Thành Cát Tư Hãn đã nhờ thuộc hạ nuốt máu như thế nào?

Để trở thành nhà chinh phạt vĩ đại nhất trong lịch sử, Thành Cát Tư Hãn đã xây dựng được lòng trung thành vô hạn của thuộc hạ, mà câu chuyện hút máu từ vết thương cho ông là minh chứng.

Thành Cát Tư Hãn đã nhờ thuộc hạ nuốt máu như thế nào?
Trong cuốn "Thành Cát Tư Hãn và sự hình thành thế giới hiện đại" (Omega Book và NXB Khoa học - Xã hội xuất bản năm 2018, bản dịch của Võ Phương Linh), Giáo sư người Mỹ Jack Weatherford đã kể lại chi tiết câu chuyện này, với những nguồn sử liệu cổ của Mông Cổ.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Trong một trận chiến trong hành trình giành vị trí người thống lĩnh Mông Cổ giữa Vương Hãn và Trát Mộc Hợp, Thiết Mộc Chân, người sau này sẽ trở thành vị Đại Hãn của Mông Cổ với danh hiệu Thành Cát Tư Hãn, được thủ lĩnh Vương Hãn phân công dẫn đầu đội quân của mình đuổi theo để giao tranh với người bộ tộc Thái Ô Xích về hướng sông Onon. Trong trận chiến này, Thiết Mộc Chân đã bị trúng tên.
Theo truyền thống ở vùng thảo nguyên, các chiến binh thảo nguyên tránh bị dây máu nên ít khi cận chiến một đối một. Họ cũng quan niệm hơi thở hay mùi của kẻ thù mang theo một phần tâm hồn của chúng, nên các chiến binh cũng cố tránh việc bị dơ bẩn khi ngửi mùi kẻ thù. Cho nên họ chiến đấu bằng cách phi ngựa tràn về phía kẻ địch, nhanh chóng bắn tên, rồi quay ngược lại trong lúc vẫn tiếp tục bắn tên và bỏ chạy.
Theo sách "Bí sử của người Mông Cổ" mà Weatherford đã sử dụng để tham khảo, vào cuối ngày giao đấu, Thiết Mộc Chân bị trúng tên ở cổ. Khi tối đến, hai bên hạ vũ khí và dựng trại cạnh nhau trên khu đất mà họ đã giao chiến cả ngày. Điều này có thể kỳ lạ với nhiều người, nhưng với thói quen chiến đấu của người Mông Cổ, thì đây là cách mà họ có thể giám sát đối phương kỹ hơn và tránh bị đột kích.
Tuy vết thương của Thiết Mộc Chân không sâu, nhưng ông đã bất tỉnh sau khi mặt trời lặn. Những vết thương như vậy có nguy cơ nhiễm trùng cao, hoặc có thể trong mũi tên có tẩm thuốc độc. Lúc đó, Jelme, phó chỉ huy, người thân tín trung thành của ông, đã dùng miệng để hút máu ra khỏi vết thương cho ông cả buổi tối.
Do người Mông Cổ quan niệm nhổ máu xuống đất là xúc phạm đất, nên Jelme hút máu ra đều nuốt hết. Đây cũng là cách mà người chiến binh dày dạn kinh nghiệm này làm để không cho đối phương biết chủ tướng của mình đã bị mất nhiều máu đến thế. Chỉ đến khi Jelme quá no, không thể nuốt được nữa, máu bắt đầu nhỏ xuống từ miệng, thì anh ta mới nhổ máu xuống đất.
Theo sách cổ Mông Cổ, sau đó thậm chí Jelme còn khỏa thân đột nhập vào trại của người Thái Xích Ô để trộm sữa về cho chủ tướng uống. Với người Mông Cổ, khỏa thân nơi công cộng là nỗi nhục lớn. Tuy nhiên, Jelme lại dùng cách này để nếu bên quân Thái Xích Ô nhìn thấy, chúng sẽ nghĩ rằng đây là một người của bọn chúng dậy đi vệ sinh, và để lịch sự, chúng sẽ quay đi.
Sáng ra, khi Thiết Mộc Chân tỉnh lại, nhìn thấy vũng máu quanh mình và người bạn đồng hành đang cởi trần, đã bối rối hỏi chuyện gì đang xảy ra. Tuy nhiên ông không thoải mái khi thấy máu ở rất gần mình và đã hỏi "Cậu không thể nhổ nó ở chỗ khác được sao". Dù có vẻ vô ơn, nhưng Thiết Mộc Chân không bao giờ quên rằng Jelme đã cứu mạng mình và sau này, ông đã giao phó cho Jelme chỉ huy những trận chiến quan trọng nhất trong các cuộc chinh phục xuyên các lục địa Á - Âu của mình.
Trong trận đánh đó, quân Thái Xích Ô không biết Thiết Mộc Chân bị thương và giữa đêm, nhiều người trong số chúng đã bỏ trốn. Sáng hôm sau, khi phần lớn quân đối phương đã trốn, Thiết Mộc Chân đã đánh bại người Thái Xích Ô. Các sự kiện này xảy ra vào năm 1201. Năm sau, Thiết Mộc Chân tiếp tục được Vương Hãn tín nhiệm, cử đi đánh người Tatar ở phía Đông.
Theo tác giả Jack Weatherford, câu chuyện về vết thương ở cổ là điển hình cho tài năng gây dựng lòng trung thành của Thiết Mộc Chân, mà không một vị tướng nào của ông bỏ rơi ông trong suốt sáu thập niên chinh chiến. Thiết Mộc Chân cũng không bao giờ trừng phạt hay làm hại tướng của mình. Trong số các vị vua và nhà chinh phục vĩ đại nhất trong lịch sử, lòng tận trung như vậy là có một không hai.

Giải mã tượng đài Thành Cát Tư Hãn khổng lồ nhất thế giới

(Kiến Thức) - Nằm cách Thủ đô Ulan Bator 50 km, trên thảo nguyên rộng lớn của Mông Cổ, tượng Thành Cát Tư Hãn cao 40m và được làm từ 250 tấn thép không gỉ. Tượng đài hoàng đế đầu tiên của đế chế Mông Cổ trở thành điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Giải mã tượng đài Thành Cát Tư Hãn khổng lồ nhất thế giới
Giai ma tuong dai Thanh Cat Tu Han khong lo nhat the gioi
 Bức tượng Thành Cát Tư Hãn nổi tiếng thế giới cao 40m nằm cách Thủ đô Ulan Bator 50 km, trên thảo nguyên rộng lớn của Mông Cổ. Người ta có thể nhìn thấy bức tượng khổng lồ này từ xa.

Bật mí mỹ nhân được Thành Cát Tư Hãn sủng ái cả đời

(Kiến Thức) - Thành Cát Tư Hãn là người sáng lập đế chế Mông Cổ hùng mạnh một thời. Bên cạnh Thành Cát Tư Hãn có rất nhiều mỹ nhân vây quanh. Trong số này đáng chú ý là người vợ đầu tiên của ông - Bột Nhi Thiếp được đánh giá là tài giỏi, đứng sau thành công của Thành Cát Tư Hãn.

Bật mí mỹ nhân được Thành Cát Tư Hãn sủng ái cả đời
Bat mi my nhan duoc Thanh Cat Tu Han sung ai ca doi
 Với tài cầm quân xuất sắc, Thành Cát Tư Hãn đã dẫn dắt quân đội Mông Cổ chinh phục được 24 triệu km2, chiếm 16% tổng diện tích toàn cầu. 

Tiết lộ đáng sợ về cháu nội "hiếu chiến" của Thành Cát Tư Hãn

(Kiến Thức) - Húc Liệt Ngột, em trai Hốt Tất Liệt và là cháu nội Thành Cát Tư Hãn, nổi tiếng với nhiều chiến dịch quân sự. Trong số này này, Húc Liệt Ngột từng cho quân xâm lược Iraq và cho người phá hủy nhà thờ Hồi giáo lớn Samarra - một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất thế giới.

Tiết lộ đáng sợ về cháu nội "hiếu chiến" của Thành Cát Tư Hãn
Tiet lo dang so ve chau noi
 Húc Liệt Ngột (1217-1265) được người đời nhớ đến là một Hãn vương của Mông Cổ. Ông là em trai Hốt Tất Liệt và là cháu nội Thành Cát Tư Hãn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới