Tham vọng hiện đại hóa quân đội đáng học hỏi của Armenia

Tham vọng hiện đại hóa quân đội đáng học hỏi của Armenia

(Kiến Thức) - Armenia đã theo đuổi một kế hoạch hiện đại hóa đầy tham vọng, khi trang bị những vũ khí hiện đại hơn, để đạt được lợi thế về khả năng tấn công cả mặt đất và trên không.

 Armenia là khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander do Nga chế tạo; đây được coi là vũ khí hiện đại nhất trên thế giới hiện nay và có khả năng răn đe lớn đối với Azerbaijan. Ảnh: Ngoài Nga, Armenia là quốc gia duy nhất trong khu vực sở hữu tên lửa Iskander – Nguồn: Wikipedia
Armenia là khách hàng nước ngoài đầu tiên của hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander do Nga chế tạo; đây được coi là vũ khí hiện đại nhất trên thế giới hiện nay và có khả năng răn đe lớn đối với Azerbaijan. Ảnh: Ngoài Nga, Armenia là quốc gia duy nhất trong khu vực sở hữu tên lửa Iskander – Nguồn: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander được thiết kế để né tránh các hệ thống phòng không tiên tiến của NATO như hệ thống Patriot PAC-3. Iskander có thể duy trì tốc độ cao ở giai đoạn giữa và cuối quỹ đạo; giai đoạn tấn công mục tiêu, tốc độ tên lửa lên tới Mach 7. Ảnh: Tên lửa Iskander của Armenia – Nguồn: Wikipedia
Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander được thiết kế để né tránh các hệ thống phòng không tiên tiến của NATO như hệ thống Patriot PAC-3. Iskander có thể duy trì tốc độ cao ở giai đoạn giữa và cuối quỹ đạo; giai đoạn tấn công mục tiêu, tốc độ tên lửa lên tới Mach 7. Ảnh: Tên lửa Iskander của Armenia – Nguồn: Wikipedia
Với khả năng thay đổi đường bay và khả năng tránh radar tiên tiến của Iskander, nên việc đánh chặn là rất khó khăn. Hệ thống tên lửa này cũng được đánh giá cao bởi tính cơ động và thời gian chuyển thế chiến đấu rất nhanh; tên lửa có thể tiến công chính xác các mục tiêu nằm sâu trong nội địa của Azerbaijan. Ảnh: Tên lửa Iskander rời bệ phóng – Nguồn: Wikipedia
Với khả năng thay đổi đường bay và khả năng tránh radar tiên tiến của Iskander, nên việc đánh chặn là rất khó khăn. Hệ thống tên lửa này cũng được đánh giá cao bởi tính cơ động và thời gian chuyển thế chiến đấu rất nhanh; tên lửa có thể tiến công chính xác các mục tiêu nằm sâu trong nội địa của Azerbaijan. Ảnh: Tên lửa Iskander rời bệ phóng – Nguồn: Wikipedia
Tên lửa Iskander được cho là “yếu tố” có thể “thay đổi cuộc chơi”, vì nó có thể tấn công các mục tiêu có giá trị cao như sân bay, trung tâm chỉ huy, đài radar… mà hầu như không có cảnh báo; với đầu đạn xuyên phá và đầu đạn chùm, Iskander có sức công phá rất lớn. Ảnh: Tên lửa Iskander – Nguồn: Wikipedia
Tên lửa Iskander được cho là “yếu tố” có thể “thay đổi cuộc chơi”, vì nó có thể tấn công các mục tiêu có giá trị cao như sân bay, trung tâm chỉ huy, đài radar… mà hầu như không có cảnh báo; với đầu đạn xuyên phá và đầu đạn chùm, Iskander có sức công phá rất lớn. Ảnh: Tên lửa Iskander – Nguồn: Wikipedia
Cùng với tên lửa Iskander, Armenia hiện đang sở hữu 4 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30SM thuộc thế hệ 4+ và 8 chiếc khác đang được đặt hàng. Su-30SM cũng là máy bay chiến đấu hạng nặng duy nhất của cả hai bên trong cuộc xung đột (Armenia và Azerbaijan), và cũng là máy bay chiến đấu mới nhất của hai nước này. Ảnh: Máy bay Su-30SM của Armenia – Nguồn: Wikipedia
Cùng với tên lửa Iskander, Armenia hiện đang sở hữu 4 máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30SM thuộc thế hệ 4+ và 8 chiếc khác đang được đặt hàng. Su-30SM cũng là máy bay chiến đấu hạng nặng duy nhất của cả hai bên trong cuộc xung đột (Armenia và Azerbaijan), và cũng là máy bay chiến đấu mới nhất của hai nước này. Ảnh: Máy bay Su-30SM của Armenia – Nguồn: Wikipedia
Su-30SM ra đời sau máy bay chiến đấu MiG-29 của Azerbaijan khoảng 30 năm và là phiên bản cải tiến sâu của Su-30. Su-30SM được trang bị những cảm biến, cũng như hệ thống tác chiến điện tử, vật liệu composite và công nghệ vũ khí mới nhất của Nga hiện nay. Ảnh: Máy bay Su-30SM của Armenia – Nguồn: Wikipedia
Su-30SM ra đời sau máy bay chiến đấu MiG-29 của Azerbaijan khoảng 30 năm và là phiên bản cải tiến sâu của Su-30. Su-30SM được trang bị những cảm biến, cũng như hệ thống tác chiến điện tử, vật liệu composite và công nghệ vũ khí mới nhất của Nga hiện nay. Ảnh: Máy bay Su-30SM của Armenia – Nguồn: Wikipedia
