Thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn

Lưu Bá Ôn được xem là một trong "Thập đại quân sư kiệt xuất nhất" trong lịch sử Trung Hoa.

Thần cơ diệu toán Lưu Bá Ôn

Các câu chuyện dân gian và tác phẩm dã sử Trung Quốc thường khắc họa nhân vật Lưu Bá Ôn là một vị quân sư xuất chúng có khả năng tiên tri thần sầu.

Thậm chí, trong nhiều tích cổ, Lưu Bá Ôn còn được coi như vị thần tái thế, mang sức mạnh siêu nhiên hô mưa gọi gió, nắm rõ lịch sử 500 năm trước và tiên lượng 500 năm sau.

Trên phương diện văn thơ, hậu thế vẫn ưu ái gọi tên ông là "Thần cơ diệu toán". 

Vậy chân tướng về tài trí của Lưu Bá Ôn là như thế nào và điều gì đã khiến ông được trọng vọng tới vậy?

Lưu Bá Ôn (1311 – 1375) tên thật là Lưu Cơ, lấy tự là Bá Ôn. Ông được người đời biết đến với vai trò công thần khai quốc nhà Minh, đi theo phò tá Chu Nguyên Chương (1328-1398) hoàn thành đế nghiệp.

Nhờ có sự phò tá của quân sư họ Lưu, Chu Nguyên Chương từ một thường dân ở tầng lớp tá điền nghèo khổ đã vươn lên trở thành hoàng đế khai quốc nhà Minh.

Theo cuốn "Sử ký Nhà Minh" chương 16, năm Chí Chính thứ 12 (1352), Chu Nguyên Chương tham gia lực lượng khởi nghĩa nông dân có tên là Quân Khăn Đỏ, nhậm chức Tả phó Nguyên soái. Bốn năm sau, Chu Nguyên Chương đánh chiếm Tập Khánh (nay là thành phố Nam Kinh, Trung Quốc), được thủ lĩnh phong trào tiến phong lên chức Ngô Quốc Công.

Vào thời điểm này, nghĩa quân của ông cùng lúc phải đối mặt với hai kình địch: Một là Trần Hữu Lượng đang chiếm cứ vùng Hồ Quảng, vùng đất thượng du sông Trường Giang. Phe còn lại là Trương Sĩ Thành, đang xưng bá tại vùng châu thổ Tô Châu, Hàng Châu phì nhiêu giàu có. 

Vị trí chiếm đóng của hai kẻ này tạo thành "thế gọng kìm" vô cùng nguy hiểm, có thể đánh kẹp Chu Nguyên Chương ở giữa bất kỳ lúc nào.

Sức người và quân lương có hạn, nghĩa quân Hồng Cân không thể cùng lúc đánh bại cả hai kẻ thù. Chu Nguyên Chương lúc này rơi vào thế bí, tìm đến sự giúp đỡ của Lưu Bá Ôn. Quân sư họ Lưu vốn rất thấu hiểu quân địch, nghe vậy mới hiến kế cho chủ soái:

"Trương Sĩ Thành là người thụ động, chỉ bo bo giữ lấy lãnh địa của mình nên sẽ không phạm đến chúng ta. Hắn không đáng để bận tâm.

Còn Trần Hữu Lượng, hắn là kẻ hiếu thắng và nông nổi. Trước tiên, chúng ta nên xử lý Trần Hữu Lượng. Khi họ Trần diệt vong, quân đội của Trương Sĩ Thành sẽ trở cô độc và yếu thể. Như vậy mới có thể giải quyết cả hai mối bận tâm này cùng một lúc."

Than co dieu toan Luu Ba On

Vào thời điểm đó, Trần Hữu Lượng đang đi dần về phía Đông, quân sĩ mạnh lên như vũ bão. Thuộc hạ của Chu Nguyên Chương bắt đầu dao động, một số đưa ra đề nghị đầu hàng, một số đề nghị chạy trốn đến Trung Sơn, chỉ có Lưu Bá Ôn chưa lên tiếng.

