Thán phục nữ sinh viên có đôi chân xương thủy tinh và ước mở trở thành lập trình viên

(Kiến Thức) - Trong tương lai Minh Vân - cô gái có đôi chân xương thủy tinh mong muốn được trở thành một lập trình viên tài ba, được thử sức làm việc trong môi trường chuyên nghiệp để chứng tỏ năng lực bản thân với mọi người.

Minh Vân (sinh năm 1996, Nam Định), tuổi thơ của em gắn liền với bệnh viện, với những dải băng trắng bó kín chân tay. Mọi việc chăm bẵm, bồng bế Vân đều phải rất cẩn thận bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến những mảnh xương thủy tinh mong manh trong cơ thể em vỡ vụn.
Từ bé, Vân đã không chạy nhảy, nô đùa như các bạn cùng trang lứa. Mỗi lần ngã, em đều phải bó bột và nằm bất động trên giường khoảng hai tháng, sức khỏe bị giảm sút và ảnh hưởng lớn đến việc học tập. Dù không nói ra bố mẹ em lo lắng cho tương lai của con gái. Lo em không đủ sức khỏe để đến trường, lo em phải "bước đi trên những mảnh thủy tinh".
Ngày học mẫu giáo, chú Nguyễn Trung Sơn (bố của Vân) đóng cho em một chiếc ghế ngồi cạnh cô giáo vì sợ các bạn trong lớp chạy nhảy vô tình va vào Vân. Nhìn thấy con vui vẻ khi được đi học chú Sơn cũng yên lòng, nhưng mỗi ngày Vân đi học là một ngày lo.
5 tuổi, Minh Vân chỉ nghĩ mình bị ốm không thể ra chơi cùng các bạn, khi nào khỏe em sẽ tự đứng trên đôi chân của mình mà vui đùa. Học chậm hơn các bạn một năm do vấn đề sức khỏe, 7 tuổi, Vân vào lớp 1. Nghe bố mẹ dặn dò không được chạy nhảy vì xương dễ gãy, Vân lờ mờ nhận thức được căn bệnh của mình.
Than phuc nu sinh vien co doi chan xuong thuy tinh va uoc mo tro thanh lap trinh vien
 
Mỗi ngày đến lớp em luôn ngồi im một chỗ từ đầu đến cuối giờ học rồi đợi bố đến đón. Cô học sinh nhỏ được miễn tất cả hoạt động ngoại khóa, các giờ thể dục nhưng Vân thực sự muốn được học thể dục, được chảy nhảy, nô đùa cùng các bạn thay vì chỉ ngồi một góc, nhìn ra cửa sổ. "Lúc em ý thức được bản thân không có khả năng chạy nhảy, nô đùa như các bạn, em thấy mình thật khác biệt, một người không bình thường", Minh Vân nói.
Vân tự dặn lòng phải cố gắng gấp đôi, gấp ba so với các bạn bình thường, để bù lấp được khoảng trống còn thiếu, để theo kịp chương trình. Trở ngại về đôi chân khiến nữ sinh khó khăn trong việc di chuyển, Vân thường tự học ở nhà thay vì đi học thêm. Em học trong sách giáo khoa, sách tham khảo rồi lại xin đề của các thầy cô về tự luyện. Cứ vậy sức học của cô gái xương thủy tinh ngày càng nâng cao, khiến bạn bè nể phục.
Từ năm lớp 1 cho đến hết lớp 12 Minh Vân luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi, từng được lựa chọn vào đội tuyển Hóa của trường cấp 3. Nhưng suốt 12 năm học là 12 năm trên mọi nẻo đường Vân đi đều in hằn đôi bàn chân của bố. Bố đã chấp nhận hy sinh để ở nhà chăm sóc, đưa đón Minh Vân đi học rồi lại phụ giúp công việc của gia đình.
Đều đặn mỗi ngày 2 buổi, bất kể nắng mưa, giá rét các thầy cô đều thấy hình ảnh một người đàn ông trung tuổi, dáng người dong dỏng dìu con gái vào lớp, rồi lại đến đón con khi trống trường vang lên. Bao nhiêu ngày Vân đi học là bấy nhiêu ngày bố sát cánh.
Than phuc nu sinh vien co doi chan xuong thuy tinh va uoc mo tro thanh lap trinh vien-Hinh-2
 Minh Vân mong muốn được trở thành một lập trình viên tài ba.

