Sóc Sơn
Ha Noi: “Muc so thi” nha may dien rac 7.000 ty o Soc Son
 Sau nhiều lần lỗi hẹn, nhà máy điện rác Thiên Ý tại khu liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn) do Công ty CP môi trường năng lượng Thiên Ý làm chủ đầu tư đã chính thức hòa lưới điện quốc gia để vận hành với công suất phát điện đốt rác là 15 MW ở giai đoạn 1 vào ngày 25/7/2022.

Sóc Sơn: Loạt villas, homestay phá rừng phòng hộ... Cơ quan địa phương từ chối làm việc?

Dù ngay gần trụ sở Bản Quản lý rừng phòng hộ đặc dụng Hà Nội, vì lẽ nào đó mà rừng phòng hộ tại thôn Lâm Trường (Sóc Sơn) đã bị vô số tổ chức, cá nhân lấn chiếm để kinh doanh?

Sóc Sơn: Loạt villas, homestay phá rừng phòng hộ... Cơ quan địa phương từ chối làm việc?
Điểm nóng về xâm hại tài nguyên rừng
Rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng chủ yếu bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, hạn chế xâm nhập mặn, chắn cát, chống nạn cát bay, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.