Chu Nguyên Chương triệu quân sư vào phòng trong bàn chuyện, Lưu Cơ khi nghe những kiến nghị của quân sĩ, tức giận mà nói: "Những kẻ chủ trương đầu hàng hoặc chạy trốn đáng bị chặt đầu".

Sau đó, nói về kế hoạch của mình, Lưu Cơ đáp: "Trần Hữu Lượng là kẻ kiêu ngạo, vội vàng, muốn đánh nhanh thắng nhanh. Vì vậy, chúng ta cần bình tĩnh và bí mật đợi hắn tiến vào sâu, tập kích hắn rồi hạ thủ, chuyện này không có gì là khó".

Chu Nguyên Chương nghe theo lời khuyên của Lưu Cơ, tập kích quân Trần Hữu Lượng. Quả nhiên đối phương ngông nghênh tiến vào và bị hạ nhanh chóng. Ngô Quốc công sau đó quyết định thưởng lớn cho Lưu Bá Ôn nhưng ông nhất định từ chối.

Tập tư liệu "Nhân vật lịch sử vĩ đại" được lưu giữ tại Thư viện Chiết Giang có thuật lại một lần Lưu Bá Ôn dùng tài tiên đoán của mình để cứu mạng Chu Nguyên Chương.

Năm Chí Chính thứ 23 (1363), quân của Trần Hữu Lượng một lần nữa chiếm được An Khánh (nay thuộc tỉnh An Huy). Chu Nguyên Chương lần này muốn tự mình dẫn quân đi chinh phạt, để quân sư họ Lưu ở lại trấn giữ phủ Ứng Thiên.

Khi tới gần chiến thuyền của địch, binh sĩ bèn quăng móc để móc dính thuyền địch và thuyền hỏa công, rồi nổi lửa đốt. Chỉ trong chốc lát, lửa cháy ngút trời. Chiến hạm lớn của địch đều bị thiêu rụi. Cuộc chiến đấu giữa đôi bên diễn ra vô cùng ác liệt, tướng sĩ thương vong vô số. Trần Hữu Lượng không tiên liệu được điều đó nên tổn thất càng lớn hơn.

Trận thủy chiến kéo dài ngày đêm bất phân thắng bại, quân sư họ Lưu đề nghị nhanh chóng đi đến Giang Châu, đánh thẳng vào hang ổ của Trần Hữu Lượng. Như vậy, đoàn quân nhanh như vũ bão tiến thẳn về phía Tây, Trần Hữu Lượng bị tập kích bất ngờ, không kịp phản kháng, bị giết chết trên đường tháo chạy.

Cũng trong chính trận thủy chiến căng thẳng này, Lưu Cơ đã lập công lớn khi bảo vệ được hoàng đế khai quốc nhà Minh trước âm mưu sát hại của quân địch.

Tập tư liệu "Nhân vật lịch sử vĩ đại" được lưu giữ tại Thư viện Chiết Giang có thuật lại một lần Lưu Bá Ôn dùng tài tiên đoán của mình để cứu mạng Chu Nguyên Chương.

Năm Chí Chính thứ 23 (1363), quân của Trần Hữu Lượng một lần nữa chiếm được An Khánh (nay thuộc tỉnh An Huy). Chu Nguyên Chương lần này muốn tự mình dẫn quân đi chinh phạt, để quân sư họ Lưu ở lại trấn giữ phủ Ứng Thiên.

Ngay sau khi Lưu Bá Ôn trở về Bắc Kinh, ông đã thuyết phục Chu Nguyên Chương rằng: "Cả quân Hán và quân Ngô đều đang chờ cơ hội để tấn công. Chúng ta không nên hành động hấp tấp."

Than co dieu toan Luu Ba On-Hinh-2

Tuy nhiên do quá nóng lòng, chủ soái đã không nghe theo lời khuyên của Lưu Bá Ôn mà hành động theo ý mình, ngay lập tức dẫn quân đến An Khánh.

