Thanh tra Chính phủ kết luật gì về dự án 'đất vàng' của BIDV ở TP HCM?

(Vietnamdaily) -Theo cơ quan thanh tra, sau khi được giao đất, từ năm 2009 đến nay, BIDV chưa đưa đất vào sử dụng, chưa triển khai thực hiện dự án nhưng TP HCM không có biện pháp xử lý, thu hồi theo quy định.

Mới đây, Thanh tra Chính phủ đã kết luận thanh tra về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP HCM.

Cơ quan thanh tra đã chỉ ra hàng hoạt nhà đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP HCM. Đơn cử như dự án Cao ốc văn phòng và trung tâm tài chính ngân hàng tại số 117 - 119 - 121 Nguyễn Huệ và số 16 Tôn Thất Thiệp, quận 1, do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là chủ đầu.

Đây là khu đất thuộc sở hữu Nhà nước và tư nhân xen kẽ, được hợp khối bởi 5 khu đất liền kề tổng diện tích 2.735 m2.

Theo cơ quan thanh tra, nhà đất số 117 Nguyễn Huệ nguyên là trụ sở Sở giao dịch II BIDV, do Ngân hàng Nhà nước - chi nhánh TP HCM quản lý.

Nhà đất số 119 Nguyễn Huệ do trường Đại học Ngân hàng quản lý sử dụng, khuôn viên có căn nhà phố 2 lầu là khu tập thể trường Đại học Ngân hàng (lối ra số 8 Tôn Thất Nghiệp) có bố trí cho 5 cán bộ, công nhân viên ở. Trong đó, 4 hộ tại lầu 1 được giải quyết bán nhà theo Nghị định 61, một hộ ở tầng trệt đang ký hợp đồng thuê nhà với Nhà nước.

Thanh tra Chinh phu ket luat gi ve du an 'dat vang' cua BIDV o TP HCM?
Ảnh: Thương Gia.

Trong ranh diện tích nêu trên còn có mặt bằng nhà đất số 121 trệt Nguyễn Huệ do Công ty dịch vụ du lịch Bến Thành quản lý, sử dụng.

Nhà đất số 16 Tôn Thất Thiệp do CTCP Bách hóa Miền Nam quản lý sử dụng, có ký hợp đồng thuê nhà với Công ty quản lý và kinh doanh nhà Thành phố.

Kết luận thanh tra cho thấy UBND TP HCM duyệt giá trị quyền sử dụng đất tại các mặt bằng hợp khối này trước khi giao đất cho BIDV được sử dụng để đầu tư xây dựng dự án theo hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất là không đúng quy định.

Sau khi được giao đất, từ năm 2009 đến nay, BIDV chưa đưa đất vào sử dụng, chưa triển khai thực hiện dự án nhưng TP HCM không có biện pháp xử lý, thu hồi theo quy định. Đến thời điểm thanh tra, dự án chưa triển khai đầu tư. Do đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị TP HCM chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý theo quy định.

Ngoài dự án trên, cơ quan thanh tra còn chỉ rõ một số sai phạm tại các khu "đất vàng", đất công khắp TP HCM như: Dự án cao ốc Madison số 15 Thi Sách (quận 1) do Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 làm chủ đầu tư; Dự án khu đất số 97 Quang Trung, phường 8 quận Gò Vấp do Công ty TNHH Đầu tư địa ốc TP làm chủ đầu tư...

Ngoài ra, những dự án nhà ở vi phạm xây dựng cũng được cơ quan thanh tra nhắc tên như Khu dân cư Tầm Nhìn (phường Tân Tạo A, quận Bình Tân) do Công ty TNHH Đầu tư Địa ốc Khang An làm chủ đầu tư; dự án đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp tại 458 Nguyễn Tất Thành, quận 4 của Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (Resco)…

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP HCM chỉ đạo, thực hiện rà soát, xem xét để xử lý theo quy định đối với các địa chỉ nhà, đất được chuyển mục đích sử dụng có vi phạm pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư xây dựng.

Đồng thời, đề nghị TP HCM thanh tra việc thực hiện quản lý, sử dụng đối với 53 cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước đã và đang giao cho các doanh nghiệp thuộc UBND TP HCM quản lý, báo cáo kết quả cho Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2021.

BIDV đặt kế hoạch 2020 lãi 12.500 tỷ, tăng 16,5% so năm trước

(Vietnamdaily) - Theo báo cáo thường niên vừa được công bố, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID) đặt kế hoạch năm 2020 với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 12.500 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ. 

Đồng thời, BIDV đặt mục tiêu dư nợ tín dụng tăng 9%, huy động vốn tăng 9%, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,7%.

BIDV cho biết sẽ tái cấu trúc toàn diện hoạt động đầu tư nhằm mục tiêu bảo toàn vốn và tuân thủ các quy định về an toàn trong hoạt động đầu tư. Cụ thể là tập trung cấu trúc lại các khoản đầu tư có tỷ lệ sở hữu lớn, triển khai thoái vốn các khoản đầu tư không hiệu quả, tiếp tục thực hiện rà soát hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động chưa hiệu quả.

'Ông lớn' BIDV có những mối lo ngại nào?

(Vietnamdaily) - Mối lo ngại còn lại là triển vọng ảm đạm đối với tăng trưởng tín dụng và tiền gửi. Rất khó để cân bằng tốt giữa tăng trưởng và quản lý rủi ro, đặc biệt với một ngân hàng lớn như BIDV. 

Chứng khoán Sài Gòn (SSI) vừa có báo cáo phân tích về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

BIDV đã triển khai các gói hỗ trợ lớn cho cả khách hàng doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 từ quý 2/2020. Cụ thể, BIDV đã áp dụng mức giảm lãi suất từ 0,5% đến 1,5% để hỗ trợ cho khách hàng, với tổng khoản vay là 25 nghìn tỷ đồng. Chính điều này khiến lợi nhuận trước thuế của BIDV giảm 2,4 - 3 nghìn tỷ đồng. 

Tin mới

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

Nhà Đà Nẵng trở lại thua lỗ sau 7 quý

(Vietnamdaily) - Nhà Đà Nẵng lý giải nguyên nhân thua lỗ là do doanh thu chuyển nhượng bất động sản giảm. Năm trước, công ty ghi nhận doanh thu lớn từ hoạt động chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy B.