Thành tỷ phú nhờ "cả gan" cầm cố nhà để trồng rong nho

Phát hiện rong nho có nhiều dược tính cao, ông Duy tìm hiểu và học nhiều chuyên gia rồi tìm ra bí quyết trồng loài thực vật này ở Khánh Hòa, giúp thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Cầm cố nhà lấy tiền để trồng rong nho

Hơn 10 năm trước, khi còn làm quản lý dược cho một công ty ở Nha Trang (Khánh Hòa), ông Nguyễn Quang Duy, 42 tuổi, đã thích tìm hiểu về rong nho. Qua tài liệu, ông biết đến rong nho (tên khoa học Caulerpa lentillifera) là loại tảo biển, được ví như “trứng cá hồi xanh" của Nhật Bản, có tính chất dinh dưỡng cao, du nhập vào Việt Nam từ năm 2004. Đặc biệt, loài thực vật này có thể phát triển mạnh ở Khánh Hòa.

Vì thế, ông ấp ủ nuôi trồng rong nho, đưa sản vật của địa phương vào thị trường. "Tôi nghĩ chỉ đọc sách vở, không ứng dụng thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Phải làm thực mới biết", ông Duy nói. Sau đó, ông xin nghỉ việc với mức lương tháng cao để quyết tâm chinh phục loài thực vật này cũng như cho mình một hướng khởi nghiệp mới.

Thanh ty phu nho

Vùng trồng rong nho của ông Duy ở Khánh Hòa, nhìn từ trên cao. (Ảnh: Song Anh).

Thanh ty phu nho

Ông Duy kiểm tra các bể rong nho. (Ảnh: Xuân Ngọc).

Năm 2012, ông Duy đầu tư trồng thử nghiệm 30.000m2 rong nho tại xã Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa. Ông cũng liên kết với nhiều đơn vị khác để vừa làm, vừa tiếp cận nhằm tìm ra công thức chuẩn cho nuôi trồng và chế biến. Sau thử nghiệm, rong nho đạt sản lượng khoảng 2,5 tấn/ha.

Tuy nhiên, trồng rong nho là mô hình mới, việc chăm sóc chưa đạt nhiều kết quả như mong muốn dẫn tới sản lượng thấp.

Rong nho trồng được, ông mang tặng người thân, hàng xóm. Mọi người sử dụng thấy ngon, rồi truyền tai nhau. Ông bắt đầu có khách, song số lượng bán ra không nhiều. Tuy nhiên, điều ông không hình dung được là trồng rong nho quy mô lớn, nhưng người dân chưa biết nhiều về loài thực vật này khiến đầu ra khó khăn, chỉ mang tính chất nhỏ giọt khiến kinh doanh thua lỗ. Số lượng hàng tồn nhiều, ông “đứng ngồi không yên".

Sau nhiều đêm không ngủ, ông tìm ra được căn nguyên vấn đề: quan trọng là việc tiếp cận và đưa sản phẩm ra thị trường, nhưng đơn vị chưa đáp ứng được. Ông đi nhiều nơi trong nước, thậm chí tìm cách qua nhiều nước như Mỹ, Nhật tìm kiếm thị trường quốc tế, với mong muốn nhiều người biết đến lợi ích dinh dưỡng mà sản phẩm rong nho mang lại.

Thanh ty phu nho

Ông Duy nhớ lại thời gian khó khăn, thậm chí phải cầm cố nhà cửa tại ngân hàng lấy vốn để tiếp tục sản xuất rong nho. (Ảnh: Xuân Ngọc).

Trải qua những lần đàm phán, nỗ lực của ông Duy cũng được đáp lại khi không lâu sau đó, lô hàng đầu tiên của công ty được đối tác lựa chọn để đưa qua Trung Quốc và Nhật Bản. Khi đó, vợ chồng ông cùng nhân viên tất bật làm để kịp hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm tới nơi thì bị đối tác trả về.

