Thẻ bài may mắn và nước mắt ai oán chốn hậu cung Trung Hoa

Hậu cung bạt ngàn phi tần, mỹ nữ. Việc chọn người để ân sủng khiến Hoàng đế Trung Hoa nhiều phen đau đầu. Bởi thế, họ nghĩ ra những cách chọn lựa vô cùng độc đáo, quái gở, có một không hai…

Thẻ bài may mắn và nước mắt ai oán chốn hậu cung Trung Hoa

Phương pháp chị em tiến cử nhau

Cuộc chiến tranh sủng trong hậu cung khốc liệt là vậy, song cũng có lúc phi tần tiến cử lẫn nhau. Trong lịch sử hậu cung Trung Quốc, trường hợp sử dụng phương pháp “chị em tiến cử lẫn nhau” này chính là mẹ ruột của Tống Cao Tông Triệu Cấu – Vĩ thị.

Vào năm 18 tuổi, Vĩ thị được tuyển vào Đoan Vương Phủ, trở thành một thị nữ của Trịnh Vương Phi, sủng phi của Đoan Vương Triệu Cát (người sau này trở thành hoàng đế Tống Huy Tông). Tuy nhiên, Vĩ thị thân hình cao lớn, da lại vàng nên không hấp dẫn được Triệu Cát. Không lâu sau, Vĩ thị làm quen với một cung nữ cùng hầu hạ Trịnh Vương Phi là Kiều thị. Khác với Vĩ thị, Kiều thị tuy cũng là người hầu nhưng lại rất xinh đẹp, dáng nhỏ nhắn, mảnh mai, da dẻ trắng trẻo, mịn màng. Tuy nhiên, trong chốn hậu cung bạt ngàn mỹ nữ, một người như Kiều mị cũng chẳng có số phận tốt hơn Vĩ thị là bao nhiêu.

Hai người cùng cảnh ngộ nên rất thông cảm cho nhau, kết thành chị em và ước hẹn với nhau rằng: “Người nào được phú quý trước sẽ không quên người kia”. Sau này, Đoan Vương trở thành Tống Huy Tông, Kiều thị sau nhiều năm chờ đợi cuối cùng cũng được Huy Tông sủng hạnh, trở thành quý phi. Nhớ lời ước hẹn năm xưa, Kiều thị tiến cử Vĩ thị với Huy Tông. Tuy nhiên, Huy Tông nhìn người phụ nữ tướng mạo bình thường, không xấu nhưng cũng chẳng lấy gì làm đẹp đẽ thì chẳng có chút hứng thú nào. Cho tới tiết trung thu năm đó, Huy Tông uống rượu quá chén, bị say, loạng choạng đi tới cung của Kiều Quý phi với “dự định” sẽ sủng hạnh Kiều mỹ nhân. Kiều thị nhân cơ hội Huy Tông say không biết trời đất gì nữa đã để cho Vĩ thị thay mình nhận sự sủng hạnh của Huy Tông. Đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Vĩ thị được Huy Tông sủng hạnh.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.

Có thể nói, nếu như không có sự “tiến cử” của Kiều thị, Vĩ thị không bao giờ có thể được Tống Huy Tông sủng hạnh và cũng không thể nào sinh được Khang Vương Triệu Cấu (người sau này trở thành vua Tống Cao Tông của triều Nam Tống). Tuy nhiên, nhiều người nói rằng, thực tế, Triệu Cấu không phải là con của Huy Tông. Lần sủng hạnh khi say rượu của Huy Tông với Vĩ thị không giúp Vĩ thị có con. Chỉ sau này, khi Vĩ thị theo Huy Tông bị quân Kim bắt về phương Bắc sau sự kiện Tĩnh Khang (1127), Vĩ thị bị người Kim làm nhục thì mới sinh ra Triệu Cấu. Dẫu sao, đây cũng là sự may mắn, bởi lẽ, nếu như Triệu Cấu không chào đời thì nhà Tống không thể kéo dài thêm dăm chục năm nữa.

Hoàng đế nhầm lẫn

Nhiều thời điểm, các bậc đế vương cũng hồ đồ, cộng thêm sự phóng túng của các sủng phi dẫn đến những màn “sủng hạnh nhầm” lẫn. Câu chuyện Tống Huy Tông sủng hạnh Vĩ thị có thể nói là nhờ có sự giúp đỡ của Kiều thị nhân cơ hội Tống Huy Tông say rượu song cũng có thể tính là một vụ “nhầm lẫn” của Tống Huy Tông.