Tại đây, Trần Hữu Lượng đã bày binh bố trận sẵn sang chuẩn bị nghênh chiến tại hồ Bà Dương (nay là tỉnh Giang Tây). Chu Nguyên Chương nhiều lần gặp bất lợi, suýt nữa lâm nguy, nên ngay lập tức triệu Lưu Bá Ôn đến trợ giúp.

Quân sư đi bất kể ngày đêm để kịp thời đến nơi bàn bạc chiến thuật phá địch. Hai người đều chủ trương dùng hỏa công. 

Lúc bấy giờ, Phương Quốc Trân - một trong những thủ lĩnh của nhánh quân nhỏ phía Nam, đã viết thư cho Lưu Bá Ôn để chia buồn với cái chết của mẹ ông, đồng thời, ngỏ ý muốn triệu Lưu Cơ về phe mình.

Lưu Bá Ôn sau đó gửi thư lại, không nhiều lời về hoàn cảnh gia đình mà đanh thép khẳng định sự đức độ, quyền lực và tài năng của Chu Nguyên Chương. Sự kiên trung một lòng của Bá Ôn đã khiến Phương Quốc Trân vô cùng nể trọng.

Là nhân tài có công lớn lại tận tâm tận lực phò tá chủ soái, thế nhưng cuộc đời của Lưu Bá Ôn sau khi trở thành công thần nhà Minh lại gặp phải nhiều sóng gió, oan khuất. Đến cuối đời, Lưu Bá Ôn đành phải xin cáo quan về ở ẩn.

Quân sĩ nghe vậy liền chuẩn bị ngay 7 chiếc thuyền nhỏ, chất lên nhiều hình nộm bằng rơm để nghi binh. Thuyền còn có cỏ sậy khô nhúng dầu cùng rất nhiều thuốc súng và lưu huỳnh. Chuẩn bị xong, quân sĩ cho thuyền tiến ra giữa hồ.

Than co dieu toan Luu Ba On-Hinh-3

Khi tới gần chiến thuyền của địch, binh sĩ bèn quăng móc để móc dính thuyền địch và thuyền hỏa công, rồi nổi lửa đốt. Chỉ trong chốc lát, lửa cháy ngút trời. Chiến hạm lớn của địch đều bị thiêu rụi. Cuộc chiến đấu giữa đôi bên diễn ra vô cùng ác liệt, tướng sĩ thương vong vô số. Trần Hữu Lượng không tiên liệu được điều đó nên tổn thất càng lớn hơn.

Trận thủy chiến kéo dài ngày đêm bất phân thắng bại, quân sư họ Lưu đề nghị nhanh chóng đi đến Giang Châu, đánh thẳng vào hang ổ của Trần Hữu Lượng. Như vậy, đoàn quân nhanh như vũ bão tiến thẳn về phía Tây, Trần Hữu Lượng bị tập kích bất ngờ, không kịp phản kháng, bị giết chết trên đường tháo chạy.

Cũng trong chính trận thủy chiến căng thẳng này, Lưu Cơ đã lập công lớn khi bảo vệ được hoàng đế khai quốc nhà Minh trước âm mưu sát hại của quân địch.

Sau khi đánh bại Hữu Lượng, Chu Nguyên Chương chuyển hướng sang xử lý Trương Sĩ Thành. Năm Chí Chính thứ 23, Trương Sĩ Thành bao vây thành Kiến Đức. Vị nguyên soái giữ thành là Lý Văn Trung nghe tin cả giận, muốn đánh một trận chết sống với hắn.

Lưu Bá Ôn thấy vậy bèn tường tận khuyên bảo:

"Đội quân của Trương Sĩ Thành chỉ vài ba hôm nữa nhất định sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tế lương thảo, buộc phải triệt thoái. Đợi khi chúng cạn kiệt rút lui chúng ta bắt đầu đuổi theo, chắc chắn chỉ cần đánh một trận là bắt sống được hắn".

