Thán phục 8 động vật sở hữu "siêu năng lực" đặc biệt nhất TG

Thán phục 8 động vật sở hữu "siêu năng lực" đặc biệt nhất TG

Không chỉ gây ấn tượng bởi ngoại hình khác lạ, một số loài động vật như: Lửng mật, chuột chũi Đông Phi, chim ruồi, bọ gấu nước hay thằn lằn Basilisk... còn sở hữu những khả năng đặc biệt mà con người chỉ dám mơ ước tới.

Lửng Mật có tên khoa học Mellivora capensis, là một loài  động vật có vú thuộc họ chồn. Chúng sở hữu những "siêu năng lực" khiến chúng ta phải bất ngờ
Lửng Mật có tên khoa học Mellivora capensis, là một loài động vật có vú thuộc họ chồn. Chúng sở hữu những "siêu năng lực" khiến chúng ta phải bất ngờ
Lửng Mật đã là một chiến binh ngay từ khi được sinh ra. Chúng không hề quan tâm đến đối tượng mà mình sắp sửa tấn công, dù đó là nhím, báo, sư tử hay trâu. Có lẽ tính gan dạ này của Lửng Mật xuất phát từ lớp da dày mà răng của các động vật ăn thịt hay thậm chí là nhiều loại vũ khí cũng khó lòng xuyên thủng.
Lửng Mật đã là một chiến binh ngay từ khi được sinh ra. Chúng không hề quan tâm đến đối tượng mà mình sắp sửa tấn công, dù đó là nhím, báo, sư tử hay trâu. Có lẽ tính gan dạ này của Lửng Mật xuất phát từ lớp da dày mà răng của các động vật ăn thịt hay thậm chí là nhiều loại vũ khí cũng khó lòng xuyên thủng.
Loài vật này còn thông minh và ranh ma đến mức dám trộm con mồi của báo hoa mai giấu trên cây cao. Đặc biệt nhất, chúng có khả năng đề kháng nọc độc. Các nhà làm phim về thế giới động vật đã chứng kiến cảnh lửng mật bị rắn hổ lục và rắn lục phì cắn làm nó lịm đi, tưởng chết. Tuy nhiên, chỉ 2 giờ sau, nó đã tỉnh dậy và... khỏe mạnh bình thường.
Loài vật này còn thông minh và ranh ma đến mức dám trộm con mồi của báo hoa mai giấu trên cây cao. Đặc biệt nhất, chúng có khả năng đề kháng nọc độc. Các nhà làm phim về thế giới động vật đã chứng kiến cảnh lửng mật bị rắn hổ lục và rắn lục phì cắn làm nó lịm đi, tưởng chết. Tuy nhiên, chỉ 2 giờ sau, nó đã tỉnh dậy và... khỏe mạnh bình thường.
Chuột chũi Đông Phi, tên gọi khác là chuột chũi hoang mạc, phân bố ở vùng Đông của Châu Phi. Chúng có lớp da nhăn nhúm màu hồng, trụi lông và hàm răng kiếm và xúc giác rất nhạy cảm.
Chuột chũi Đông Phi, tên gọi khác là chuột chũi hoang mạc, phân bố ở vùng Đông của Châu Phi. Chúng có lớp da nhăn nhúm màu hồng, trụi lông và hàm răng kiếm và xúc giác rất nhạy cảm.
Điểm nổi bật của loài chuột này là hầu như không có biểu hiện của sự lão hóa. Tuổi thọ trung bình của chúng gấp 9 lần các loài chuột có kích thước tương đương và hiếm khi mắc ung thư.
Điểm nổi bật của loài chuột này là hầu như không có biểu hiện của sự lão hóa. Tuổi thọ trung bình của chúng gấp 9 lần các loài chuột có kích thước tương đương và hiếm khi mắc ung thư.
Cho đến nay, các khoa học chưa phát hiện thấy dấu hiệu ung thư ở loài động vật này. Nguyên nhân là do, chuột chũi Đông Phi có hẳn một gen có khả năng triệt tiêu khối u. Ngoài ra, chuột chũi Đông Phi còn có một khả năng đặc biệt khác là có thể chịu được 18 phút trong điều kiện không có oxy bằng cách cho cơ thể rơi vào trạng thái sống thực vật, trong khi chuột bình thường sẽ chết sau 20 giây nếu không có oxy.
Cho đến nay, các khoa học chưa phát hiện thấy dấu hiệu ung thư ở loài động vật này. Nguyên nhân là do, chuột chũi Đông Phi có hẳn một gen có khả năng triệt tiêu khối u. Ngoài ra, chuột chũi Đông Phi còn có một khả năng đặc biệt khác là có thể chịu được 18 phút trong điều kiện không có oxy bằng cách cho cơ thể rơi vào trạng thái sống thực vật, trong khi chuột bình thường sẽ chết sau 20 giây nếu không có oxy.
Là một trong những loài chim nhỏ nhất hành tinh nhưng chim ruồi lại sử hữu tốc độ và kỹ thuật bay vô cùng ấn tượng.
Là một trong những loài chim nhỏ nhất hành tinh nhưng chim ruồi lại sử hữu tốc độ và kỹ thuật bay vô cùng ấn tượng.
Trung bình mỗi giây, chim ruồi có thể bay được quãng đường dài gấp 385 lần chiều dài cơ thể. Khi bay, chúng đứng nguyên ở một chỗ và vỗ cánh liên tục, đôi cánh của chúng đập trên 70 lần/giây.
Trung bình mỗi giây, chim ruồi có thể bay được quãng đường dài gấp 385 lần chiều dài cơ thể. Khi bay, chúng đứng nguyên ở một chỗ và vỗ cánh liên tục, đôi cánh của chúng đập trên 70 lần/giây.
Chim ruồi cũng là loài chim duy nhất có khả năng bay tiến, lùi, lên trên và xuống dưới. Chim ruồi có thể bay lơ lửng trong không trung, điều này giúp chúng có thể hút mật hoa dễ dàng khi bay.
Chim ruồi cũng là loài chim duy nhất có khả năng bay tiến, lùi, lên trên và xuống dưới. Chim ruồi có thể bay lơ lửng trong không trung, điều này giúp chúng có thể hút mật hoa dễ dàng khi bay.
Sứa Turritopsis dohrnii - sứa bất tử, là loài thủy tức được phát hiện ở vùng biển Caribe và hiện nay đã lan rộng khắp nhiều vùng biển trên thế giới. Chúng có thể sống thọ hơn bất kì loại động vật nào khác với tuổi thọ kéo dài đến vô cực.
Sứa Turritopsis dohrnii - sứa bất tử, là loài thủy tức được phát hiện ở vùng biển Caribe và hiện nay đã lan rộng khắp nhiều vùng biển trên thế giới. Chúng có thể sống thọ hơn bất kì loại động vật nào khác với tuổi thọ kéo dài đến vô cực.
Năm 1996, các nhà nghiên cứu đã công bố loài sứa này có thể đảo ngược trạng thái từ một cá thể trưởng thành trở về giai đoạn vị thành niên. Khi bị chấn thương, chúng sẽ trở lại hình dáng ban đầu như một con sứa non lúc mới sinh ra. Cơ thể sứa sẽ tự tái tạo tế bào và các mô cơ thể hoàn toàn mới.
Năm 1996, các nhà nghiên cứu đã công bố loài sứa này có thể đảo ngược trạng thái từ một cá thể trưởng thành trở về giai đoạn vị thành niên. Khi bị chấn thương, chúng sẽ trở lại hình dáng ban đầu như một con sứa non lúc mới sinh ra. Cơ thể sứa sẽ tự tái tạo tế bào và các mô cơ thể hoàn toàn mới.
Đa phần các loài sứa bất tử chỉ gặp nạn khi gặp kẻ thù hoặc bị săn bắt.
Đa phần các loài sứa bất tử chỉ gặp nạn khi gặp kẻ thù hoặc bị săn bắt.
Thằn lằn Basilisk hay thằn lằn Chúa có khả năng vô cùng đáng kinh ngạc đó là… chạy như bay trên mặt nước.
Thằn lằn Basilisk hay thằn lằn Chúa có khả năng vô cùng đáng kinh ngạc đó là… chạy như bay trên mặt nước.
Loài thằn lằn độc đáo này sống chủ yếu trong khu rừng nhiệt đới Trung Mỹ, lẩn trốn trong các hốc cây để hâm nóng nhiệt độ cơ thể.
Loài thằn lằn độc đáo này sống chủ yếu trong khu rừng nhiệt đới Trung Mỹ, lẩn trốn trong các hốc cây để hâm nóng nhiệt độ cơ thể.
Thằn lằn Chúa chạy rất nhanh, chúng có thể đạt tốc độ 8,4km/h, đôi khi lên tới 11km/h trên mặt nước. Nguyên nhân là do, giữa các ngón chân thằn lằn có một màng mỏng. Khi chạy trên mặt nước, phần ngón chân xòe rộng ra, tạo thành bề mặt rộng giúp chúng không bị chìm.
Thằn lằn Chúa chạy rất nhanh, chúng có thể đạt tốc độ 8,4km/h, đôi khi lên tới 11km/h trên mặt nước. Nguyên nhân là do, giữa các ngón chân thằn lằn có một màng mỏng. Khi chạy trên mặt nước, phần ngón chân xòe rộng ra, tạo thành bề mặt rộng giúp chúng không bị chìm.
Tôm bọ ngựa (Mantis Shrimp) được biết đến là một loài sinh vật với những khả năng vô cùng đặc biệt.
Tôm bọ ngựa (Mantis Shrimp) được biết đến là một loài sinh vật với những khả năng vô cùng đặc biệt.
Toàn thân tôm bọ ngựa được bao phủ bởi lớp vỏ bảy sắc cầu vồng và đôi mắt chứa đến 16 loại thụ thể ánh sáng khác nhau, cho phép nhìn được ánh sáng cực tím, ánh sáng phân cực và các màu sắc mà con người không thể tưởng tượng được. Ngoài ra, chúng còn có khả năng di chuyển hai mắt một.