Năm học 2015 - 2016, Minh Vân đỗ vào khoa Công nghệ Thông tin của trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Hà Nội) với tổng điểm khối A (Toán, Lý, Hóa) là 22 điểm. Thương con gái ham học, bố mẹ bàn bạc: mẹ ở nhà lo việc buôn bán, bố lên Hà Nội thuê một căn phòng chừng 10m2 để tiện chăm sóc con gái.

Thấy kinh phí ở Hà Nội đắt đỏ, công việc ở nhà lại nhiều, Vân đánh liều xin bố cho em chuyển vào ký túc xá còn bố về quê làm cùng mẹ, khi ấy em bắt đầu học năm thứ hai đại học. Hiện Minh Vân đã là sinh viên năm thứ tư của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Trước khi lên đại học, Minh Vân là học sinh lớp chọn tự nhiên của trường THPT Nguyễn Khuyến (Nam Định). Là học sinh khối A nhưng Vân có niềm yêu thích đặc biệt với những tác phẩm văn học, cùng khả năng sáng tác thơ tài tình.

Không được nô đùa với bạn bè, với Vân, bạn của em là những trang sách, những dòng thơ. "Em đến với văn thơ bằng tất cả tấm lòng, em gửi gắm vào văn thơ bằng tất cả niềm tin vào cuộc sống. Đến với thơ em cảm thấy bình yên và cảm thấy cuốc đời tươi đẹp phía trước", Vân bộc bạch.

Đến nay, Vân đã sáng tác được hơn 100 bài thơ về chủ đề gia đình, bạn bè, cuộc sống. Những cảm xúc tình cảm Minh Vân không nói ra nhưng qua từng trang thơ, em sẽ gửi gắm tình cảm đến mọi người:

Những tháng ngày ấy qua hết rồi bố ơi

Đưa con đi mọi nơi bố không lời than mệt

Mệt chi con? Bố không sợ gì hết

Đưa con đến trường bố gửi gắm tin yêu...

Chia sẻ với PV trong những ngày Tết Canh Tý 2020, cô gái trẻ với đôi chân xương thủy tinh mong muốn được trở thành một lập trình viên tài ba, được thử sức làm việc trong môi trường chuyên nghiệp để chứng tỏ năng lực bản thân với mọi người: Minh Vân của ngày hôm nay đã tự bước đi trên chính đôi chân của mình. Mong rằng điều ước nhỏ nhoi của Vân sẽ trở thành sự thật.

>>> Xem thêm video: Nghị lực của "thầy giáo tí hon"

Nguồn: VTC 14.

Cô giáo xương thủy tinh nặng 15 kg “đốn tim” người gặp

(Kiến Thức) - “Không được là cô giáo đứng trên bục giảng thì em làm “cô giáo” ở nhà, cô gái mắc bệnh xương thủy tinh chỉ nặng 15 kg nhưng kiên cường kì lạ.

Đến gặp cô gái 25 tuổi mắc bệnh xương thủy tinh, chỉ nặng 15kg nhưng luôn khao khát và thực hiện ước mơ được làm cô giáo trong một ngày hanh, rét của tiết trời chuyển mình đón Tết, nhóm phóng viên được cô Nguyễn Thanh Sự (53 tuổi, mẹ đẻ của cô gái) đón tiếp.

Đi ngang qua ô cửa sổ của căn buồng cạnh phòng khách, chúng tôi nhìn thấy một cô gái nhỏ bé đang ngồi cho các em học sinh kiểm tra toán. Em chính là Nguyễn Thị Ngọc Tâm (10/11/1990, trú tại Trại 4, xã Yên Quang, huyện Ý Yên, Nam Định).

