Thanh triều suy vong, cung nữ không dám lấy chồng chỉ vì lý do này

Thông thường, các cung nữ có xin xuất cung khi đã đến tuổi 25. Dù độ tuổi này khá muộn để lập gia đình vào thời đại đó, nhưng họ chưa phải quá già và vẫn đang trong thời kỳ nhuận sắc.

Cung nữ làm gì sau khi triều đình tan rã?

Phần lớn các cung nữ có xuất thân bần hàn, từ nhỏ đã bị người nhà bán vào trong cung làm nô tì, cách biệt với thế giới bên ngoài suốt thời gian dài. Hơn nữa, phần lớn cuộc sống hạn hẹp của họ đều dành để hầu hạ chủ nhân.

Khi triều đại tan rã, công việc của họ tự nhiên biến mất, phải xuất cung, phải tự mình tìm kiếm lối ra. Người nào may mắn thì sau khi xuất cung được đoàn tụ cùng gia đình, nhờ người nhà tìm cho một người đàn ông thật thà an phận để xuất giá. Nhưng căn cứ vào các ghi chép lịch sử, những trường hợp như thế vô cùng hiếm hoi. Để có thể xuất giá, các cung nữ phải trẻ trung, nhan sắc chưa tàn phai.

Nhưng đại đa số các cung nữ Thanh triều sau khi xuất cung tuổi đã không còn nhỏ, để có thể tiếp tục sống, một bộ phận trong số họ phải lựa chọn làm kỹ nữ.

Suy cho cùng, sống trong cung lâu như vậy, nhìn sắc mặt để đoán ý, mua vui cho người khác cũng là chuyện không quá khó. Dựa vào chút khả năng này để mời chào khách đều không thành vấn đề.

Nhưng cũng có một bộ phận cung nữ hầu hạ người khác thành quen, bản thân không hề có kỹ năng gì, chỉ có thể làm lại công việc cũ. 

Thanh trieu suy vong, cung nu khong dam lay chong chi vi ly do nay

Làm nha hoàn, đầy tớ cho người giàu cũng có thể coi là lối thoát không tồi. Dẫu sao họ cũng làm công việc mà bản thân thuần thục nhất, theo hầu hoàng thân quý tộc và hầu hạ người giàu cũng không có gì khác biệt.

Có thể nói bấy giờ, nhu cầu thuê cung nữ làm nô bộc rất lớn, ngoài lý do họ đã trải qua huấn luyện chuyên nghiệp, khả năng làm việc tốt, họ còn mang đến trải nghiệm có chút kỳ diệu.

Tất nhiên, cũng có một vài cung nữ không may mắn, không tiếp xúc với mọi người trong xã hội một thời gian dài, vừa xuất cung đã bị lừa, bán làm nô lệ là chuyện không hiếm gặp, người và của đều không còn. Thảm cảnh nhất là những hoàn cảnh chết đói nơi đầu đường xó chợ.

Tại sao những cung nữ này sau khi xuất cung không dám xuất giá?

Có ba nguyên nhân chính giải thích cho việc này.

Đầu tiên phải kể tới những điều đã nhắc tới phía trên, các cung nữ nhiều năm sống trong cung, đã có phần lớn tuổi, nhan sắc phai tàn, tất nhiên không thể lọt vào tầm ngắm của đàn ông.

Nguyên nhân thứ hai, chúng ta đều biết rằng phụ nữ cổ đại nếu không thể sinh con thì sẽ bị nhiều người chê cười. 

Nhưng rất nhiều cung nữ trong cung, mắc bệnh nhưng không được chữa trị tận gốc, lao động nặng nhọc trong nhiều năm khiến cho cả thể lực và tinh thần đều chịu gánh nặng, dẫn tới ứ huyết, không thể tự sinh con.

Đây chính là trở ngại lớn nhất ảnh hưởng tới việc xuất giá của họ. Nguyên nhân này được chính Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh tiết lộ.

Ngoài ra còn có một nguyên nhân quan trọng khác từng được đề cập tới trong các bộ phim truyền hình chúng ta thường xem. 

Trong chốn thâm cung đại viện, không chỉ có các phi tần tranh đấu lẫn nhau, mà giữa các cung nữ cũng tồn tại cuộc chiến một mất một còn để giành được sự khen thưởng của chủ nhân.

Giao tiếp với mọi người đều trong hoàn cảnh như vậy, lâu dần để lại rất nhiều hạn chế về tính cách, khiến họ không thể hòa nhập được với cuộc sống của người bình thường.

Vào thời phong kiến cổ đại, cung điện là nơi thường được những người bình thường khao khát hướng đến, bởi vì nếu có thể làm việc cho hoàng đế, chí ít họ không cần lo lắng về cơm ăn áo mặc. Thậm chí nếu có tài năng, họ còn có cơ hội được những nhân vật có quyền thế trọng dụng, để có thể trở thành một người có quyền lực.

