Thanh Hóa: Tiếp nhận hơn 5.000 tin báo tố giác về tội phạm qua VNeID

Từ tháng 11/2022 đến nay, Công an Thanh Hóa đã tiếp nhận, giải quyết hơn 5.000 tin báo tố giác về tội phạm qua ứng dụng VNeID, góp phần giữ vững ANTT.

Ngày 30/10, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, hiện nay, ứng dụng định danh điện tử VNeID là ứng dụng quản lý công dân trên nền tảng kỹ thuật số với các chức năng như khai báo y tế, thông tin bảo hiểm y tế, giấy phép lái xe, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và tố giác tội phạm. Công dân có thể thực hiện các chức năng trên ở mọi lúc, mọi nơi không cần đến trực tiếp cơ quan Công an. Bộ Công an đã triển khai việc tố giác tin báo về tội phạm qua ứng dụng VNeID tạo điều kiện cho người dân, nâng cao hiệu quả giải quyết tố giác tin báo về tội phạm.
Thanh Hoa: Tiep nhan hon 5.000 tin bao to giac ve toi pham qua VNeID

Lực lượng Công an xã tuyên truyền, hướng dẫn người dân tích hợp tài khoản định danh điện tử và các bước thực hiện tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa. 

Khi công dân gửi phiếu tin báo về tội phạm qua ứng dụng VNeID, thông tin sẽ được chuyển trực tiếp đến phần mềm tố giác tin báo về tội phạm của Công an cấp xã. Theo đó, từ tháng 11/2022 đến nay, Công an Thanh Hóa đã tiếp nhận, giải quyết hơn 5.000 tin báo tố giác về tội phạm qua ứng dụng VNeID, góp phần giữ vững an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Nếu như trước đây, Cơ quan Công an tiếp nhận tin báo, kiến nghị, phản ánh thông tin liên quan đến tình hình an ninh, trật tự và tố giác tội phạm phải thông qua các hình thức trao đổi trực tiếp với người dân, tiếp nhận gián tiếp qua điện thoại, hoặc đơn trình báo. Giờ đây, với sự phát triển của công nghệ 4.0, người dân chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản qua ứng dụng VNneID đã có thể tạo các hồ sơ kiến nghị, phản ánh về an ninh, trật tự; tin báo tố giác về tội phạm gửi tới cơ quan Công an, giúp cơ quan chức năng kịp thời tiếp nhận, xác minh thông tin, xử lý các vụ việc có dấu hiệu phạm tội một cách nhanh chóng, hiệu quả.
Mọi thông tin của người tố giác tội phạm được bảo mật, không chia sẻ cho bất kỳ cá nhân, đơn vị, tổ chức nào trong quá trình giải quyết. Như vậy, có thể thấy lợi ích của tài khoản định danh điện tử ngày càng được thể hiện rõ, giúp người dân thực hiện các giao dịch trên môi trường điện tử bảo đảm chính xác thuận tiện và an toàn, trong đó có việc cung cấp tin báo tố giác về tội phạm.
Để phát huy phong trào toàn dân bảo về an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm, giải quyết mâu thuẫn nội bộ trong nhân dân ngay từ cơ sở. Mỗi công dân có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình qua chức năng gửi tố giác tin báo về tội phạm qua ứng dụng VNeID.
>>> Xem thêm video: Chính thức sử dụng VNeID đi máy bay nội địa: Cần lưu ý gì?

Có tài khoản định danh điện tử, căn cước công dân 'bỏ tủ cất đi'

Sau khi đăng ký tài khoản định danh điện tử sẽ được tích hợp thông tin của thẻ căn cước công dân, người dân sẽ không phải mang theo bản cứng bên mình.

Chiều 18/7, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) ra mắt ứng dụng định danh điện tử (VNeID).

Theo Cục C06, hiện các đơn vị của Bộ Công an đã thu thập được gần 6 triệu hồ sơ đăng ký định danh điện tử và đã phê duyệt, kích hoạt cho 10 công dân đầu tiên để sử dụng tài khoản này.

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (mã số định danh cá nhân), mật khẩu. Tài khoản này được tạo bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

Co tai khoan dinh danh dien tu, can cuoc cong dan 'bo tu cat di'

Những công dân đầu tiên được phê duyệt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử.

Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử có hai cấp độ.

“Mức một, công dân có thể trải nghiệm một số tiện ích cơ bản như đọc báo, khai báo y tế... Để đăng ký online, người dùng tải ứng dụng VNeID từ CH Play hoặc App Store. Khi tài khoản được phê duyệt, người dùng sẽ nhận được mật khẩu qua tin nhắn điện thoại, sau đó chỉ cần đăng nhập và sử dụng. Mức hai, người dân có thể sử dụng tất cả các dịch vụ tiện ích mà Bộ Công an cùng các bộ ngành liên quan xây dựng, liên kết”, Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh cho biết.

Co tai khoan dinh danh dien tu, can cuoc cong dan 'bo tu cat di'-Hinh-2

Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh thông tin tại cuộc họp báo.

Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư cũng cho biết thêm, ở mức hai, người dùng phải đến trực tiếp công an địa phương cung cấp số điện thoại, email, để đăng ký. Ai có nhu cầu tích hợp các loại giấy tờ Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, thẻ Bảo hiểm y tế,... cần mang theo các giấy tờ gốc để đối chiếu.

Đặc biệt, khi người dân được kích hoạt tài khoản định danh có thể tích hợp mọi thông tin trên Căn cước công dân gắn chíp. Từ đó sẽ "cho ra đời" một "căn cước công dân điện tử thay thế căn cước bản cứng. Người dân sẽ không cần mang theo bản cứng căn cước công dân, tất cả thao tác đều trên điện thoại.

Có tài khoản định danh điện tử, người dân không cần mang theo CCCD

Sau khi đăng ký tài khoản định danh điện tử sẽ được tích hợp thông tin của thẻ căn cước công dân, người dân sẽ không phải mang theo bản cứng bên mình.

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) vừa ra mắt ứng dụng định danh điện tử (VNeID).

Theo Cục C06, hiện các đơn vị của Bộ Công an đã thu thập được gần 6 triệu hồ sơ đăng ký định danh điện tử và đã phê duyệt, kích hoạt cho 10 công dân đầu tiên để sử dụng tài khoản này.

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (mã số định danh cá nhân), mật khẩu. Tài khoản này được tạo bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

Co tai khoan dinh danh dien tu, nguoi dan khong can mang theo CCCD

10 công dân đầu tiên được phê duyệt tài khoản định danh điện tử. 

Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử có hai cấp độ: “Mức một, công dân có thể trải nghiệm một số tiện ích cơ bản như đọc báo, khai báo y tế... Để đăng ký online, người dùng tải ứng dụng VNeID từ CH Play hoặc App Store. Khi tài khoản được phê duyệt, người dùng sẽ nhận được mật khẩu qua tin nhắn điện thoại, sau đó chỉ cần đăng nhập và sử dụng. Mức hai, người dân có thể sử dụng tất cả các dịch vụ tiện ích mà Bộ Công an cùng các bộ ngành liên quan xây dựng, liên kết”.

Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư cũng cho biết thêm, ở mức hai, người dùng phải đến trực tiếp công an địa phương cung cấp số điện thoại, email, để đăng ký. Ai có nhu cầu tích hợp các loại giấy tờ Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, thẻ Bảo hiểm y tế,... cần mang theo các giấy tờ gốc để đối chiếu.

Đặc biệt, khi người dân được kích hoạt tài khoản định danh có thể tích hợp mọi thông tin trên Căn cước công dân gắn chíp. Từ đó sẽ "cho ra đời" một "căn cước công dân điện tử thay thế căn cước bản cứng. Người dân sẽ không cần mang theo bản cứng căn cước công dân, tất cả thao tác đều trên điện thoại.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.