Co giao xuong thuy tinh nang 15 kg
  Nguyễn Thị Ngọc Tâm cho học sinh làm bài kiểm tra

Giấc mơ được đến trường

Kể về cuộc đời của mình Ngọc Tâm cho biết, Tâm bị bệnh xương thủy tinh từ nhỏ. Khi mới sinh ra một chân của em bị quặt ngược lên trên bụng không thể duỗi thẳng. Đến năm lên 2 tuổi rưỡi, Tâm được gia đình đưa đi bệnh viện Thụy Điển để phẫu thuật. Lần phẫu thuật đó đã giúp chân của Tâm có thể duỗi thẳng ra nhưng em vẫn không thể đi lại được.

Tâm được tặng một chiếc xe lăn nhưng em không đủ sức để điều khiển và di chuyển do chiếc xe quá to còn Tâm thì chỉ nặng 15kg, ngồi lọt thỏm. Nếu muốn ra ngoài cho thoáng thì bố mẹ thường cho em ngồi lên chiếc xe ba bánh mà bố em tự chế đẩy xung quanh sân vườn.

“Cuộc sống của em gắn liền với bệnh viện, năm nào cũng phải đi thăm bác sĩ, không thăm thì lại nhớ không chịu được. Cả 30 mươi ngày thì cả 30 ngày phải uống thuốc. Nhiều khi bị nghẹt thuốc, bố mẹ em phải lấy máy xông thuốc mới qua được. Mà bệnh này của em dễ thăng lắm, bắt đi lúc nào thì em đi lúc đó thôi” - Tâm dí dỏm nói về cuộc đời mình.

Co giao xuong thuy tinh nang 15 kg
Bài thơ Tâm viết về chính số phận của mình 

Sau này đến tuổi đi học, nhìn bạn bè cùng trang lứa cắp sách đến trường, Tâm cũng khao khát được học chữ và thực hiện ước mơ làm cô giáo. Biết được nguyện vọng của con gái, gia đình Tâm cũng hết sức để chắp cánh cho ước mơ này của em.

Ngọc Tâm chia sẻ, thời đi học, chủ yếu là mẹ đưa em đi, còn những lúc mẹ đi làm đồng thì ông bà ngoại đưa đi. Ngày nào cũng như ngày nào dù mưa gió, bão bùng, ông bà ngoại và mẹ của Tâm vẫn cố gắng chở em đến lớp đều đặn rồi lặng lẽ ngồi ngoài cửa lớp chờ để đón em.Và kết quả là năm nào Tâm cũng đạt học sinh giỏi.

Tâm cho hay, điều tuyệt vời nhất của em khi đi học là được bạn bè quan tâm, chơi với em, không có bạn nào kì thị hay trêu chọc em cả. Ở lớp các bạn hay gọi Tâm là “đại sư huynh”, đôi lúc lại đặt cho cái biệt danh là “tể tướng lưu gù”.

“Em nhớ nhất là có một lần thi học kì, trường bất ngờ đổi địa điểm phòng thi. Không còn cách nào khác, bạn thì xách cặp cho em , rồi mấy bạn xúm vào khệ nệ khiêng cái ghế của em sang phòng khác. Điều đó làm em rất cảm động.” – Tâm kể.

9 năm đi học, số lần đến bệnh viện của Tâm mỗi ngày một tăng. Càng lớn Tâm càng mắc nhiều bệnh về tim, phổi, dạ dày… Chính vì thế, Tâm phải bỏ dở giữa chừng con đường học vấn của mình ở cấp hai do điều kiện sức khỏe không đảm bảo, trường cấp ba lại cách xa, nhà không có xe máy để đưa đi.

“Đức năng thắng thiên”

Tâm trải lòng, bản thân không cam lòng nhìn thấy bố mẹ quá vất vả vì phải lo cho em nên tự mình tập đứng, tập đi mặc cho những cơn đau buốt trong xương tủy dày vò cơ thể. Nhưng ông trời lại phụ lòng người tốt, Tâm vẫn không thể đi lại được hay khá hơn.