“Họ phản hồi rằng, do vận chuyển lâu, rong nho bị hư hỏng đành phải hủy, trong khi tổng lô hàng của tôi cả tỷ đồng”, ông Duy nhớ lại.

Thua lỗ nặng, việc kinh doanh của công ty “rối như cuộn chỉ" vì không thể xoay xở dòng tiền. “Căng thẳng là điều lúc đó tôi luôn gặp phải. Bởi, chỉ vì khát khao nuôi thành công rong nho, tôi mới đẩy mình vào cảnh éo le", ông tâm sự. Nhớ lại lúc ấy nhà không có gì đáng giá để bán, ông đành cầm cố căn nhà duy nhất của gia đình phải để tiếp tục sản xuất và sang Nhật Bản học hỏi kinh nghiệm.

Từ những lần rong ruổi, ông Duy nhận ra, điều quan trọng của rong nho là quản lý về hàm lượng và an toàn thực phẩm, môi trường nuôi không được sử dụng hoá chất. Sản phẩm này có thời gian bảo quản khá ngắn, từ 2-3 tháng, muốn bản quản lâu hơn thì phải hạn chế tạp chất và vi khuẩn.

Đến năm 2014, thông qua chương trình hợp tác, ông Duy kết nối được với đoàn chuyên gia Nhật Bản để học đến thăm và kiểm nghiệm vùng nuôi rong nho ở thị xã Ninh Hòa.

Kết quả, đoàn chuyên gia đánh giá, rong nho trồng tại địa phương phát triển tốt, chất lượng hơn "thủ phủ" rong nho thế giới ở Okinawa (Nhật Bản) nên có lời đề nghị xuất khẩu sản phẩm của công ty sang thị trường Nhật. Từ đó, rong nho có đầu ra và ổn định.

Thanh ty phu nho

Rong nho được đánh giá có nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: Xuân Ngọc.

Thanh ty phu nho

Công nhân xử lý, đóng gói rong nho trước khi đưa ra thị trường. Ảnh: Xuân Ngọc.

"Thủ phủ" trồng rong nho lớn nhất nước

Hơn 10 năm trồng rong nho, trải qua nhiều lần thua lỗ với tiền tỷ nhưng không nản lòng, ông Duy đã mở rộng được quy mô nuôi. Từ 30.000m2 ban đầu, nay diện tích trồng rong nho của công ty lên tới 85ha, nằm ở Ninh Hòa, Cam Ranh (Khánh Hòa) và cả Ninh Thuận, Phú Yên,... Ông dự kiến phát triển thêm 80ha trong thời gian tới.

Rong nho sau khi thu hoạch sẽ được đưa về hàng chục bể lớn được phun sương, sục nước liên tục tại xưởng ở ngoại ô TP. Nha Trang. Nơi đây, hàng chục công nhân tất bật làm việc. Họ chia ra các bể chăm sóc, vớt rong rồi đưa vào sơ chế để thành phẩm.

Ông Duy cũng hoàn thiện quy trình sản xuất, xây dựng nhà máy đóng gói và chế biến, công thức và quy trình sản xuất được thực hiện kỹ lưỡng, đạt các tiêu chuẩn xuất khẩu sang nước ngoài như HACCP, ISO, FDA...

Trung bình mỗi tháng công ty xuất khẩu khoảng 40 tấn rong nho, trong đó hai thị trường lớn là Nhật Bản và Mỹ, 30 tấn cho phục vụ thị trường trong nước. Mỗi năm, công ty đạt tổng doanh thu hàng chục tỷ đồng. Thời gian tới, công ty sẽ nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm từ rong nho, đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường ở châu Âu, châu Á.

Đặc biệt, năm 2020, công ty sản xuất và chế biến rong nho của ông còn được tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng chứng nhận kỷ lục có diện tích nuôi trồng và sản lượng thu hoạch rong nho Nhật Bản lớn nhất nước.

“Đội lốt” hoa quả ngoại: Siêu lợi nhuận và nguy cơ thất thu thuế

Với nhiều thủ đoạn tinh vi, nhập nhèm nguồn gốc xuất xứ, các cửa hàng, hệ thống kinh doanh hoa quả nhập khẩu đã thu lãi bạc tỷ.