Tuy nhiên, trước Tống Huy Tông vài trăm năm, Hán Cảnh Đế cũng đã bị sủng hạnh nhầm như vậy. Sử chép, một đêm, Hán Cảnh Đế muốn sủng hạnh Trình Cơ, nhưng không may hôm đó Trình Cơ lại đang đến tháng, không muốn hầu hạ Cảnh Đế. Vì thế, Trình Cơ đã để cho người hầu của mình là Đường Nhi trang điểm rồi mặc quần áo của mình tới gặp Cảnh Đế. Cảnh Đế khi đó đã uống rượu say mèm, chẳng còn phân biệt thật giả nữa, nghĩ rằng, Đường Nhi chính là Trình Cơ. Sau lần sủng hạnh đó, Đường Nhi có thai và không lâu sau thì sinh cho Cảnh Đế một hoàng tử.

Khúc hát ai oán

Thục Phi Trần Nhất Ninh là một trong số các sủng phi được Nguyên Thuận Đế sủng ái nhất. Tuy nhiên, sử sách chép rằng, trước khi được Thuận Đế sủng hạnh, Trình Nhất Ninh thường xuyên phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc trong hậu cung lạnh lẽo nên trong lòng rất bi phẫn. Để giải tỏa, mỗi khi đêm về khuya, không còn bóng người, Trình Nhất Ninh lại leo lên hầu, dựa vào lan can hát những khúc hát ai oán về thân phận của mình.

Sau nhiều lần như vậy, những câu hát ai oán của Trình Nhất Ninh đã đến được tai Thuận Đế. Thuận Đế nghe khúc hát của Trần Nhất Ninh thì cảm thấy vô cùng xúc động, nói với những người xung quanh: “Nghe khúc hát này khiến người ta không thể không cảm động”. Nói xong, Thuận Đế lên xe đi tới chỗ Trình Nhất Ninh để gặp mặt người hát ca khúc ai oán mà cảm động này.

Phương pháp “đèn lồng đỏ treo cao”

Hậu cung vào thời nhà Minh, mỗi khi trời tối là trước cửa cung của tất cả các phi tần đều treo 2 chiếc đèn lồng đỏ. Hoàng đế tới cung nào thì chiếc đèn lồng treo trước cửa sẽ được hạ xuống, biểu thị rằng hoàng đế đã lựa chọn nơi đây làm nơi qua đêm. Vì thế, các thái giám có nhiệm vụ tuần hành trong cung sẽ truyền lệnh cho các cung phi khác tắt đèn đi ngủ, không phải chờ đợi nữa. Lúc này, các phi tần không được sủng hạnh chỉ đành ngậm ngùi tắt ngọn đèn lồng đỏ, khấp khởi chờ tới ngày mai lại thắp đèn.

Khi hoàng đế sủng hạnh phi tần nào đó lần đầu tiên thì nơi ở của phi tần này thì sẽ được các hoạn quang trang hoàng lại từ đầu. Vị phi tần này cũng được trang điểm một cách kỹ lưỡng tương ứng. Nơi hoàng đế sủng hạnh hậu phi sẽ đốt rất nhiều trầm hương. Tuy nhiên, đến thời hoàng đế Sùng Trinh (hoàng đế cuối cùng của triều Minh), một lần tới một cung điện, bỗng cảm thấy có một luồng hương lạ xộc thẳng vào phổi khiến tim đập nhanh hơn. Hỏi hoạn quan thì được biết rằng, nơi hoàng đế sủng hạnh phi tần theo quy định trước nay đều đốt loại hương này. Sùng Trinh nghe thấy vậy thì than thở: “Đây chính là nguyên nhân khiến anh ta và cha ta chết sớm”. Từ đó, Sùng Trinh bắt cấm đốt loại hương này.

Thẻ bài may mắn

Đến thời nhà Thanh, việc hầu hạ hoàng đế qua đêm khác hẳn với các triều đại khác. Lúc này, hoàng đế không tự tìm đến cung của các phi tần mà các phi tần được lựa chọn rồi đưa tới chỗ của hoàng đế. Việc quyết định mỹ nhân sẽ được sủng hạnh tối hôm đó sẽ được thực hiện trong bữa tối và theo cảm hứng của hoàng đế. Trong hậu cung nhà Thanh, mỗi cung nữ được phát một chiếc thẻ bài màu xanh, bên trên có viết tên tuổi của phi tần. Vào bữa ăn tối của hoàng đế, thái giám của Phòng Kính sự (lo chuyện ăn ngủ cho hoàng đế) sẽ mang khoảng từ 10 tới vài chục tấm thẻ màu xanh để vào trong một chiếc chậu bạc.

