Thầy ra thầy... ắt có trò ra trò

(Kiến Thức) - Đạo đức giữ vai trò hết sức quan trọng và có tính quyết định cho sự tồn vong của một dân tộc, một quốc gia...

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Công bằng mà nói trong hơn 20 năm đổi mới, ngành giáo dục của nước ta đã có nhiều thay đổi và đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ thầy, cô giáo. Song cũng phải nghiêm khắc thừa nhận rằng, nền giáo dục của nước ta còn nhiều yếu kém và bất cập, trong đó có một số nhà giáo chẳng những yếu về chuyên môn nghiệp vụ mà phẩm chất đạo đức cũng bị sa sút. 
Trên các phương tiện thông tin đại chúng hằng ngày, chúng ta có thể bắt gặp những tin như, dạy thêm tràn lan gây nhức nhối trong công chúng, học sinh các nơi bỏ học nhiều, nạn ngồi nhầm lớp, đứng nhầm bục, nạn chạy điểm, chạy trường, thậm chí cả bạo hành với học sinh gây bức xúc trong nhân dân.
Đành rằng nói đến chất lượng giáo dục phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng theo tôi yếu tố cơ bản vẫn là người thầy. Ông cha ta đã từng nói “Thầy nào trò ấy”, vẫn còn tình trạng thầy chưa ra thầy thì không thể có trò ra trò được.
Ông cha ta từ ngàn xưa đã quán triệt tinh thần giáo dục “Tiên học lễ”. Nếu để một học sinh nào đó không có “Lễ” thì người đó coi như là bất nhân và người thầy dạy học trò đó cũng bị mọi người coi thường. Phải có những người thầy can trực mẫu mực mới có thể đào tạo được những học trò có ích cho dân, cho nước. 
Theo tôi, ngành giáo dục phải tập trung xây dựng cho được một đội ngũ nhà giáo đúng chuẩn, xứng tầm thì mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của đất nước thời hội nhập. Chỉ khi chúng ta có đội ngũ thầy ra thầy ắt sẽ có trò ra trò.

Khi thầy tôi nhận quà...

(Kiến Thức) - Thầy mở quà kiểm tra nóng ngay tại chỗ rồi cười vang: “À, cái này thì nhận được!”.

Còn nhớ năm 2006, khi tôi học năm nhất, khoa Ngữ văn, Trường Đại học Đà Lạt, lúc thi kết thúc môn thể chất (bóng chuyền) người thầy ấy đã làm cho chúng tôi ngỡ ngàng. Lớp thi ngoài trời lúc 10h sáng. Cuối năm, trời cao nguyên nắng cháy gay gắt, ban cán sự lớp hội ý trích tiền quỹ mua 2 lon Numberone và 1 gói thuốc lá với dụng ý mời thầy uống giải khát và hút cho tỉnh người. Cả lớp tôi, gần 185 con người, ai cũng nghĩ hành động này là cần thiết và chắc chắn sẽ được người thầy dạy thể chất trẻ này đón nhận.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng (trái) chúc mừng Trường ĐH Đà Lạt nhận dịp 55 thành lập và phát triển.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Mạnh Hùng (trái) chúc mừng Trường ĐH Đà Lạt nhận dịp 55 thành lập và phát triển.
Nhưng không ngờ, 2 lon numberone và 1 bao thuốc lá kia đã bị thầy từ chối. Thấy nói: “Tôi có đủ tiền để mua những thứ này…” rồi đưa bao thuốc cho nhóm con trai chia nhau hút, 2 lon “bò húc” thầy đưa cho bạn nữ đang ngồi kề đó bảo đem ra ngoài uống kèm theo lời đùa rất vui nhưng không một ai dám cười: “Uống lấy sức mà thi…”. Rồi thầy nhờ một bạn đứng bên che dù, thầy gọi tên từng sinh viên lên thi và chấm điểm. Khi bị thầy từ chối “quà”, cả lớp mặt mày khi ấy căng thẳng lắm, trong lòng thầm nghĩ: Quả này chắc lớp mình toi hết. Ai cũng nghĩ thầy sẽ “trù” lớp hoặc chấm điểm rất “gắt”.
Tính thầy vốn nghiêm khắc, trong lúc dạy thể chất hiếm khi thấy thầy cười nên khi bị từ chối 2 lon Numberone và 1 gói thuốc thì nhóm sinh viên nữ rỉ vào tai nhau những câu hết sức lo lắng. Thế nhưng không ngờ, kết thúc môn thi, ai cũng hả hê vì mình đạt điểm cao, chỉ vài bạn quá kém hoặc nghỉ quá số tiết cho phép mới phải thi lại lần hai. Từ lần ấy, chúng tôi có cái nhìn rất trân trọng và thân thiện về thầy.
Thầy trò Trường Đại học Đà Lạt.
 Thầy trò Trường Đại học Đà Lạt.
Rồi mới đây, lại một lần nữa 2 thầy cô trẻ khoa Luật - Trường Đại học Đà Lạt, lại làm chúng tôi xúc động mạnh. Theo “nội quy” của lớp Luật tại chức K35DL chúng tôi, cứ kết thúc mỗi môn học là lớp lại có một món quà nho nhỏ biếu thầy cô làm kỷ niệm. Trong gói quà nhỏ đó, nếu giảng viên là nam thì thường là chiếc caravat, là nữ quà gì thì tôi không rõ nhưng có một điều chắc chắn, trị giá món quà không thể quá 100.000 đồng.

Sa thải giáo viên liên tiếp đánh vào đầu học sinh

Giáo viên Trần Anh Tuấn đã tự kiểm điểm, Hội đồng kỷ luật nhà trường cũng bỏ phiếu kín thống nhất hình thức kỷ luật sa thải đối với ông Tuấn.

Theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định, Hội đồng kỷ luật trường THPT Nguyễn Huệ (huyện Tây Sơn) đã quyết định sa thải giáo viên và cảnh cáo hai học sinh trong vụ thầy trò hỗn chiến hôm 20/1.

Ngày 24/2, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định đã ra thông báo về kết quả xử lý kỷ luật giáo viên và học sinh trong vụ xô xát vào ngày 20/1 tại lớp 11A1, trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Tây Sơn, Bình Định.

Đọc nhiều nhất

Tin mới