Toàn thân tôm bọ ngựa được bao phủ bởi lớp vỏ bảy sắc cầu vồng và đôi mắt chứa đến 16 loại thụ thể ánh sáng khác nhau, cho phép nhìn được ánh sáng cực tím, ánh sáng phân cực và các màu sắc mà con người không thể tưởng tượng được. Ngoài ra, chúng còn có khả năng di chuyển hai mắt một.
Bên cạnh đó, tôm bọ ngựa sở hữu cặp càng vô cùng đặc biệt. Chúng có thể tung ra những "cú đấm thép" nhanh và mạnh nhất trong tự nhiên với vận tốc khoảng 23 m/s cùng với một lực nặng gấp 1.000 lần cơ thể chúng. Tốc độ đó cao đến nỗi làm nước xung quanh móng bị nóng sôi lên, đồng thời dễ dàng xuyên qua lớp vỏ cứng của các loài thủy sinh vật khác.
Bên cạnh đó, tôm bọ ngựa sở hữu cặp càng vô cùng đặc biệt. Chúng có thể tung ra những "cú đấm thép" nhanh và mạnh nhất trong tự nhiên với vận tốc khoảng 23 m/s cùng với một lực nặng gấp 1.000 lần cơ thể chúng. Tốc độ đó cao đến nỗi làm nước xung quanh móng bị nóng sôi lên, đồng thời dễ dàng xuyên qua lớp vỏ cứng của các loài thủy sinh vật khác.
Chim cầm điểu hay còn gọi là chim đàn Li-a (Lyrebird), là loài động vật bản địa của Australia. Loài chim này có khả năng bắt chước tuyệt vời một dải âm thanh nào mà nó đã nghe. Điều này được chúng sử dụng như một cơ chế tự vệ để đe dọa và chạy trốn khỏi các kẻ thù.
Chim cầm điểu hay còn gọi là chim đàn Li-a (Lyrebird), là loài động vật bản địa của Australia. Loài chim này có khả năng bắt chước tuyệt vời một dải âm thanh nào mà nó đã nghe. Điều này được chúng sử dụng như một cơ chế tự vệ để đe dọa và chạy trốn khỏi các kẻ thù.
Chim cầm điểu có thể "nhái" giọng của 20 loài chim khác nhau để thu hút con cái và hót liên tục những bài hát của riêng mình. Không chỉ có thế, chúng bắt chước y hệt cả tiếng "Click" của máy ảnh và tiếng cưa máy, tiếng báo cháy, hoặc thậm chí cả xe lửa.
Chim cầm điểu có thể "nhái" giọng của 20 loài chim khác nhau để thu hút con cái và hót liên tục những bài hát của riêng mình. Không chỉ có thế, chúng bắt chước y hệt cả tiếng "Click" của máy ảnh và tiếng cưa máy, tiếng báo cháy, hoặc thậm chí cả xe lửa.
Bọ gấu nước có tên khoa học là Tardigrade. Loài sinh vật này có khả năng tồn tại trong cả hai điều kiện nóng và lạnh cực độ (mức nhiệt cao nhất là trên 150 độ C và thấp nhất là -273 độ C).
Bọ gấu nước có tên khoa học là Tardigrade. Loài sinh vật này có khả năng tồn tại trong cả hai điều kiện nóng và lạnh cực độ (mức nhiệt cao nhất là trên 150 độ C và thấp nhất là -273 độ C).
Bọ gấu nước rất nhỏ, kích thước chỉ dưới 1mm. Trên kính hiển vi, bọ gấu nước có thân béo tròn, di chuyển bằng 8 chân khá to và khoẻ. Bọ gấu nước không có mắt nhưng bù lại, đầu của nó có một cái miệng rất to và khoẻ, với các mấu sắc cạnh như răng thú để cắn xé thức ăn.
Bọ gấu nước rất nhỏ, kích thước chỉ dưới 1mm. Trên kính hiển vi, bọ gấu nước có thân béo tròn, di chuyển bằng 8 chân khá to và khoẻ. Bọ gấu nước không có mắt nhưng bù lại, đầu của nó có một cái miệng rất to và khoẻ, với các mấu sắc cạnh như răng thú để cắn xé thức ăn.
Theo Live Science, cơ thể nhỏ bé của bọ gấu nước có cấu tạo đặc biệt giúp chúng chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt nhất. Kết quả nghiên cứu năm 2017 cho biết, khả năng sống dai đến mức kinh ngạc của bọ gấu nước là do cấu tạo bao gồm các protein đặc biệt. Chúng có thể phong tỏa các thành phần tế bào dễ tổn thương, tránh cho màng, protein và AND bị phá hủy.
Theo Live Science, cơ thể nhỏ bé của bọ gấu nước có cấu tạo đặc biệt giúp chúng chịu đựng được các điều kiện khắc nghiệt nhất. Kết quả nghiên cứu năm 2017 cho biết, khả năng sống dai đến mức kinh ngạc của bọ gấu nước là do cấu tạo bao gồm các protein đặc biệt. Chúng có thể phong tỏa các thành phần tế bào dễ tổn thương, tránh cho màng, protein và AND bị phá hủy.

GALLERY MỚI NHẤT