Thất kinh dàn máy bay Không quân Indonesia những năm 1960

Thất kinh dàn máy bay Không quân Indonesia những năm 1960

(Kiến Thức) - Những năm 1960, lực lượng Không quân Indonesia đã sở hữu cả những máy bay ném bom hạng trung hiện đại do Liên Xô sản xuất.

 Không quân Indonesia hiện nay được biết đến là một trong những lực lượng chiến đấu trên không mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Lực lượng này hiện được trang bị hỗn hợp các hệ máy bay thế hệ 4 của cả Nga và Mỹ như Su-27/30 và F-16A/B/C/D. Thế nhưng, Không quân Indonesia hiện tại thua kém đáng kể so với lực lượng Không quân Indonesia những năm 1960 – lực lượng được coi là mạnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest
Không quân Indonesia hiện nay được biết đến là một trong những lực lượng chiến đấu trên không mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Lực lượng này hiện được trang bị hỗn hợp các hệ máy bay thế hệ 4 của cả Nga và Mỹ như Su-27/30 và F-16A/B/C/D. Thế nhưng, Không quân Indonesia hiện tại thua kém đáng kể so với lực lượng Không quân Indonesia những năm 1960 – lực lượng được coi là mạnh nhất ở Đông Nam Á thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest
Sở dĩ Không quân Indonesia những năm 1960 mạnh hơn bây giờ bởi lực lượng này nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Liên Xô – dành cho Đảng Cộng sản Indonesia (PKI) cầm quyền. Nhằm tăng cường sự ảnh hưởng ở Đông Nam Á, ngoài Việt Nam, Liên Xô đã cung cấp số lượng khổng lồ các loại máy bay chiến đấu mới và hiện đại nhất thời bấy giờ, thậm chí bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược cho Không quân Indonesia. Nguồn ảnh: Airport.id
Sở dĩ Không quân Indonesia những năm 1960 mạnh hơn bây giờ bởi lực lượng này nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Liên Xô – dành cho Đảng Cộng sản Indonesia (PKI) cầm quyền. Nhằm tăng cường sự ảnh hưởng ở Đông Nam Á, ngoài Việt Nam, Liên Xô đã cung cấp số lượng khổng lồ các loại máy bay chiến đấu mới và hiện đại nhất thời bấy giờ, thậm chí bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược cho Không quân Indonesia. Nguồn ảnh: Airport.id
Một trong những loại máy bay quân sự đáng sợ nhất mà Liên Xô cung cấp cho Không quân Indonesia những năm 1960 là máy bay ném bom chiến lược Tu-16. Ít nhất Indonesia từng có 2 phi đội máy bay loại này. Nguồn ảnh: Airlines.ne
Một trong những loại máy bay quân sự đáng sợ nhất mà Liên Xô cung cấp cho Không quân Indonesia những năm 1960 là máy bay ném bom chiến lược Tu-16. Ít nhất Indonesia từng có 2 phi đội máy bay loại này. Nguồn ảnh: Airlines.ne
Những năm 1960, Tu-16 được coi là một trong máy bay ném bom chiến lược phản lực đáng gờm nhất của Liên Xô. Tu-16 có thể bay xa đến 7.200km, tốc độ bay đến hơn 1.000km, có khả năng mang tới 9 tấn bom hoặc 2 tên lửa hành trình chống hạm. Một trong hai phi đội Tu-16 của Indonesia có khả năng triển khai tên lửa hành trình KS-1 Komet có tầm phóng đến 100km – con số đáng nể thời bấy giờ. Nguồn ảnh: My Post
Những năm 1960, Tu-16 được coi là một trong máy bay ném bom chiến lược phản lực đáng gờm nhất của Liên Xô. Tu-16 có thể bay xa đến 7.200km, tốc độ bay đến hơn 1.000km, có khả năng mang tới 9 tấn bom hoặc 2 tên lửa hành trình chống hạm. Một trong hai phi đội Tu-16 của Indonesia có khả năng triển khai tên lửa hành trình KS-1 Komet có tầm phóng đến 100km – con số đáng nể thời bấy giờ. Nguồn ảnh: My Post
Ngoài Tu-16, Không quân Indonesia khi đó còn nhận một phi đoàn máy bay ném bom Il-28 có khả năng mang được 4 tấn bom. Nguồn ảnh: Kaskus
Ngoài Tu-16, Không quân Indonesia khi đó còn nhận một phi đoàn máy bay ném bom Il-28 có khả năng mang được 4 tấn bom. Nguồn ảnh: Kaskus
Đáng chú ý, Il-28 cũng là máy bay ném bom đầu tiên được Liên Xô cung cấp cho Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ.
Đáng chú ý, Il-28 cũng là máy bay ném bom đầu tiên được Liên Xô cung cấp cho Việt Nam sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ.
Ngoài các máy bay ném bom Liên Xô, Không quân Indonesia lúc đó vẫn chấp nhận duy trì một phi đoàn trang bị máy bay ném bom B-25C/D/J do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: wikipedia