Trong khi đó, nhà nước có nguy cơ bị thất thu thuế, người tiêu dùng thì mua phải hàng hóa kém chất lượng, bị "móc túi" không thương tiếc.

Các loại hoa quả được quảng cáo là hàng nhập khẩu được bán với đủ các mức giá khác nhau.

Nhập nhèm nguồn gốc, nguy cơ thất thu thuế

Những ngày qua, Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh về tình trạng hàng trăm cửa hàng hoa quả ở Hà Nội quảng cáo hàng nhập khẩu 100%, cam kết nguồn gốc rõ ràng. Thế nhưng, rất nhiều loại hoa quả được bày bán trong các chuỗi cửa hàng "có tiếng" ở Hà Nội vẫn nhập nhèm về nguồn gốc, giá cả.

Ngoài "đặc sản" giá "chát", một số mặt hàng hoa quả nhập khẩu bày bán tại các chuỗi cửa hàng hoa quả sạch, hoa quả ngoại nằm trong diện nghi vấn về pháp lý. Bởi có nhiều sản phẩm không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, chủ cửa hàng không chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ.

Điển hình là mặt hàng dâu tây Nhật Bản được bán tại cửa hàng Fresh Fruits (địa chỉ 296 Cầu Giấy, thuộc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Xuất nhập khẩu Hồng Điệp), nhân viên cửa hàng đã không thể đưa ra các giấy tờ chứng nhận xuất xứ sản phẩm cho khách hàng. Trong khi đó, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản phẩm dâu tây Nhật Bản chưa được cơ quan này cho phép nhập về Việt Nam.

Dâu tây Nhật chưa được cho phép nhập khẩu về Việt Nam. Ảnh: PV

Cũng tại nhiều cửa hàng khác thuộc hệ thống Fresh Fruits, các loại quả như dưa sữa, dưa lưới, nho sữa... được nhân viên cam kết là hàng Nhật Bản "xịn". Nhưng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) lại khẳng định với Lao Động là các mặt hàng này chưa được cấp phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Tương tự, tại các chuỗi cửa hàng của các thương hiệu lớn như Fuji, DP Fruits, MT Fruits... theo ghi nhận của phóng viên, cũng đang bày bán rất nhiều loại quả như lựu, chà là, dưa, mận... được quảng cáo là hàng Nhật Bản, hàng Mỹ, Nam Phi, nhưng thực chất trong danh mục các loại hoa quả được phép nhập khẩu vào Việt Nam lại không có tên những sản phẩm này.

Người tiêu dùng lạc trong "ma trận" hoa quả nhập khẩu nhập nhèm về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng sản phẩm.

Theo tìm hiểu của phóng viên Lao Động, hiện nay, Việt Nam nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc các loại quả như anh đào, bưởi, cam, chanh, đào, dâu tây, dưa (dưa hấu, dưa lê, dưa vàng), hồng, kiwi, lê, lựu, mận, nhãn, nho, quất, quýt, táo, táo ta, vải, xoài.

Nhập khẩu tại thị trường Hoa Kỳ các loại quả anh đào, lê, nho, táo, việt quất, cam; nhập ở Úc là quýt, nho, anh đào; New Zealand nhập các loại anh đào, chanh leo, hồng, kiwi, mơ, táo, việt quất; Hàn Quốc là nho, táo, dâu tây; Nhật Bản nhập về táo, lê, cam và Nam Phi có nhập khẩu táo, lê, nho.

Các loại quả như dâu tây, dưa Nhật; lựu Peru, Ai Cập, Úc, Ấn Độ; mận Mỹ… đều chưa được Bộ NNPTNT cho phép nhập khẩu vào Việt Nam. Điều đó có nghĩa, những loại quả nêu trên đang được bày bán trên thị trường, một là hàng xách tay, có dấu hiệu trốn thuế; hai là hàng giả mạo nguồn gốc, xuất xứ.