Do đó, không ít người đàn ông đã không ngần ngại "phá hủy" cơ thể của họ để có thể vào cung điện làm hoạn quan, trong khi một số phụ nữ, dù họ không thể vào tiến cung như các phi tần, nhưng cũng nguyện vào cung để làm nô tỳ giúp việc.

Không thể phủ nhận những đóng góp của những người làm cung nữ thời phong kiến cổ đại. Từ thời nhà Tần đến nhà Thanh, họ có thể nói là một bộ phận lao động đặc biệt và không thể thiếu cho hoàng gia. Tuy công việc chủ yếu là giặt giũ, nấu ăn, quét dọn và hầu hạ cuộc sống của hoàng tộc, nhưng ngoại hình của các cung nữ nói chung không hề tệ một chút nào.

Sau khi trở về dân gian, các cung nữ sẽ có một cái nhìn xem thường với những người đàn ông bình thường mà chờ đợi những gia đình danh giá đến hỏi cưới.

Ngang trái thay, những nhà mà cung nữ muốn được gả vào lại không ngó ngàng đến họ. Đối với những gia đình danh giá, giàu có ở dân gian, những cô gái ở tuổi 25 là quá già. Bởi vào thời phong kiến cổ đại, các thiếu nữ sớm thì kết hôn ở tuổi 12 13, muộn thì 18 19.

Cho dù thế nào đi nữa, các cung nữ sau khi nghỉ việc, xuất cung, cuộc sống chắc chắn không thể so được với những chủ nhân của mình. Có thể nói họ chính là vật hy sinh của chế độ phong kiến. 

Sống dưới đế chế phong kiến, các cung nữ không thể hưởng một cuộc sống của người bình thường,nhưng khi xuất hiện chế độ xã hội mới, họ lại cũng rất khó để hòa nhập. 

Đây chính là nhóm phụ nữ đáng thương nhất khi mà thời đại có nhiều bước chuyển mình to lớn.

Vì sao Thanh triều cũng không trụ được quá 3 thế kỷ?

Dù không có bất kỳ 1 vị Hoàng đế bạo ngược hay thích giết chóc nào, song Thanh triều cũng chỉ trụ được trên lãnh thổ Trung Hoa không quá 300 năm. Đâu là lý do dẫn tới điều này.

Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, từng có một triều đại được xem là vương triều duy nhất không có hôn quân.

Thế nhưng điều kỳ lạ lại nằm ở chỗ, triều đại này cũng chỉ truyền được 12 đời vua và trụ được chưa tới 3 thế kỷ. Đó chính là nhà Thanh – triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử Trung Hoa.

Vậy rốt cục đâu là lý do khiến Thanh triều dù không có lấy một Hoàng đế hôn quân nhưng cũng không thể duy trì được sự thống trị của mình một cách lâu dài?

Vương triều hiếm hoi không có hôn quân trong lịch sử Trung Hoa

Tranh chân dung Khang Hi, Ung Chính và Càn Long (theo thứ tự từ trái sang phải).

Vào giai đoạn hậu kỳ, sự uy hiếp từ các thế lực bên ngoài và sức ảnh hưởng từ cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc đã khiến cho Thanh triều càng phải đối mặt với nhiều bất ổn nghiêm trọng.

Ảnh minh họa: Nguồn Internet.

Từ khi Mãn Thanh nhập quan, Mãn tộc thống nhất Trung Nguyên, việc xuất thân là một bộ tộc thiểu số nhưng lại nắm trong tay quyền cai trị đã trở thành nguyên nhân dễ hiểu lý giải cho sự thiếu ổn định của hoàng quyền nhà Thanh.

Điều này cũng khiến cho hoàng tộc Ái Tân Giác La từ lâu đã hình thành quan điểm sống trong thời bình nhưng vẫn phải đề phòng thời loạn.

Cũng bởi vậy nên trong việc lựa chọn và bồi dưỡng người nối nghiệp, các Hoàng đế nhà Thanh đều vô cùng khắt khe và tỉ mỉ.

Cho nên kể từ thời Thuận Trị, các vị vua của vương triều này đều phải học Tứ thư, Ngũ kinh từ rất sớm và buộc phải thông thạo cả tiếng Mãn lẫn tiếng Hán.

Dĩ nhiên, trong số 12 vị Hoàng đế Thanh triều, cũng có một vài người bị cho là không có tầm nhìn xa trông rộng, gây ra hạn chế đối với sự phát triển của quốc gia.

Thế nhưng đa số các quan điểm đều cho rằng, vương triều nhà Thanh không có một vị Hoàng đế nào thích giết chóc hay có tính bạo ngược.

Việc Thanh triều không có hôn quân có liên quan mật thiết với nền giáo dục mà họ được tiếp nhận ngay từ khi còn nhỏ.

Hé lộ nguyên nhân thực sự khiến Thanh triều không trụ nổi quá 3 thế kỷ

Vậy vì sao một vương triều được cho là không có hôn quân như Thanh triều cũng không trụ nổi qua 3 thế kỷ đã diệt vong?

