Thắng lợi to lớn trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc

Cách đây 70 năm, trải qua tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp cùng hàng loạt cuộc tiếp xúc song phương và đa phương, Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Ðông Dương được ký kết..

...với ba Hiệp định đình chỉ chiến sự riêng rẽ ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Ngày 21/7/1954, các bên tham gia đã đồng thuận đưa ra Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị Geneva. Ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và Tuyên bố cuối cùng về Hội nghị là những văn kiện pháp lý quốc tế đa phương đầu tiên của nước ta.
Thang loi to lon tren con duong bao ve nen doc lap dan toc
Quang cảnh Hội nghị Geneva 1954. (Ảnh tư liệu) 
Với Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, lần đầu trong lịch sử dân tộc, các quyền cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ chính thức được khẳng định trong một điều ước quốc tế và được các nước tham dự Hội nghị Geneva thừa nhận. Chính phủ Pháp và các nước tham gia Hội nghị Geneva phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tuyệt đối không can thiệp công việc nội bộ của Việt Nam; quân đội Pháp phải rút về nước. Miền bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng, bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương lớn và vững chắc cho nhân dân miền nam tiếp tục cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Cùng với Chiến thắng Ðiện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Geneva kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cũng như chấm dứt hoàn toàn sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân cũ kéo dài gần 100 năm tại Việt Nam. Hiệp định là dấu mốc quan trọng, một thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, mở ra giai đoạn mới cho cách mạng Việt Nam tiến tới hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Hiệp định còn là thắng lợi chung của ba nước Ðông Dương. Ðây cũng là sự kiện lịch sử tạo nên tiếng vang lớn và mang đến sức cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, phụ thuộc. Từ năm 1954 đến năm 1964, có tới 17 trong 22 thuộc địa của Pháp đã giành độc lập; riêng năm 1960 có tới 17 nước ở khu vực châu Phi tuyên bố độc lập.
Bảy thập niên đã trôi qua kể từ ngày Hiệp định Geneva được ký kết nhưng những bài học quý giá từ quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định vẫn còn nguyên giá trị trong bối cảnh hiện nay. Trước hết, đó là bài học đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc cao nhất trong đối ngoại. Ðó cũng là các bài học về sự độc lập, tự chủ trong ngoại giao, đàm phán quốc tế; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững; hiệp đồng trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, tạo sức mạnh tổng hợp để đi đến thắng lợi cuối cùng; biết thắng từng bước để đi đến chiến thắng hoàn toàn trong bối cảnh chênh lệch về tương quan lực lượng; kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh dư luận, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, các lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên hết, bài học bao trùm là sự lãnh đạo thống nhất, tuyệt đối của Ðảng đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta nói chung và mặt trận ngoại giao nói riêng.
Hành trang quý giá từ Hiệp định Geneva đã được vận dụng linh hoạt và sáng tạo trong đàm phán, ký kết Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại Việt Nam năm 1973, cũng như trong triển khai công tác đối ngoại hiện nay. Thực hiện đường lối đổi mới của Ðảng ta về công tác đối ngoại, Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng tự hào về đối ngoại, ngoại giao. Ðến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 193 nước thành viên Liên hợp quốc, có quan hệ Ðối tác chiến lược và Ðối tác chiến lược toàn diện với năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, có mạng lưới quan hệ Ðối tác chiến lược và Ðối tác toàn diện với 30 nước. Việt Nam cũng là thành viên tích cực, có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế lớn, đồng thời xây dựng được mạng lưới liên kết kinh tế rộng mở với khoảng 60 nền kinh tế trên thế giới. Vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao, góp phần giữ vững hòa bình, hợp tác phát triển và tiến bộ trên thế giới.
Với Hiệp định Geneva, ngoại giao Việt Nam đã khẳng định tâm thế, bản lĩnh, trí lực của một dân tộc có ý chí quật cường bảo vệ nền độc lập; thấm đượm tinh hoa văn hóa dân tộc và tư tưởng, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang chứa đựng những bài học quý báu, sống mãi với thời gian, để lớp lớp thế hệ sau kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong công cuộc bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Chiều 28/8, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đang ở thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Thủ tướng Lý Hiển Long và đoàn đại biểu cấp cao Singapore thăm Việt Nam đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023) và 10 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (2013-2023); cho rằng chuyến thăm là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của quan hệ hai nước.

Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược Toàn diện

Tổng Bí thư đánh giá cao các nội dung được thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước về Tuyên bố chung về việc nâng tầm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Việt Nam và Hoa Kỳ nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược Toàn diện
Chiều 10/9/2023, ngay sau Lễ đón chính thức, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ thăm cấp nhà nước Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

PCT Phạm Ngọc Linh tham dự Lễ ra mắt sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phó Chủ tịch VUSTA - Phạm Ngọc Linh đã tham dự và đón nhận sách tặng tại buổi Lễ ra mắt cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

PCT Pham Ngoc Linh tham du Le ra mat sach cua Tong Bi thu Nguyen Phu Trong
Toàn cảnh buổi lễ
Buổi lễ diễn ra vào chiều 21/6, tại Hà Nội, do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức.
Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan liên quan tổ chức biên tập, xuất bản. Được triển khai từ tháng 3/2023, cuốn sách đã hoàn thành, ra mắt vào dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2024), 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024).
Cuốn sách tuyển chọn 92 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, trong đó bài viết sớm nhất là năm 1968. Nội dung các bài phát biểu, bài viết thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại, bản sắc và hội nhập, tạo nguồn lực nội sinh và huy động sức mạnh của văn hóa, con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
PCT Pham Ngoc Linh tham du Le ra mat sach cua Tong Bi thu Nguyen Phu Trong-Hinh-2
Cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Nội dung cuốn sách gồm ba phần. Trong đó, phần thứ nhất “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, gồm 19 bài phát biểu, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương, Hội nghị công tác tư tưởng - văn hóa toàn quốc, Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc,... Với những lập luận đầy sức thuyết phục, những dẫn chứng rất phong phú và sinh động, đồng chí đã lý giải cụ thể nội hàm của khái niệm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; phân tích vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng giải pháp để phát huy đầy đủ, toàn diện giá trị văn hoá.
Phần thứ hai “Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững”, tuyển chọn 73 bài phát biểu, bài viết, thư của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với các lĩnh vực văn hóa cũng như quá trình xây dựng, phát triển của các cơ quan văn hóa. Với thực tiễn phong phú và tư duy lý luận sắc bén, sự am hiểu sâu sắc về đặc trưng của từng loại hình văn hóa, đồng chí Tổng Bí thư đã có những chỉ đạo toàn diện, đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật; giáo dục, đào tạo; khoa học, công nghệ; báo chí, xuất bản…
Phần thứ ba “Từ luận điểm văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống”, tuyển chọn 32 bài viết, trả lời phỏng vấn của các cán bộ, đảng viên và nhân dân trong nghiên cứu, học tập và triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, gắn với xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam.
Cuốn sách tuyển chọn hơn 90 bức ảnh tư liệu quý, ghi lại những hình ảnh của Tổng Bí thư trong các hoạt động văn hóa, hội nghị văn hóa; các chuyến đi thăm, làm việc với các địa phương; các cuộc làm việc với các cơ quan, đơn vị trong ngành Văn hóa; các buổi gặp gỡ văn nghệ sĩ, trí thức trên mọi miền Tổ quốc.
PCT Pham Ngoc Linh tham du Le ra mat sach cua Tong Bi thu Nguyen Phu Trong-Hinh-3
Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, những nội dung cốt lõi, ý nghĩa, giá trị sâu sắc của cuốn sách cần sớm được lan tỏa, góp phần tạo chuyển biến quan trọng, hiệu quả từ nhận thức đến hành động trong toàn Đảng và toàn xã hội đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Đồng chí yêu cầu cơ quan tuyên giáo các cấp và các cơ quan báo chí, xuất bản khẩn trương tập trung tuyên truyền, giới thiệu những nội dung cốt lõi, ý nghĩa, giá trị sâu sắc của cuốn sách đến đông đảo cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật khẩn trương phối hợp tổ chức biên dịch nội dung cuốn sách ra nhiều ngoại ngữ, góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của Việt Nam.
Ban Cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, Hội Liên hiệp văn học, nghệ thuật Trung ương, các hội thành viên tổ chức cho các đơn vị và đội ngũ cán bộ, đảng viên, hội viên nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung cuốn sách trong đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ cả nước. Hệ thống giáo dục toàn quốc căn cứ nội dung cuốn sách xây dựng thành tài liệu học tập, nghiên cứu về văn hóa.
Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cũng yêu cầu các chi bộ đảng tổ chức sinh hoạt chuyên đề nghiêm túc, hiệu quả về nội dung cuốn sách. Các cấp ủy, tổ chức đảng, các cấp, các ngành, địa phương nghiên cứu, quán triệt, triển khai các quan điểm chỉ đạo của Đảng và đồng chí Tổng Bí thư về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; cụ thể hóa, vận dụng sáng tạo, phù hợp thực tiễn và chức năng, nhiệm vụ được giao trong quá trình tổng kết lý luận và thực tiễn, xây dựng văn kiện đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.
PCT Pham Ngoc Linh tham du Le ra mat sach cua Tong Bi thu Nguyen Phu Trong-Hinh-4
Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh (thứ 2 từ phải sang) và các đại biểu nhận sách tặng tại buổi lễ
Là nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt quan tâm xác định tầm nhìn chiến lược của Đảng và dân tộc; coi trọng tổng kết thực tiễn để không ngừng bổ sung, hoàn thiện lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước ta; thường xuyên chỉ đạo, nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng; bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Không chỉ riêng với lĩnh vực văn hóa, các bài viết, bài phát biểu thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của đồng chí Tổng Bí thư trên các lĩnh vực, với các ngành, các cấp, các địa phương. Là một Giáo sư, một nhà khoa học lớn của đất nước, Đồng chí đã luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao sâu sắc mọi hoạt động của đội ngũ trí thức nước nhà, trong đó có trí thức Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã có hai bài phát biểu quan trọng đối với đội ngũ trí thức và với VUSTA: Bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Hà Nội, ngày 03/6/2015) và Bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp mặt đội ngũ trí thức (18/5/1963 - 18/5/2023) và 40 năm Ngày thành lập Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (26/3/1983 - 26/3/2023).
Hai bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, mang tầm chiến lược của người đứng đầu Đảng ta đối với đội ngũ trí thức và đã trở thành “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động của VUSTA và đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ nước nhà. Nhà Xuất bản Tri thức (đơn vị trực thuộc VUSTA) đã xuất bản cuốn sách đăng toàn văn hai bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Cuốn sách đã được VUSTA phát hành rộng rãi tới các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương cũng như trong toàn hệ thống VUSTA./.
PCT Pham Ngoc Linh tham du Le ra mat sach cua Tong Bi thu Nguyen Phu Trong-Hinh-5
Cuốn sách Phát biểu của Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí thức và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới 2025 và hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930 - 3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dành thời gian trả lời phỏng vấn báo chí.
Quân đội nhân dân Việt Nam- Niềm tự hào dân tộc

Quân đội nhân dân Việt Nam- Niềm tự hào dân tộc

Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam - Bí thư Quân ủy Trung ương Tô Lâm với tiêu đề "QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM - NIỀM TỰ HÀO DÂN TỘC".
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Kinh tế TW

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Ban Kinh tế TW phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Không chậm trễ được nữa

Theo Tổng Bí thư, Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, đã triển khai và cả hệ thống chính trị, toàn dân ủng hộ. "Không chậm trễ được nữa, để lỡ thời cơ cũng là có lỗi với đất nước và nhân dân...".
Tuyên bố chung Việt Nam- Bulgaria

Tuyên bố chung Việt Nam- Bulgaria

Việt Nam - Bulgaria đã ra Tuyên bố chung khẳng định các cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước trong việc đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh và nhu cầu.
Dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm

Dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm

Thủ tướng đề nghị rà soát lại dự án luật theo tinh thần đổi mới, phân cấp, quản lý theo quy luật thị trường, khuyến khích đổi mới sáng tạo, dứt khoát bỏ tư duy không quản được thì cấm.