Khi hoàng đế ăn tối xong, thái giám sẽ nâng chiếc chậu này quỳ trước mặt hoàng đế. Nếu như hôm đó, hoàng đế không có hứng thú, sẽ nói: “Đi”. Nếu như hoàng đế có nhã hứng thì sẽ chọn một tấm thẻ trong chậu. Thái giám sẽ cầm những thẻ này giao cho một thái giám khác có nhiệm vụ chuyên cõng các phi tần được lựa chọn từ nơi ở tới phòng ngủ của hoàng đế.

Là triều đại “ngoại tộc”, các hoàng đế nhà Thanh có tinh thần cảnh giác rất cao. Ngay cả với việc sủng hạnh phi tần cũng không ngoại lệ. Lo sợ sẽ có thích khách trà trộn vào các phi tần nên các phi tần được chọn hầu ngủ sẽ buộc phải bỏ hết quần áo, khỏa thân bọc trong một tấm chăn và đưa tới phòng hoàng đế. Các hoàng đế nhà Thanh vẫn giữ tập tục treo đèn lồng trước cửa trước khi sủng hạnh mỗi phi tần trong hậu cung giống như thời nhà Minh.

Trên thực tế, với quyền lực tuyệt đối, các hoàng đế muốn sủng hạnh phi tần hay cung nữ nào đều không bị bó buộc với các nghi lễ và luật định. Vì thế, đương nhiên, ngoài những quy định chung, các hoàng đế cũng tự tìm cho mình những cách để thảo mãn nhu cầu bản năng của mình. Điều này càng đúng trong chốn hậu cung Trung Quốc, nơi các hoàng đế có quá nhiều các phi tần mỹ nữ mà không biết phải chọn ai để “đảm bảo công bằng”.

Hậu cung nhà Thanh – muốn mang thai "rồng” đánh đổi mạng sống

Hậu cung nhà Thanh cũng như các triều đại phong kiến của Trung Quốc cho đến nay vẫn là nguồn đề tài lớn với các nhà làm phim truyền hình nước này.

Hậu cung nhà Thanh – muốn mang thai "rồng” đánh đổi mạng sống
Bằng chứng là những bộ phim phản ánh đời sống, sinh hoạt trong hậu cung nhà Thanh liên tục xuất hiện trên sóng truyền hình. Và ở đó, những người phụ nữ ganh đua nhau, tìm mọi cách lọt vào mắt xanh của Hoàng đế để cả đời được sống trong nhung lụa.
Trong vô vàn cách thức, thủ đoạn nhằm bảo toàn quyền lực và địa vị, sinh con trai cho vua chính là biện pháp chắc chắn nhất. Khi một Hoàng tử chào đời, người mẹ sẽ nhờ con mà có được vinh hoa phú quý, phần đời còn lại chắc chắn được sống trong sung sướng. Và tất nhiên, không chỉ được nhờ con, người phụ nữ sinh được con trai cho Hoàng đế còn được vua, thái hậu cưng chiều đặc biệt.

Hoàng đế có sở thích kỳ lạ “mở kỹ viện” giữa hậu cung

Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu là con trưởng của Minh Hiếu Tông Hoằng Trị đế và Hiếu Khang Kính hoàng hậu Trương thị.

Hoàng đế có sở thích kỳ lạ “mở kỹ viện” giữa hậu cung
Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu là con trưởng của Minh Hiếu Tông Hoằng Trị đế và Hiếu Khang Kính hoàng hậu Trương thị. Khi còn là thái tử đã nổi tiếng ham chơi và bày những trò tai quái không giống ai. Năm 1505, Minh Hiếu Tông qua đời, Minh Vũ Tôn lên kế vị, đổi niên hiệu là Chính Đức. Ảnh minh họa chân dung Minh Vũ Tông Chu Hậu Chiếu.

Hé mở bí ẩn “ba bà” trong cung cấm Trung Quốc

(Kiến Thức) - Thời cổ đại Trung Quốc, bà ổn, bà lang và bà vú được ra vào hậu cung và được trả những khoản thù lao hậu hĩnh mà người dân thường khó lòng có được.

Hé mở bí ẩn “ba bà” trong cung cấm Trung Quốc
Theo sách Những bí ẩn trong lịch sử Trung Quốc được sưu tầm bởi Trịnh Trung Hiểu và Nguyễn Thanh Hà, có rất nhiều người phục vụ vua, hoàng hậu, phi tần, hoàng tử. Ngoài các thái giám và cung nữ thì “ba bà” là bà lang, bà vú và bà ổn là những người được phép ra vào cung cấm trong hậu cung cổ đại Trung Quốc.
Trái ngược với những người phụ nữ thường dân, ba bà trên lại có thể ra vào cung cấm. Họ còn được lĩnh những khoản thù lao hậu hĩnh với nhiều vàng bạc hay nhận các tước vị cao. Thậm chí, thân nhân họ còn được miễn trừ lao dịch cả đời.

Đọc nhiều nhất

Tin mới