Ngoài các máy bay ném bom Liên Xô, Không quân Indonesia lúc đó vẫn chấp nhận duy trì một phi đoàn trang bị máy bay ném bom B-25C/D/J do Mỹ sản xuất. Nguồn ảnh: wikipedia
Trong ảnh là một chiếc B-25 ở Bảo tàng Không quân Indonesia, nó mang được khoảng 1,3 tấn bom. Nguồn ảnh: wikipedia
Trong ảnh là một chiếc B-25 ở Bảo tàng Không quân Indonesia, nó mang được khoảng 1,3 tấn bom. Nguồn ảnh: wikipedia
Về trang bị lực lượng tiêm kích, Indonesia cũng thuộc hàng top thời bấy giờ. Ngay từ đầu năm 1960, Liên Xô đã cung cấp hàng chục các máy bay tiêm kích MiG-21, MiG-15, MiG-17, MiG-19 cho Indonesia. Các loại máy bay này mãi tới năm 1964-1965 Việt Nam mới từng bước nhận vài chục chiếc từ Liên Xô. Nguồn ảnh: Photobucket
Về trang bị lực lượng tiêm kích, Indonesia cũng thuộc hàng top thời bấy giờ. Ngay từ đầu năm 1960, Liên Xô đã cung cấp hàng chục các máy bay tiêm kích MiG-21, MiG-15, MiG-17, MiG-19 cho Indonesia. Các loại máy bay này mãi tới năm 1964-1965 Việt Nam mới từng bước nhận vài chục chiếc từ Liên Xô. Nguồn ảnh: Photobucket
Trong ảnh, một chiếc MiG-21F-13 của Không quân Indonesia tại bảo tàng. Đây là thế hệ sản xuất hàng loạt đầu tiên của dòng MiG-21, tốc độ Mach 2, trang bị 2 tên lửa tầm nhiệt K-13. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong ảnh, một chiếc MiG-21F-13 của Không quân Indonesia tại bảo tàng. Đây là thế hệ sản xuất hàng loạt đầu tiên của dòng MiG-21, tốc độ Mach 2, trang bị 2 tên lửa tầm nhiệt K-13. Nguồn ảnh: Airlines.net
Không quân Indonesia khi đó sở hữu một phi đoàn MiG-17, một phi đoàn hỗn hợp MiG-19S và MiG-21F-13 cùng một phi đoàn riêng MiG-21F-13. Nguồn ảnh: Aviation Museums of the world
Không quân Indonesia khi đó sở hữu một phi đoàn MiG-17, một phi đoàn hỗn hợp MiG-19S và MiG-21F-13 cùng một phi đoàn riêng MiG-21F-13. Nguồn ảnh: Aviation Museums of the world
Theo một số nguồn tin, riêng số lượng MiG-17 Indonesia có chừng 40 chiếc, đóng vai trò bảo vệ không phận, hộ tống các máy bay ném bom Tu-16 và Il-28 trong các phi vụ. Nguồn ảnh: Airlines.net
Theo một số nguồn tin, riêng số lượng MiG-17 Indonesia có chừng 40 chiếc, đóng vai trò bảo vệ không phận, hộ tống các máy bay ném bom Tu-16 và Il-28 trong các phi vụ. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong ảnh, một chiếc tiêm kích siêu âm MiG-19S "còn sót lại" trong Bảo tàng Không quân Indonesia. Loại phi cơ tiêm kích này đạt tốc độ Mach 1,35, trang bị 3 khẩu pháo 30mm NR-30. Nguồn ảnh: ABPic
Trong ảnh, một chiếc tiêm kích siêu âm MiG-19S "còn sót lại" trong Bảo tàng Không quân Indonesia. Loại phi cơ tiêm kích này đạt tốc độ Mach 1,35, trang bị 3 khẩu pháo 30mm NR-30. Nguồn ảnh: ABPic
Lực lượng không quân vận tải Indonesia khi đó đã được Liên Xô trang bị tới cả máy bay vận tải hạng trung An-12B hiện đại, có tải trọng tới 20 tấn. Loại phi cơ vận tải này tới tận trước năm 1991, Liên Xô cũng không cung cấp cho Việt Nam. Nguồn ảnh: ndomiliter
Lực lượng không quân vận tải Indonesia khi đó đã được Liên Xô trang bị tới cả máy bay vận tải hạng trung An-12B hiện đại, có tải trọng tới 20 tấn. Loại phi cơ vận tải này tới tận trước năm 1991, Liên Xô cũng không cung cấp cho Việt Nam. Nguồn ảnh: ndomiliter
Sau cuộc đảo chính ngày 30/9/1965, Đảng Cộng sản Indonesia mất đi quyền kiểm soát chính phủ dẫn tới những thay đổi lớn trong Không quân Indonesia. Đại đa số các máy bay tiêm kích, máy bay ném bom Liên Xô không còn phụ tùng thay thế, một số được bán tống bán tháo cho các quốc gia khác sử dụng. Trong ảnh, trực thăng vận tải lớn nhất thế giới thời bấy giờ Mi-6 trong Không quân Indonesia. Nguồn ảnh: sindangsari bumi pantjalikan ibu
Sau cuộc đảo chính ngày 30/9/1965, Đảng Cộng sản Indonesia mất đi quyền kiểm soát chính phủ dẫn tới những thay đổi lớn trong Không quân Indonesia. Đại đa số các máy bay tiêm kích, máy bay ném bom Liên Xô không còn phụ tùng thay thế, một số được bán tống bán tháo cho các quốc gia khác sử dụng. Trong ảnh, trực thăng vận tải lớn nhất thế giới thời bấy giờ Mi-6 trong Không quân Indonesia. Nguồn ảnh: sindangsari bumi pantjalikan ibu

GALLERY MỚI NHẤT