Tuy vậy, Tâm vẫn không từ bỏ khát vọng sống có ích và ước mơ nhỏ bé được làm cô giáo của mình. Tâm luôn chọn cách chống chọi với bệnh tật như lời bố em dặn là “Con phải học cách đối mặt với nó, áp đảo nó và không chấp nhận đầu hàng thì con mới thắng được nó”.

Do đó, ngay từ khi vẫn học lớp 6 Tâm đã bắt đầu kèm thêm cho hai em lớp dưới sinh năm 95 và giờ có một em đã đang là sinh viên năm 2 của một trường đại học. Cứ như vậy, dần dần số học sinh của em ngày càng tăng. Đỉnh điểm là vào mùa hè, lớp lên đến 20 – 30 em ở các xã đến theo học. Các em này gồm học sinh tất cả học sinh cấp I và cấp II, em nào có nhu cầu muốn được học là Tâm sẽ hướng dẫn.

Tâm nói: “Em thì trình độ không cao nhưng biết đến đâu em sẽ hướng dẫn đến đó. Em cũng không cố định trong một môn mà em mở rộng ở nhiều môn. Chỉ cần các em bảo: cô ơi em chuẩn bị kiểm tra môn này là em sẽ hướng dẫn. Dù không biết nhiều nhưng em cũng cố gắng tìm thông tin làm đề cương cho các em theo đề cương mà cô giáo bộ môn đưa cho các em.”

“Không được là cô giáo đứng trên bục giảng thì em làm “cô giáo” ở nhà vậy. Đó cũng là một cách em thực hiện một góc cạnh nào đó của ước mơ mà em theo đuổi. Mặc dù biết, là cô giáo phải có bằng cấp và được sự công nhận của Nhà nước trong khi em chỉ là....”, Tâm cười nói.

Điều ước giản đơn

Ngoài thời gian kèm các em học sinh, Tâm còn dành thời gian làm thơ, vẽ tranh, viết bài dự thi gửi các báo. Trong cuộc thi "Tôi có 1 ước mơ" trên Đài truyền hình Việt Nam, Tâm đã từng là một trong số những người đoạt giải. Mỗi khi nhận nhuận bút hay giải thưởng, Tâm đều trích tiền mua sách cho các em học sinh của mình.

Khi được hỏi “Nếu em có một điều ước, em sẽ ước điều gì?”, Tâm đáp: “Nếu có một điều ước, em ước mình có sức khỏe  bởi có sức khỏe là có tất cả. Khi có sức khỏe rồi, em có thể kèm thêm cho các em học tập, làm nhiều bài thơ, viết nhiều bài dự thi để có nhiều tiền mua sách cho các em, phần nào phụ giúp cha mẹ tiền thuốc của mình.

Co giao xuong thuy tinh nang 15 kg
 Bài thơ Tâm viết để gửi những người bạn cùng chung số phận

Em mong ước có thể mang những vần thơ do chính mình làm đi đến thật nhiều nơi để được đọc và truyền niềm tin yêu vào cuộc sống tươi đẹp cho các bạn có hoàn cảnh giống với em ở mọi nơi.”

Sau khi nói chuyện với Tâm, chúng tôi bước chân ra về, tiếng Tâm giảng bài cho các em vẫn văng vẳng, em là bông hoa đẹp cho đời dẫu bản thân phải đối mặt với nghịch cảnh...

Cô giáo hắt hơi là gãy xương vẫn đi khắp thế giới

(Kiến Thức) - Đối với cô Julie Stonestreet thì chỉ một cái hắt hơi là vài ngày ốm nằm nhà vì căn bệnh xương thủy tinh.

Cô Julie Stonestreet năm nay 42 tuổi bẩm sinh đã bị bệnh xương thủy tinh – tức bệnh tạo xương bất toàn – khiến xương cô rất dễ gãy.

Cô Julie Stonestreet năm nay 42 tuổi bẩm sinh đã bị bệnh xương thủy tinh – tức bệnh tạo xương bất toàn – khiến xương cô rất dễ gãy.  

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.