Lý Văn Trung bèn xuống lệnh truy kích. Sau một trận kịch chiến, quả nhiên quân đội của Trương Sĩ Thành vốn đang đói lại đang mệt mỏi, nên không sao chống đỡ nổi. Chẳng mấy chốc chúng thất bại thảm hại và bị quân của Lý Văn Trung bắt sống toàn bộ.

Than co dieu toan Luu Ba On-Hinh-4

Không chỉ là một vị tướng tài ba, Lưu Bá Ôn còn hết lòng tôn trọng và trung thành với chủ soái của mình.

Theo cuốn ký "Thành Ý" của Lưu Cơ, giữa lúc chiến trận căng thẳng nhất, mẹ ông đã đột ngột qua đời. Dù vậy, chỉ đến khi thế sự tạm thời ổn định ông mới dám xin chủ soái về quê làm lễ tang cho mẹ.

Lúc bấy giờ, Phương Quốc Trân - một trong những thủ lĩnh của nhánh quân nhỏ phía Nam, đã viết thư cho Lưu Bá Ôn để chia buồn với cái chết của mẹ ông, đồng thời, ngỏ ý muốn triệu Lưu Cơ về phe mình.

Lưu Bá Ôn sau đó gửi thư lại, không nhiều lời về hoàn cảnh gia đình mà đanh thép khẳng định sự đức độ, quyền lực và tài năng của Chu Nguyên Chương. Sự kiên trung một lòng của Bá Ôn đã khiến Phương Quốc Trân vô cùng nể trọng.

Là nhân tài có công lớn lại tận tâm tận lực phò tá chủ soái, thế nhưng cuộc đời của Lưu Bá Ôn sau khi trở thành công thần nhà Minh lại gặp phải nhiều sóng gió, oan khuất. Đến cuối đời, Lưu Bá Ôn đành phải xin cáo quan về ở ẩn.

Khổng Minh Gia Cát Lượng và những lời tiên tri sấm truyền

Trong văn hóa Trung Hoa, Gia Cát Lượng là bậc quân sư lỗi lạc, đại tài khiến đời đời thán phục. Đến nay, những lời tiên tri ông để lại cho hậu thế vẫn là bí ẩn chưa giải mã hết.

Khổng Minh Gia Cát Lượng và những lời tiên tri sấm truyền
Theo Thục chí, tài liệu được cho là chính xác nhất về Khổng Minh Gia Cát Lượng, ông vốn là người Lang Nha, Dương Độ (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Gia Cát Lượng sinh năm 181, tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh.

Bí ẩn 3 ngôi mộ Tam Quốc khiến mộ tặc không dám xâm phạm

Vì sao những kẻ trộm mộ không dám động tới phần mộ của ba nhân vật Tam Quốc: Lưu Bị, Quan Vũ và Gia Cát Lượng?

Bí ẩn 3 ngôi mộ Tam Quốc khiến mộ tặc không dám xâm phạm
Trộm mộ là hành vi của những kẻ tiến vào phần mộ người quá cố và xâm phạm di vật của người quá cố. Tại Trung Hoa, trộm mộ đã trở thành một vấn nạn có nguồn gốc lâu đời.

Khổng Minh Gia Cát Lượng và những lời tiên tri sấm truyền

Trong văn hóa Trung Hoa, Gia Cát Lượng là bậc quân sư lỗi lạc, đại tài khiến đời đời thán phục. Đến nay, những lời tiên tri ông để lại cho hậu thế vẫn là bí ẩn chưa giải mã hết.

Khổng Minh Gia Cát Lượng và những lời tiên tri sấm truyền
Theo Thục chí, tài liệu được cho là chính xác nhất về Gia Cát Lượng, ông vốn là người Lang Nha, Dương Độ (nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông). Gia Cát Lượng sinh năm 181, tự là Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới