Thanh Hóa: Vì sao cụm CN Hoàng Sơn của Cty 36 bị tạm dừng?

Do vị trí nằm trong quy hoạch bảo tồn di tích lịch sử văn hoá Thành Hoàng Nghiêu nên Cụm công nghiệp Hoàng Sơn (quy mô 23ha) đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định tạm dừng thực hiện.

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản thống nhất với đề nghị của Sở Công Thương về việc tạm dừng thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Hoàng Sơn, huyện Nông Cống cho đến khi có văn bản thông báo mới của UBND tỉnh.
Theo UBND tỉnh Thanh Hóa, do vị trí cụm công nghiệp Hoàng Sơn nằm trong phạm vi, ranh giới khu vực dự kiến quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Thành Hoàng Nghiêu - Căn cứ Nguyễn Chích gắn với phát triển du lịch, giai đoạn 2022-2032; nhiệm vụ quy hoạch đã được Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương, UBND tỉnh đã phê duyệt.
Sau khi quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá Thành Hoàng Nghiêu - Căn cứ Nguyễn Chích gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022-2032 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tỉnh giao Sở Công Thương tham mưu, đề xuất các nội dung liên quan đến việc triển khai dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Hoàng Sơn, huyện Nông Cống; báo cáo chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
Thanh Hoa: Vi sao cum CN Hoang Son cua Cty 36 bi tam dung?
 Thanh Hóa: Vì sao Cụm công nghiệp Hoàng Sơn 140 tỷ của Công ty 36 bị tạm dừng thực hiện? (ảnh minh họa: Internet).
Trước đó, ngày 12/5/2020, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 1642/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp Hoàng Sơn với tổng vốn đầu tư là 140 tỷ đồng, trên diện tích khoảng 23ha tại xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống. Chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 36.
Ranh giới cụ thể như sau: Phía Bắc giáp đất trồng lúa (hành lang đường điện 35 kV); phía Đông giáp hành lang mương tưới của trạm bơm Cổ Đam; phía Nam giáp đất nông nghiệp; phía Tây giáp hành lang kênh N25.
Mục đích đầu tư cụm công nghiệp Hoàng Sơn nhằm phát triển các dự án điện, điện tử, viễn thông, điện lạnh; công nghiệp dệt và may mặc, giày da; chế biến thực phẩm, nước giải khát; chế biến gỗ (không nấu, tẩm và giấy); sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông sản; văn phòng phẩm; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản; sản xuất giấy từ bột giấy tái chế (nguyên liệu bột giấy được thu mua từ các đơn vị khác, không sản xuất bột giấy tái chế); sản xuất các sản phẩm nhựa (ngành nước, gia dụng, công nghiệp) với điều kiện nguyên liệu sản xuất là hạt nhựa; dự án sản xuất các sản phẩm kim loại, linh kiện, phụ kiện kim loại với điều kiện trong quy trình sản xuất không có công đoạn nấu luyện kim, xỉ mạ và các ngành khác có liên quan.
Dự án được chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I đầu tư xây dựng hạ tầng trong phạm vi khu đất 10ha; hoàn thiện phê duyệt, thủ tục đầu tư, báo cáo tác động môi trường, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế thi công, hoàn chỉnh hồ sơ trước quý III/2021. Sau đó, chủ đầu tư triển khai xây dựng đường giao thông nội bộ, vỉa hè, hệ thống điện cao thế, điện hạ thế dùng cho các đơn vị sản xuất và dịch vụ thương mại, hệ thống cấp nước, thoát nước…
Đối với giai đoạn II, chủ đầu tư xây dựng hạ tầng trong phạm vi khu đất 13ha còn lại dự án. Các công việc gồm: Hoàn thiện thủ tục xin thuê đất còn lại; hoàn thiện các công trình PCCC, hệ thống thông tin liên lạc nội bộ, trồng cây xanh, xây dựng hệ thống thu gom rác thải và xử lý nước thải, đầu tư hoàn thiện trạm xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp; hoàn thành xây dựng khu điều hành quản lý cụm công nghiệp, tiếp nhận các nhà đầu tư thứ cấp thực hiện các thủ tục đầu tư các dự án sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp.

Tạm dừng quy hoạch chung cư cũ Giảng Võ: HN bao nhiêu công trình xập xệ?

(Kiến Thức) - Hà Nội sau 4 đợt khảo sát với hơn 1.200 công trình, có 325 công trình ở tình trạng nguy hiểm, hư hỏng có thể dẫn đến phá hủy kết cấu (mức 3); 691 công trình ở tình trạng hư hỏng làm giảm khả năng chịu lực, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng (mức 2); 145 công trình còn đáp ứng yêu cầu sử dụng (mức 1)…

Văn phòng UBND TP Hà Nội vừa có văn bản số 461/TB-VP thông báo kết luận và chỉ đạo của tập thể lãnh đạo UBND thành phố về việc quy hoạch, cải tạo, xây dựng nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố và tại khu chung cư cũ Giảng Võ.

Sau thông tin tạm dừng quy hoạch chung cư cũ Giảng Võ, dư luận đặt câu hỏi, Hà Nội có bao nhiêu công trình xập xệ?

Tam dung quy hoach chung cu cu Giang Vo: HN bao nhieu cong trinh xap xe?
 Công trình nhà C8 Giảng Võ, Hà Nội. (Ảnh: Zing.vn).

Hà Nội: Vì sao dự án cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu chậm thực hiện?

Dự án cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu ở Sóc Sơn (Hà Nội) vẫn chưa giải phóng được mặt bằng vì đang bị nhiều người dân thôn Xuân Lai phản đối.

Tìm hiểu của phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, ngày 26/6/2020, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã ban hành quyết định số 2802/QĐ-UBND về việc thành lập cụm công nghiệp làng nghề Xuân Thu, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn với diện tích khoảng 20ha. Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty CP Xây dựng hạ tầng Đại Phong (đề cập chi tiết ở bài sau).
Tổng mức vốn đầu tư dự án khoảng 397,2 tỷ đồng. Trong đó, vốn của nhà đầu tư là 79,4 tỷ đồng (20%), vốn vay từ các tổ chức tín dụng và vốn huy động khác 198,6 tỷ đồng (50%); vốn huy động từ nhà đầu tư thứ phát 119,1 tỷ đồng (30%). Thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật từ quý 3/2020 đến quý 3/2022.

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.