Theo quy định của Nghị định 98 của Chính phủ có hiệu lực từ tháng 10.2020, hành vi kinh doanh, bán hàng xách tay sẽ bị coi là bán hàng nhập lậu và sẽ phải đối mặt với mức phạt tiền lên đến hàng trăm triệu đồng nếu hàng hóa đó không có hóa đơn chứng từ.

Cần câu trả lời của các cơ quan quản lý

Thông tin của Lao Động, trong những năm qua, số lượng đầu mối nhập khẩu trái cây của Việt Nam tăng đột biến ở mức 2 - 3 con số.

Bằng chứng là trên khắp các con phố, các cửa hàng, hệ thống kinh doanh hoa quả nhập khẩu "mọc lên như nấm". Hoa quả gắn mác nhập khẩu còn tràn ra các chợ dân sinh và điểm chung là đều được bán mức giá đắt đỏ từ vài trăm, hay lên đến cả triệu đồng/kg.

Trong khi đó, một sự thật chua chát là các loại hoa quả của Việt Nam bị "đánh bật" ra vỉa hè và phải bán với "giá giải cứu". Thậm chí, được "đội lốt", "hô biến" thành hàng ngoại bằng cách gắn thêm tem mác như chúng tôi đã phản ánh trong các bài viết trước.

Hàng loạt sản phẩm trên thị trường không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh: PV

Theo một vị Giám đốc công ty nhập khẩu trái cây, nhiều loại hoa quả ngoại có giá không cao, nhưng nhập về Việt Nam lại thành hàng cao cấp do chi phí vận chuyển, thuế, bảo quản hao hụt... Để cạnh tranh, nhiều nhà nhập khẩu đã cố tình lập lờ nguồn gốc hàng hóa, trà trộn hàng giá thấp với giá cao để đạp giá xuống, giành thị phần.

"Với cách thức này, người tiêu dùng rất khó nhận biết chất lượng hàng tốt hay hàng xấu, trong khi nhà bán lẻ có thể nhận ra nhưng cũng khó chứng minh được việc pha trộn này để trả hàng cho đầu mối, nên cũng đành nhắm mắt làm ngơ, chỉ người tiêu dùng chịu thiệt", vị này cho hay.

Hiện nay, Bộ Tài chính là cơ quan được Chính phủ giao quản lý nhà nước về giá; Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về giá quy định tại các Điều 5, 8, 10, 12, 13, 14 và Điều 16 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24.9.2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

Để xảy ra việc giá cả hoa quả nhập khẩu chênh lệch, nhập nhèm nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu "đội lốt" hoa quả nhập khẩu... có trách nhiệm của các cơ quan liên quan như Cục Quản lý giá, Quản lý thị trường, Tổng cục Hải quan... Nếu có dấu hiệu gian lận về giá, nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng… của các loại hoa quả nhập khẩu, những cơ quan này cần phải vào cuộc để xử lý theo các quy định của pháp luật, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cho thấy, 7 tháng năm 2022, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 1,92 tỉ USD, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Chiều ngược lại, tính đến hết tháng 7 năm nay, Việt Nam chi tới 1,1 tỷ USD nhập khẩu rau quả, tăng 27,3% so với cùng kỳ.

Trong đó, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia là ba thị trường cung cấp rau quả nhập khẩu lớn nhất cho Việt Nam trong nửa đầu năm 2022, lần lượt chiếm tỉ trọng 35,6%, 16,4% và 9,3%.

Hơn 2 triệu 1 chùm nho Mẫu đơn làm điểm nhấn mâm cỗ Trung thu

Năm nay sẽ có những mâm cỗ Trung thu độc đáo, giá vài triệu đồng vì hoa trái lạ đắt tiền nhưng rất hút khách như hồng giòn Nhật Bản, na Đài Loan, ổi Nữ Hoàng, cam đỏ Úc..., đặc biệt là nho Mẫu đơn.

Nhiều loại nho Mẫu đơn, loại nào ngon nhất?

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.