Thần đồng giúp nước Tần đoạt 5 thành không tốn một binh sĩ

Triệu Vương nghe xong hết đỗi vui mừng, lấy bản đồ cắt 5 thành trì cho nước Tần, giao cho Cam La mang về dâng cho Tần Vương, đồng thời còn tặng vàng bạc châu báu...

"Thần đồng" chính trị khi mới 12 tuổi

Cam La sống vào thời kỳ Chiến Quốc, là cháu của Cam Mậu, một danh thần nổi tiếng nhà Tần. Cam La được mệnh danh là bậc thần đồng chính trị khi mới 12 tuổi. Cam La tư chất thông minh hơn người, ngay từ khi còn nhỏ đã làm môn hạ dưới chướng Lã Bất Vi, Thừa tướng nước Tần.

Trong một lần Lã Bất Vi gặp chuyện buồn bực vì không thuyết phục được Trương Đường đi sứ nước Yên. Cam La biết chuyện nên muốn thay Lã Bất Vi đến thuyết phục Trương Đường. Lã Bất Vi cho rằng Cam La chỉ là một cậu nhóc 12 tuổi mà ngông cuồng vọng ngữ, không biết tự lượng sức mình, nói: "Bản thân ta là Thừa tướng còn không thuyết phục được nói chi đến một đứa trẻ như ngươi?".

Than dong giup nuoc Tan doat 5 thanh khong ton mot binh si

Cam La mới đáp rằng: "Hạng Thác 7 tuổi đã làm thầy Khổng Tử, vậy tại sao cháu lại không đủ tài trí cơ chứ?". Lã Bất Vi thấy lời lẽ của cậu mạch lạc, dứt khoát, vẻ mặt lại tự tin không một chút do dự nên đồng ý để Cam La đến phủ Trương Đường làm thuyết khách.

Khi Cam La đến, Trương Đường đang nghỉ trong thư phòng. Người hầu vào báo có môn hạ phủ Thừa tướng đến thăm, Trương Đường vội vàng ra đón, không ngờ gặp một cậu bé tuổi mới hơn mười nên coi thường ra mặt. Cam La thấy vậy bèn nói: "Ta đến đây là để cứu mạng tướng quân, cớ sao tướng quân lại xem thường ta như vậy?".

Trương Đường nghe xong đứng ngẩn người một lúc, trong lòng nghi hoặc, không hiểu chuyện gì, hỏi: "Ta làm sao mà phải để một cậu nhóc như ngươi đến cứu?".

Cam La đáp: "Năm xưa Võ An Quân vì không phục tùng Ứng hầu Phạm Thư đi đánh nước Triệu mà bị Ứng hầu giết chết. Tướng quân cho rằng công lao của mình so với Võ An Quân thế nào?".

Trương Đường đáp: "Võ An Quân đánh Đông dẹp Bắc, chiếm được vô số thành trì đất đai cho giang sơn Đại Tần chúng ta, ta làm sao có thể so bì?"

Cam La lại hỏi: "Vậy tướng quân cho rằng Văn hầu (Lã Bất Vi) bây giờ so với Ứng hầu năm xưa thì ai là người nóng tính hơn, có quyền lực lớn hơn? Bây giờ tướng quân không chịu vâng lệnh Văn hầu đi sứ nước Yên, ngày tháng sau này của tướng quân e rằng cũng không còn được bao lâu nữa!".

Trương Đường nghe xong sợ quá toát hết mồ hôi, chân run lập bập đáp: "Không phải là ta không muốn đi, ngặt một nỗi muốn đến nước Yên thì phải qua nước Triệu. Trước đây ta đem quân đi đánh nước Triệu chiếm bao nhiêu đất đai, thành trì của họ. Ngươi nghĩ xem, bây giờ ta đi qua đó liệu có thể yên bình được không?".

Cam La nói: "Chỉ cần tướng quân đồng ý đi sứ nước Yên, ta đảm bảo sẽ đến nước Triệu làm thuyết khách cho tướng quân đi qua an toàn". Trương Đường nghe vậy hết sức vui mừng, cảm tạ Cam La rồi ngoan ngoãn đồng ý đi sứ đến nước Yên. Cam La trở về bẩm báo, Lã Bất Vi vui mừng, bội phục cậu, sau đó dâng sớ bẩm báo Tần Vương cho Cam La đi sứ nước Triệu.

Bấy giờ, Triệu Vương nhận được tin mật báo Tần Vương cho Trương Đường đi sứ nước Yên để hai nhà liên kết đánh mình nên vừa lo lắng vừa giận dữ khi nhớ lại thù xưa. Triệu Vương đang cho người chặn đường đánh Trương Đường thì nghe tin sứ thần của nước Tần vào yết kiến.