Trên thực tế, điều này có liên quan tới những hạn chế của giai cấp thống trị. Bởi Hoàng thất nhà Thanh xuất thân là dân tộc thiểu số, cho nên thứ đầu tiên mà họ nghĩ tới khi cầm quyền chính là ổn định sự thống trị của bản thân.

Cho nên vào giai đoạn đầu, họ thoải mái tiếp thu luồng gió mới từ khoa học kỹ thuật tân tiến của phương Tây vì nghĩ rằng chúng hữu dụng.

Tuy nhiên tới khi cảm thấy những thứ này có thể tạo thành mối đe dọa đối với hoàng quyền, giai cấp thống trị đã không ngần ngại mà quay sang hạn chế, cấm đoán chúng.

Cho nên ở vào giai đoạn hậu kỳ, Thanh triều gặp phải áp lực vô cùng lớn từ các cường quốc bên ngoài, thậm chí vấn đề này còn nghiêm trọng hơn bất kỳ vương triều nào kể từ thời nhà Tống trở đi.

Áp lực trên rõ ràng đã trở thành đòn đả kích cực mạnh đối với chế độ tập quyền cũng như sự cân bằng chính trị mà hoàng thất nhà Thanh phải lao tâm khổ tứ mấy trăm năm mới có thể gây dựng được.

Tranh chân dung Từ Hi Thái hậu.

Cũng trong khoảng thời gian này, chúng ta không thể bỏ qua hàng loạt chính sách của một nhân vật có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đối với Thanh triều khi ấy. Đó chính là Từ Hi Thái hậu.

Cho tới ngày nay, vẫn có không ít ý kiến cho rằng Từ Hi là tội đồ khiến vương triều này tận diệt.

Tuy nhiên theo quan điểm của Qulishi, nếu nhìn nhận trên một góc độ khác thì chính người phụ nữ quyền lực này đã duy trì sự ổn định của thế cục và sự đảm bảo tuyệt đối đối với quyền uy của hoàng tộc.

Đồng thời, Từ Hi cũng cho phép một số cải cách và chính sách mở cửa được tiến hành trong khuôn khổ nhất định.

Chính nhờ những động thái nói trên, chính quyền nhà Thanh mới có thể kéo dài thêm chút hơi tàn tới những năm đầu thế kỷ XX.

Vì vậy, có thể nói rằng nguyên nhân khiến Thanh triều diệt vong thực tế có liên quan tới xu hướng toàn cầu hóa.

Không khó để nhận thấy, thời kỳ thịnh thế của Khang – Ung – Càn, đã đem tới cho vương triều này sự ổn định về mặt cơ sở.

Sau đó, dù chịu ảnh hưởng từ khởi nghĩa của Bạch Liên Giáo và khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc, Thanh triều vẫn có thể duy trì được sự thống trị tương đối mạnh mẽ ở trong nước, thậm chí còn thông qua cuộc Vận động Dương Vụ để gây dựng nên lực lượng hải quân đệ nhất Á Châu.

Những điều này cũng đủ để cho thấy, nếu không phải chịu sự uy hiếp, xâu xé từ các thế lực bên ngoài, có lẽ vương triều này vẫn có thể duy trì sự thống trị của mình trên mảnh đất Trung Hoa lâu hơn nữa.

Tuy nhiên sau cùng, sức ép từ sự thay đổi của thời cuộc đã khiến cho một triều đại thậm chí chưa từng có lấy một hôn quân cũng phải chịu cảnh tận diệt. 

9 người vợ của Hòa Thân bị xử lý theo cách ít ai ngờ

Rốt cuộc, hoàng đế Thanh triều Gia Khánh đã xử lý 9 người vợ của Hòa Thân như thế nào sau khi ông ta chết?

Nhắc đến Hòa Thân, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ ngay rằng ông ta là một đại tham quan. Và chắc hẳn, việc ông ta đã sở hữu khối tài sản khổng lồ như thế nào mới có thể trở thành người đầu tiên bị Gia Tĩnh hoàng đế trừng trị sau khi ông đăng cơ đã trở thành đề tài bàn tán của không ít người.

Tuy nhiên, có thể có một điều rất ít người biết đến, đó là ngoài việc sở hữu một khối tài sản đồ sộ ra thì ông ta còn là một người tham luyến sắc đẹp.

Những hình thức xử phạt đáng sợ dành cho thái giám Thanh triều

Trong số muôn vàn quy tắc xử phạt khắt khe và hà khắc tới mức "đòi mạng" của Thanh triều đối với các thái giám, có một loại hình phạt bị cho là ám ảnh hơn cả án tử.

Sau khi nắm quyền làm chủ Trung Hoa, Thanh triều đã rút ra không ít kinh nghiệm từ những biến cố thái giám chuyên quyền dưới thời nhà Minh.

Bởi vậy mà giai cấp thống trị của vương triều này càng thêm nghiêm khắc trong việc quản lý hoạn quan. Cũng từ đó, hàng loạt các hình phạt nghiêm khắc dành riêng cho tầng lớp này đã ra đời.

Đọc nhiều nhất