Thăng Long tứ quán huyền thoại Việt Nam bây giờ ra sao?

Thăng Long tứ quán huyền thoại Việt Nam bây giờ ra sao?

Thăng Long tứ quán gồm 4 quán thờ đạo Lão nổi tiếng nhất Kinh thành Thăng Long xưa, gồm quán Trấn Vũ, quán Huyền Thiên, quán Đồng Thiên và quán Đế Thích...

1. Trong  Thăng Long tứ quán, quán Trấn Vũ chính là đền Quán Thánh, ngôi đền cổ nằm trên đường Thanh Niên của Hà Nội ngày nay. Theo các tư liệu cổ, đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Đây là ngôi đền có quy mô to lớn và đẹp bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa.
1. Trong Thăng Long tứ quán, quán Trấn Vũ chính là đền Quán Thánh, ngôi đền cổ nằm trên đường Thanh Niên của Hà Nội ngày nay. Theo các tư liệu cổ, đền có từ đời Lý Thái Tổ (1010-1028). Đây là ngôi đền có quy mô to lớn và đẹp bậc nhất của kinh thành Thăng Long xưa.
Đền Quán Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc theo quan niệm dân gian. Ngài cũng được coi là một vị thần hộ mệnh của Kinh thành Thăng Long.
Đền Quán Thánh là nơi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc theo quan niệm dân gian. Ngài cũng được coi là một vị thần hộ mệnh của Kinh thành Thăng Long.
Đền đã trải qua các đợt trùng tu lớn vào các năm 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893, 1941. Diện mạo ngày nay của đền Quán Thánh về cơ bản có từ đợt tu sửa vào năm 1836-1838 dưới thời vua Minh Mạng.
Đền đã trải qua các đợt trùng tu lớn vào các năm 1618, 1677, 1768, 1836, 1843, 1893, 1941. Diện mạo ngày nay của đền Quán Thánh về cơ bản có từ đợt tu sửa vào năm 1836-1838 dưới thời vua Minh Mạng.
Với vị trí đắc địa bên hồ Tây cùng khuôn viên rộng và quy mô kiến trúc bề thế, đền Quán Thánh là một địa danh du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm thủ đô.
Với vị trí đắc địa bên hồ Tây cùng khuôn viên rộng và quy mô kiến trúc bề thế, đền Quán Thánh là một địa danh du lịch nổi tiếng, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước khi ghé thăm thủ đô.
2. Quán Huyền Thiên trong Thăng Long tứ quán ngày nay là chùa Huyền Thiên, số 54 phố Hàng Khoai. Theo các sử liệu cũ, quán Huyền Thiên được lập từ thời Lý và sớm nổi tiếng như một trung tâm tu học đạo Lão, trong thời hoàng kim của tôn giáo này ở Việt Nam.
2. Quán Huyền Thiên trong Thăng Long tứ quán ngày nay là chùa Huyền Thiên, số 54 phố Hàng Khoai. Theo các sử liệu cũ, quán Huyền Thiên được lập từ thời Lý và sớm nổi tiếng như một trung tâm tu học đạo Lão, trong thời hoàng kim của tôn giáo này ở Việt Nam.
Tương truyền, có lần Huyền Thiên Trấn Vũ qua đây, thấy cảnh đẹp nên đã dừng lại tắm ở giếng này và phù trợ cho dân trong vùng. Sau đấy, dân lập quán thờ ngài.
Tương truyền, có lần Huyền Thiên Trấn Vũ qua đây, thấy cảnh đẹp nên đã dừng lại tắm ở giếng này và phù trợ cho dân trong vùng. Sau đấy, dân lập quán thờ ngài.
Cuối thời Hậu Lê, đạo Lão suy tàn, quán Huyền Thuyên chuyển thành chùa thờ Phật. Công trình được tu bổ, sửa chữa nhiều lần và định hình kiến trúc từ cuối thời Nguyễn. Sau khi bị phá hủy do chiến tranh, chùa được xây lại năm 1948, trùng tu lớn năm 2014.
Cuối thời Hậu Lê, đạo Lão suy tàn, quán Huyền Thuyên chuyển thành chùa thờ Phật. Công trình được tu bổ, sửa chữa nhiều lần và định hình kiến trúc từ cuối thời Nguyễn. Sau khi bị phá hủy do chiến tranh, chùa được xây lại năm 1948, trùng tu lớn năm 2014.
Dấu ấn của thời còn nằm trong "Thăng Long Tứ quán" vẫn hiện diện rõ nét tại chùa Huyền Thiên, thể hiện qua pho tượng ngài Huyền Thiên Trấn Vũ có kích thước lớn, được tạo tác sinh động, đặt ở nhà bái đường.
Dấu ấn của thời còn nằm trong "Thăng Long Tứ quán" vẫn hiện diện rõ nét tại chùa Huyền Thiên, thể hiện qua pho tượng ngài Huyền Thiên Trấn Vũ có kích thước lớn, được tạo tác sinh động, đặt ở nhà bái đường.
3. Quán Đồng Thiên trong Thăng Long tứ quán ngày nay là chùa Kim Cổ ở 73 phố Đường Thành. Theo sử sách, chùa Kim Cổ xưa thuộc địa phận thôn Kim Cổ, vốn là nơi tọa lạc cung điện vua Lý Thánh Tông xây dựng cho Nguyên Phi Ỷ Lan.
3. Quán Đồng Thiên trong Thăng Long tứ quán ngày nay là chùa Kim Cổ ở 73 phố Đường Thành. Theo sử sách, chùa Kim Cổ xưa thuộc địa phận thôn Kim Cổ, vốn là nơi tọa lạc cung điện vua Lý Thánh Tông xây dựng cho Nguyên Phi Ỷ Lan.
Thời gian ở đây, bà Nguyên phi đã cho dựng Đồng Thiên quán. Đầu thời Tây Sơn, quán được dời sang thôn An Thái. Trên khu nền quán cũ, dân làng Kim Cổ đã dựng ngôi đền thờ Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Thời vua Tự Đức, đền thờ thêm cả Phật và chuyển thành chùa Kim Cổ.
Thời gian ở đây, bà Nguyên phi đã cho dựng Đồng Thiên quán. Đầu thời Tây Sơn, quán được dời sang thôn An Thái. Trên khu nền quán cũ, dân làng Kim Cổ đã dựng ngôi đền thờ Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan. Thời vua Tự Đức, đền thờ thêm cả Phật và chuyển thành chùa Kim Cổ.
Chùa từng có quy mô khá lớn, nhưng do quá trình đô thị hóa mà ngày nay chỉ còn rộng khoảng 150 m2. Khu vực cổng và sân chùa từng bị người dân chiếm dụng trong nhiều thập niên. Đến năm 2011 phần diện tích này mới được giải tỏa, trả lại cho ngôi chùa cổ phần nào dáng vẻ vốn có.
Chùa từng có quy mô khá lớn, nhưng do quá trình đô thị hóa mà ngày nay chỉ còn rộng khoảng 150 m2. Khu vực cổng và sân chùa từng bị người dân chiếm dụng trong nhiều thập niên. Đến năm 2011 phần diện tích này mới được giải tỏa, trả lại cho ngôi chùa cổ phần nào dáng vẻ vốn có.
Dấu tích của đạo Lão - tôn giáo gắn liền với Đồng Thiên quán xưa - chỉ còn thể hiện ở bộ tượng Tam Thanh. Các tượng này có kích cỡ tương đối nhỏ, mới được sư trụ trì đặt vào trước bàn thờ Phật thời gian gần đây.
Dấu tích của đạo Lão - tôn giáo gắn liền với Đồng Thiên quán xưa - chỉ còn thể hiện ở bộ tượng Tam Thanh. Các tượng này có kích cỡ tương đối nhỏ, mới được sư trụ trì đặt vào trước bàn thờ Phật thời gian gần đây.
4. Quán Đế Thích trong Thăng Long tứ quán ngày nay là chùa Vua, nằm cạnh khu "chợ giời" phường Phố Huế. Quán xưa thờ Đế Thích đã có từ đầu thế kỷ 15, do một ông hoàng thời Hậu Lê sáng lập do tình yêu với môn cờ tướng (Đế Thích được dân gian coi là vua của môn cờ tướng).
4. Quán Đế Thích trong Thăng Long tứ quán ngày nay là chùa Vua, nằm cạnh khu "chợ giời" phường Phố Huế. Quán xưa thờ Đế Thích đã có từ đầu thế kỷ 15, do một ông hoàng thời Hậu Lê sáng lập do tình yêu với môn cờ tướng (Đế Thích được dân gian coi là vua của môn cờ tướng).
Đế Thích vốn là một vị thần Hindu giáo. Khi du nhập vào Phật giáo phương Bắc, ngài trở thành một vị thần hộ vệ Phật pháp. Theo thời gian, quán Đế Thích đã dần chuyển đổi thành chùa Phật giáo, với việc một điện thờ Phật được xây thêm cạnh đạo quán Lão giáo.
Đế Thích vốn là một vị thần Hindu giáo. Khi du nhập vào Phật giáo phương Bắc, ngài trở thành một vị thần hộ vệ Phật pháp. Theo thời gian, quán Đế Thích đã dần chuyển đổi thành chùa Phật giáo, với việc một điện thờ Phật được xây thêm cạnh đạo quán Lão giáo.
Vào cuối thế kỷ 19, xung quanh chùa Vua vẫn là một khu đất trống vắng với nghĩa địa của người Pháp ở phía Bắc. Sang thế kỷ 20, nghĩa địa được di dời, phố xá mọc lên và hồ bán nguyệt của chùa bị lấp. Hiện nay, một phần diện tích của chùa cũ đã bị bị cư dân lấn chiếm.
Vào cuối thế kỷ 19, xung quanh chùa Vua vẫn là một khu đất trống vắng với nghĩa địa của người Pháp ở phía Bắc. Sang thế kỷ 20, nghĩa địa được di dời, phố xá mọc lên và hồ bán nguyệt của chùa bị lấp. Hiện nay, một phần diện tích của chùa cũ đã bị bị cư dân lấn chiếm.
Các công trình chính của chùa Vua gồm cổng tam quan, điện Thiên Đế và chùa Hưng Khánh. Nét đặc biệt của ngôi chùa này là sự hiện diện của một bàn cờ khổng lồ, là nơi diễn ra các cuộc đấu cờ người, hoạt động truyền thống thường niên ở chùa Vua.
Các công trình chính của chùa Vua gồm cổng tam quan, điện Thiên Đế và chùa Hưng Khánh. Nét đặc biệt của ngôi chùa này là sự hiện diện của một bàn cờ khổng lồ, là nơi diễn ra các cuộc đấu cờ người, hoạt động truyền thống thường niên ở chùa Vua.
Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.

GALLERY MỚI NHẤT