Tháng 2 có 28 ngày không dựa trên bất cứ cơ sở khoa học nào?

Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu nhất, việc tháng 2 có 28 ngày không dựa trên bất cứ cơ sở khoa học nào ngoài sự “mê tín” của người La Mã.

Hiện nay, gần như toàn bộ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều sử dụng lịch Gregorian (hay lịch dương) như một cách chính thức để xác định thời gian. Chúng ta thường nghĩ rằng việc chia một năm thành 12 tháng là quy luật cố định từ trước đến nay, nhưng thực tế thì lại khác xa như vậy.

Thang 2 co 28 ngay khong dua tren bat cu co so khoa hoc nao?

Lịch Gregorian (hay lịch dương) là bộ lịch được sử dụng chính thức hiện nay

Trước khi lịch Gregorian ra đời, lịch Julius đã được sử dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ cho đến tận năm 1927. Thậm chí, trước đó còn có cả lịch La Mã.

Lịch La Mã ban đầu chỉ chia một năm thành 10 tháng dựa trên chu kỳ của Mặt Trăng. Nếu so sánh với lịch hiện nay, 10 tháng đó sẽ rơi vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 12, còn khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2 sẽ không được đặt tên.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến điều này là vì khoảng thời gian 2 tháng đầu năm là mùa đông, thời tiết lạnh giá khiến các loại cây trồng không thể phát triển và cho ra sản phẩm. Chính vì thế mà khoảng thời gian này được xem là không cần thiết.

Đến khoảng thế kỷ thứ 8 TCN, Vua La Mã Numa Pompilius đã quyết định bổ sung thêm 2 tháng mới vào lịch là tháng 1 và tháng 2 để đủ 12 chu kỳ trăng của một năm.

Thang 2 co 28 ngay khong dua tren bat cu co so khoa hoc nao?-Hinh-2

Lịch La Mã được tính theo chu kỳ Mặt Trăng

Người La Mã lúc bấy giờ lại xem số chẵn là những con số không may mắn, chính vì thế mà một tháng của họ chỉ có 29 hoặc 31 ngày thay vì 30.

Thật không may, bất kỳ số lẻ nào, nếu nhân lên 12 lần đều cho kết quả là một số chẵn. Điều đó có nghĩa nếu họ muốn tổng số ngày của một năm là một số lẻ (365 ngày) thì phải có ít nhất một tháng trong năm có số ngày chẵn.

Sau khi thảo luận, người La Mã đã quyết định chọn tháng 2 là tháng duy nhất trong năm có 28 ngày vì đây cũng là thời gian mà họ tôn vinh những người đã khuất. Có lẽ họ cảm thấy không có điều gì xui xẻo hơn là cái chết nữa chăng?

Thang 2 co 28 ngay khong dua tren bat cu co so khoa hoc nao?-Hinh-3

Julian là bộ lịch được tính theo chu kỳ Mặt Trời đầu tiên

Đến năm 46 TCN, Julius Caesar, một vị tướng và chính khách người La Mã, đã sắp xếp lại lịch để phản ánh chu kỳ của Mặt Trời thay vì Mặt Trăng như trước đó, và bộ lịch này được gọi là lịch Julius. Một năm sau, lịch mới này được chính thức đưa vào sử dụng rộng rãi.

Mãi đến tận năm 1583, Giáo hoàng Gregory XIII đã tiến hành tinh chỉnh lại và cho ra đời lịch Gregorian mà chúng ta biết đến ngày nay. Nhưng bằng một cách kỳ diệu nào đó, tháng 2 với độ dài 28 ngày vẫn tồn tại sau bao nhiêu lần thay đổi. Tất nhiên, vào những năm nhuận, con số này sẽ tăng lên thành 29 ngày, nhưng đó lại là cả một câu chuyện khác.

Sự thật giật mình nước Anh “bốc hơi” 11 ngày năm 1752

(Kiến Thức) - Từ ngày 3 - 13/9/1752, không có người nào chào đời tại Anh. Nguyên do là bởi trong lịch của người dân Anh "bốc hơi" 11 ngày trong năm 1752. Điều này xảy ra như thế nào là câu hỏi khiến nhiều người tò mò.

Su that giat minh nuoc Anh “boc hoi” 11 ngay nam 1752
Một sự kiện đặc biệt xảy ra trong lịch sử nước Anh là việc "bốc hơi" 11 ngày trong năm 1752

“Siêu máy tính” đi trước thời đại của Hy Lạp cổ đại

(Kiến Thức) - Được trục vớt từ một con tàu đắm ở biển Aegean, "siêu máy tính" Antikythera được đánh giá là phát minh đi trước thời đại của người Hy Lạp cổ đại. Đến nay, giới chuyên gia còn nhiều tò mò về sáng chế này. 

“Sieu may tinh” di truoc thoi dai cua Hy Lap co dai
 "Siêu máy tính" Antikythera được giới khảo cổ tìm thấy trên xác tàu đắm ở biển Aegean gần đảo Antikythera, Hy Lạp vào năm 1902. Sau khi tìm thấy và tiến hành một số kiểm tra, các chuyên gia xác định nó là một phát minh của Hy Lạp cổ đại.

Đọc nhiều nhất

Tin mới