Cuốn hồi ký của cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ. |
Cuốn hồi ký gần đây nhất là của Ngô Quan Chính, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCS TQ lần thứ 16 và một cựu lãnh đạo Ủy ban kiểm tra và kỷ luật của đảng.
So với các cuốn hồi ký về những ngày đầu ĐCS Trung Quốc cầm quyền, các cuốn hồi ký được xuất bản trong hai thập kỷ qua chủ yếu tập trung vào các sự kiện quan trọng ở Trung Quốc đương đại và quá trình ra quyết định của ban lãnh đạo.
Xu hướng này được bắt đầu bởi Bạc Nhất Ba, một trong những “khai quốc công thần” của nước CHND Trung Hoa và là cha của Ủy viên Bộ chính trị và Bí thư Thành ủy Trùng Khánh bị cách chức Bạc Hy Lai. Cố Phó thủ tướng Bạc Nhất Ba đã viết về những sự kiện quan trọng ở Trung Quốc trong cuốn sách của ông được xuất bản vào năm 1991.
Năm 2008, sáu năm sau khi về hưu, cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ cũng cho ấn hành hồi ký và đánh dấu việc các quan chức lãnh đạo hàng đầu viết hồi ký trở thành truyền thống.
Các cuốn hồi ký của lãnh đạo Trung Quốc thường do Nhà xuất bản Nhân dân (nhà xuất bản chính thức của Trung Quốc) ấn hành. Nhưng hiện thời, có xu hướng hồi ký của lãnh đạo về hưu lại do các nhà xuất chuyên đề in ấn và phát hành.
Tất cả bốn cuốn sách của Lý Thụy Hoàn - cựu Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc và Ủy viên Ủy ban thường trực Bộ Chính trị khóa 14 và 15 (1993-2003), đã được phát hành bởi Đại học Nhân dân (Renmin University Press Co) vốn được biết đến với các ấn phẩm khoa học xã hội .
Tuần báo Southern Metropolis cho biết các lãnh đạo Trung Quốc về hưu đã viết hầu hết các cuốn hồi ký được lưu hành. Cựu Thủ tướng Lý Bằng viết tới 7 cuốn hồi ký về kinh tế Trung Quốc, đập Tam Hiệp và các chủ đề khác nhau liên quan đến thời gian ông còn đương chức. Ông Lý vốn được coi là một vị Thủ tướng cứng rắn.
Với các mục đích khác nhau, cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân đã dùng số tiền nhuận bút để thành lập một quỹ giáo dục trong năm 2010.
Cựu Thủ tướng Lý Bằng đã tặng 3 triệu Nhân dân tệ (490.000 USD) cho Trường Đại học Diên An và trường này sử dụng số tiền đó để tài trợ 10 sinh viên nghèo mối năm.
Khác với hồi ký của các cựu lãnh đạo Trung Quốc vốn bị chê là “khô khan” trước đây, cuốn sách hồi ký gần đây nhất của Ngô Quan Chính đánh dấu một sự khởi đầu mới, có tính chất văn học nhiều hơn và nêu ra những suy nghĩ, trải nghiệm riêng sau khi về hưu.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: