Thanh tra 17 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, 2 nhà máy lọc dầu

Thanh tra Chính phủ sẽ thanh tra tại 17 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trên cả nước và 2 Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn.

Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 396/QĐ-TTCP ngày 13/10/2022 về thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu.
Theo quyết định, thời kỳ thanh tra từ ngày 1/1/2017 đến ngày 30/6/2022, khi cần thiết có thể thanh tra những nội dung liên quan trước hoặc sau thời kỳ thanh tra. Thời hạn thanh tra là 60 ngày làm việc thực tế tại đơn vị kể từ ngày công bố Quyết định thanh tra, trừ những ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.
Thanh tra 17 doanh nghiep dau moi xang dau, 2 nha may loc dau
 Ảnh minh họa.
Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ gồm 12 thành viên do ông Dương Quốc Huy, Vụ trưởng Vụ I, Thanh tra Chính phủ làm trưởng đoàn sẽ thực hiện thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu.
Ngoài các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt nam, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các công ty là thương nhân dầu mối (có danh sách kèm theo Quyết định); các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Cụ thể, trong Quyết định 396/QĐ-TTCP, Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra tại một loạt doanh nghiệp đầu mối xăng dầu trên cả nước.
Tại miền Bắc, các doanh nghiệp đầu mối nằm trong đợt thanh tra có: Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà (Thái Bình); Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội (TP Hà Nội); Công ty TNHH Hải Linh (Phú Thọ); Công ty TNHH MTV- Tổng công ty Xăng dầu Quân đội (Hà Nội); Công ty TNHH Petro Bình Minh (Quảng Ninh).
Miền Trung có 2 doanh nghiệp trong diện thanh tra là Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức (Nghệ An); Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh (TP Đà Nẵng).
Miền Nam có 7 doanh nghiệp trong diện thanh tra: Tổng công ty Dầu Việt Nam (TP HCM); Công ty TNHH thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil (TP HCM); Tổng công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ-CTCP (tỉnh Bình Dương); Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Đồng Tháp); Công ty cổ phần Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (Hậu Giang); Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng (TP HCM); Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa (tỉnh Đồng Nai)
Ngoài ra, đoàn thanh tra cũng tiến hành thanh tra 2 đơn vị sản xuất xăng dầu (PVN có cổ phần chi phối và không chi phối): Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (địa chỉ số 208 Hùng Vương, Trần Phú, TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) và Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn (địa chỉ Khu kinh tế Nghi Sơn, xã Hải Yến, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa).

>>> Mời độc giả xem thêm video Vụ 200 triệu lít xăng giả: Bắt tạm giam thêm một tổng giám đốc

Nguồn: VTV TSTC

Taxi, xe công nghệ chật vật mưu sinh vì "bão giá" xăng dầu

Giữa bão giá xăng dầu, tài xế taxi, xe công nghệ chật vật mưu sinh. Nhiều người phải tạm ngưng chạy vì ‘thu không đủ chi’.

Đứng chờ khách trước một siêu thị trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình (TP.HCM), anh Minh Tuấn (tài xế taxi Mai Linh) cho biết, giá xăng dầu thời gian qua liên tục tăng gây ảnh hưởng rất lớn đến "cần câu cơm" của gia đình anh.

“Giá xăng vượt ngưỡng 32.000 đồng/l mà hãng vẫn "án binh bất động", không hỗ trợ cho tài xế. Do đó, nhiều tài xế phải tạm ngưng chạy trong thời gian này và chờ khi giá xăng giảm mới chạy tiếp", anh Tuấn than thở.

Taxi, xe cong nghe chat vat muu sinh vi
Người dân khó khăn đặt taxi, xe công nghệ qua app

Nguyễn Nam, đối tác của ứng dụng GrabCar cho biết, giá xăng dầu tăng gây sụt giảm doanh thu nhưng anh vẫn cố gắng "cày" để kiếm tiền trang trải cuộc sống, trả lãi ngân hàng.

"Ngày nào chở khách cũng nghe người ta than vãn cước xe cao, không muốn đặt xe công nghệ nữa. Nhưng họ đâu biết rằng, giá tăng không phải do chúng tôi”, nam tài xế phân trần.

Anh cho biết, mặc dù xăng dầu tăng giá nhưng phía đơn vị cung ứng công nghệ vẫn chưa có chính sách hỗ trợ cho đối tác khi vẫn thu đủ chiết khấu. Mỗi chuyến xe, app thu của tài xế khoảng 30%.

Trong khi đó, khách đi xe công nghệ phải trả tiền nhiều hơn nhưng tài xế cũng không được hưởng lợi, thậm chí bị thiệt hại do số tiền cước tăng thêm chưa đủ bù cho tiền đổ xăng tăng cao, còn lượng khách đi xe giảm do giá cước cao.

Taxi, xe cong nghe chat vat muu sinh vi

Tài xế Grab "nhảy việc", bỏ đón khách để chuyển hướng sang giao hàng

Khó đặt xe vì tài xế đua nhau tắt app

Thời gian gần đây, nhiều khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ gọi xe hoặc giao hàng trên các app công nghệ phàn nàn về việc khó gọi được shipper hoặc phải chờ rất lâu mới có người nhận cuốc. Nguyên nhân là hiện nay do ảnh hưởng của giá xăng tăng, thu nhập giảm sút khiến tài xế phải tắt app, tạm ngưng hoạt động vì ‘‘thu không đủ chi".

Anh Tấn Vinh, nhân viên văn phòng có trụ sở trên đường Điện Biên Phủ (quận 10, TP.HCM) cho biết sau giờ làm việc rất khó đặt xe qua app.

Anh Vinh đặt xe 4 chỗ qua app của Be cho quãng đường từ công ty về nhà ở Ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình) lên gần 150 nghìn đồng, gấp đôi trước đây.

“Mọi khi chờ 2-3 phút là có xe ngay thì nay tôi đợi 15 - 20 phút mà tài xế vẫn chưa đến. Thậm chí, có lúc tài xế còn huỷ cuốc. Đáng lẽ giá cước cao thì đồng nghĩa với chất lượng phục vụ nhanh và tốt hơn, đằng này lại khiến khách phải chờ đợi lâu hơn…", anh Vinh nói.

Taxi, xe cong nghe chat vat muu sinh vi

Thời gian khách phải chờ đợi xe kéo dài, trong khi giá cước tăng cao

Nhiều tài xế thừa nhận trong bối cảnh giá xăng tăng cao, họ quyết định không chạy qua app nữa mà chọn cách "chạy chui". Họ bật app lên xem, thấy khu vực nào có khách đặt nhiều sẽ tắt app rồi chạy đến kiếm khách.

"Nhiều tài xế tắt app, hủy cuốc rồi lên mạng thỏa thuận với khách hoặc chào mời khách kiểu truyền thống. Vì thế, nhiều khách hàng khó đặt được xe theo cách cũ là điều dễ hiểu", một tài xế thừa nhận.

Trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Việt Linh - Giám đốc truyền thông Be Gruop cho biết, đơn vị có hơn 300 nghìn tài xế ô tô và xe máy nhưng sức ép giá xăng tăng cũng khiến hoạt động của tài xế gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, app không thể tăng giá cước ngay lập tức theo giá xăng vì sẽ ảnh hưởng đến khách hàng.

Tuy nhiên, từ ngày 16/6, để hỗ trợ bác tài yên tâm cung cấp dịch vụ cho khách hàng, Be đã hỗ trợ tiếp tục giữ mức giảm chiết khấu dịch vụ beCar lên đến 10% tại TP.HCM, Bình Dương & Đồng Nai, đồng thời tiếp tục bổ sung nâng cao các chương trình thưởng hỗ trợ doanh thu cho tài xế Be nói chung.

“Hiện nay, nhu cầu đi lại, vận chuyển của người dân trong giai đoạn kinh tế phục hồi sau đại dịch đang tăng cao. Vào khung giờ cao điểm, khách gặp đôi chút khó khăn trong việc tìm được tài xế là điều không thể tránh khỏi”, đại diện Be Gruop chia sẻ.

 

Đề xuất giảm thêm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng có ít?

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/7, PV nêu câu hỏi về việc vừa qua giá xăng dầu đã giảm nhưng xăng dầu trong nước hiện vẫn ở mức gần 33.000 đồng/lít.

Có một số ý kiến cho rằng đề xuất giảm thêm 1.000 đồng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là quá ít. PV cũng đề nghị lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết giải pháp để kiềm chế giá xăng dầu đang không ngừng tăng hiện nay là gì? Xin cho biết giải pháp để kiềm chế giá xăng dầu đang không ngừng tăng hiện nay là gì?

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.