Đến nước Triệu, đoán được Triệu Vương đang lo lắng Tần Yên liên minh sẽ bất lợi cho mình, Cam La bèn nói: "Tần Yên liên minh chẳng phải cũng là muốn chiếm đất đai nước Triệu hay sao? Nếu như Triệu Vương có thể cắt 5 thành trì của mình dâng cho nước Tần, tôi có thể quay về bẩm báo Tần Vương hủy bỏ sứ mệnh của Trương Đường. Đảm bảo Tần Vương sẽ không kết minh với nước Yên nữa. Lúc đó một nước mạnh như Triệu đây đem quân đánh Yên thì có khó khăn gì. Lúc đó cái được còn có thể nhiều hơn 5 thành trì kia biết bao nhiêu?".

Triệu Vương nghe xong hết đỗi vui mừng, lấy bản đồ cắt 5 thành trì cho nước Tần, giao cho Cam La mang về dâng cho Tần Vương, đồng thời còn tặng cho Cam La vàng bạc châu báu tỏ lòng cám ơn. Tần Vương không tốn một binh một sĩ mà có được 5 thành trì tại Hà Giản.

Tần Vương vô cùng khâm phục tài trí của Cam La, phong cậu làm Thượng khanh, đồng thời đem toàn bộ đất đai mà trước đây thu hồi của Cam Mậu trao trả lại cho cậu. Đương thời, Thượng khanh là chức quan tương đương với Thừa tướng, đây là quả tài không đợi tuổi vậy.

Lã Bất Vi liên quan thế nào tới cái chết của ông nội Tần Thủy Hoàng?

Tần Hiếu Văn vương là ông nội của Tần Thủy Hoàng chỉ ngồi trên ngai vàng 3 ngày ngắn ngủi. Cho đến bây giờ, cái chết của ông vẫn là bí ẩn lớn.

Lã Bất Vi liên quan thế nào tới cái chết của ông nội Tần Thủy Hoàng?
Theo các tài liệu lịch sử, Tần Hiếu Văn vương (tên thật là Doanh Trụ) là cha của Tần Trang Tương vương và là ông nội của Tần Thủy Hoàng. Không phải ngay từ đầu Doanh Trụ được chọn làm thái tử kế vị ngai vàng. Trước đó, anh trai của Doanh Trụ là Doanh Điệu được vua cha là Chiêu Tương vương chọn làm người kế vị.
Thế nhưng, Doanh Điệu đột ngột qua đời khi ở nước Ngụy nên Doanh Trụ mới có cơ hội trở thành thái tử nước Tần. Sau khi Chiêu Tương vương băng hà vào năm 251 TCN, Doanh Trụ trở thành tân hoàng đế của nước Tần và được gọi là Tần Hiếu Văn vương.

Lý do nhà Tần bá chủ sáu nước nhưng chỉ tồn tại 15 năm

Ji Lianhai nhà sử học và cũng là một giáo viên tại Trường trung học cơ sở thứ hai của Đại học Sư phạm Bắc Kinh tin rằng, sự sụp đổ của nhà Tần không phải do chế độ chuyên chế.

Lý do nhà Tần bá chủ sáu nước nhưng chỉ tồn tại 15 năm

Vào thời Chiến Quốc, nước Tần đã xây dựng đế chế và trở thành triều đại phong kiến thống nhất đầu tiên trong lịch sử, tuy có quân đội hùng mạnh nhưng lại trở thành một triều đại tồn tại trong thời gian ngắn. Một giáo viên lịch sử đại lục đã đề cập rằng, nhiều người tin sự sụp đổ của nhà Tần chủ yếu là do chế độ chuyên chế và thuế nặng.

3 thương gia “cự phú” nào đã xoay chuyển cục diện Xuân Thu Chiến Quốc?

Phạm Lãi thành công rút lui khỏi quan trường, tích lũy khối tài sản lớn. Tử Cống một chuyến đi sứ làm thay đổi bố cục của năm nước. Lã Bất Vi đầu tư ngân lượng, giúp Tử Sở trở thành người thừa kế của nước Tần...

3 thương gia “cự phú” nào đã xoay chuyển cục diện Xuân Thu Chiến Quốc?
Trung Quốc thời xưa có hai hình thức kinh doanh thương mại, gồm hành thương (đi buôn) và tọa cổ (ngồi bán). Chương “Thương cổ” trong “Bạch Hổ thông nghĩa” có giới thiệu: “Thương chính là tìm hiểu rõ ràng, tìm hiểu (hàng hóa) xa gần, hàng hóa có hay không, từ đó lưu thông hàng hóa khắp nơi, nên gọi là thương. Cổ chính là cố định, giữ lại tất cả hàng hóa để bán cho người nào cần, để kiếm lợi nhuận trong đó. Đi là thương, ngồi im là cổ”. Phần ghi chép này khá là rõ ràng, phàm những ai đi ra ngoài, đi bôn ba khắp nơi để làm ăn buôn bán thì gọi là “hành thương” (tức đi buôn). Còn những người ở yên tại địa điểm cố định mở tiệm buôn bán thì gọi là “tọa cổ” (tức ngồi bán).

Đọc nhiều nhất

Tin mới