Không quá lời khi nói rằng, nhờ những lợi thế to lớn về vũ khí, cảm biến, hiệu suất bay và hệ thống tác chiến điện tử, một phi đội nhỏ gồm 4 máy bay chiến đấu Su-30SM có thể dễ dàng tiêu diệt toàn bộ Không quân Azerbaijan mà gần như không bị tổn thất gì. Su-30SM cũng có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công chính xác vào sâu trong lãnh thổ của Azerbaijan. Ảnh: Máy bay Su-30SM của Armenia – Nguồn: Wikipedia
Không quá lời khi nói rằng, nhờ những lợi thế to lớn về vũ khí, cảm biến, hiệu suất bay và hệ thống tác chiến điện tử, một phi đội nhỏ gồm 4 máy bay chiến đấu Su-30SM có thể dễ dàng tiêu diệt toàn bộ Không quân Azerbaijan mà gần như không bị tổn thất gì. Su-30SM cũng có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công chính xác vào sâu trong lãnh thổ của Azerbaijan. Ảnh: Máy bay Su-30SM của Armenia – Nguồn: Wikipedia
Đồng bộ với máy bay Su-30SM là tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động R-77; đây cũng là tên lửa duy nhất và hiện đại nhất mà chỉ có Armenia được trang bị. R-77 mang lại lợi thế áp đảo cho Su-30SM của Armenia. Ảnh: Tên lửa R-77 – Nguồn: Wikipedia
Đồng bộ với máy bay Su-30SM là tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động R-77; đây cũng là tên lửa duy nhất và hiện đại nhất mà chỉ có Armenia được trang bị. R-77 mang lại lợi thế áp đảo cho Su-30SM của Armenia. Ảnh: Tên lửa R-77 – Nguồn: Wikipedia
Trong khi đó, MiG-29A của Azerbaijan chỉ được trang bị tên lửa tầm ngắn R-27 từ thời Liên Xô; không chỉ có tầm bắn ngắn hơn nhiều so với R-77, mà R-27 chỉ là tên lửa tầm nhiệt, có nghĩa là chúng là mối đe dọa rất nhỏ đối với máy bay chiến đấu của Armenia. Ảnh: Tên lửa R-27 – Nguồn: Wikipedia
Trong khi đó, MiG-29A của Azerbaijan chỉ được trang bị tên lửa tầm ngắn R-27 từ thời Liên Xô; không chỉ có tầm bắn ngắn hơn nhiều so với R-77, mà R-27 chỉ là tên lửa tầm nhiệt, có nghĩa là chúng là mối đe dọa rất nhỏ đối với máy bay chiến đấu của Armenia. Ảnh: Tên lửa R-27 – Nguồn: Wikipedia
Với lợi thế dẫn đường bằng radar chủ động của tên lửa R-77, Su-30SM của Armenia không cần khóa máy bay chiến đấu của Azerbaijan bằng radar trong không chiến và không cần quan tâm sau khi phóng. Không chỉ có radar mạnh hơn, Su-30SM còn có thể mang số lượng tên lửa tầm xa gấp đôi MiG-29A. Ảnh: Tên lửa R-77 – Nguồn: Wikipedia
Với lợi thế dẫn đường bằng radar chủ động của tên lửa R-77, Su-30SM của Armenia không cần khóa máy bay chiến đấu của Azerbaijan bằng radar trong không chiến và không cần quan tâm sau khi phóng. Không chỉ có radar mạnh hơn, Su-30SM còn có thể mang số lượng tên lửa tầm xa gấp đôi MiG-29A. Ảnh: Tên lửa R-77 – Nguồn: Wikipedia
Dù không được xác nhận, nhưng có thông tin cho rằng, Không quân Armenia đã nhận được tên lửa chống bức xạ Kh-31P phóng từ bên ngoài khu vực phòng không, để trang bị cho tiêm kích Su-30SM của họ; loại tên lửa này cũng là vũ khí tiêu chuẩn được Nga chuyển giao cho hầu hết các khách hàng. Ảnh: Tên lửa Kh-31P – Nguồn: Wikipedia
Dù không được xác nhận, nhưng có thông tin cho rằng, Không quân Armenia đã nhận được tên lửa chống bức xạ Kh-31P phóng từ bên ngoài khu vực phòng không, để trang bị cho tiêm kích Su-30SM của họ; loại tên lửa này cũng là vũ khí tiêu chuẩn được Nga chuyển giao cho hầu hết các khách hàng. Ảnh: Tên lửa Kh-31P – Nguồn: Wikipedia
Tên lửa Kh-31P được thiết kế đặc biệt để chế áp hệ thống phòng không của đối phương và là sự bổ sung hiệu quả cho tên lửa đạn đạo Iskander. Kh-31P cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt các vị trí radar và trận địa phòng không của Azerbaijan. Kh-31P có tầm bắn khoảng 110 km, khả năng cơ động cao, có thể tấn công mục tiêu với tốc độ Mach 3,5 nên rất khó để theo dõi hoặc đánh chặn. Ảnh: Su-30SM phóng tên lửa Kh-31P – Nguồn: Wikipedia
Tên lửa Kh-31P được thiết kế đặc biệt để chế áp hệ thống phòng không của đối phương và là sự bổ sung hiệu quả cho tên lửa đạn đạo Iskander. Kh-31P cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt các vị trí radar và trận địa phòng không của Azerbaijan. Kh-31P có tầm bắn khoảng 110 km, khả năng cơ động cao, có thể tấn công mục tiêu với tốc độ Mach 3,5 nên rất khó để theo dõi hoặc đánh chặn. Ảnh: Su-30SM phóng tên lửa Kh-31P – Nguồn: Wikipedia
Tên lửa Kh-31P có trọng lượng nhẹ và sẽ là lựa chọn lý tưởng cho máy bay chiến đấu Su-30SM thực hiện các cuộc tấn công bão hòa; đồng thời Kh-31P cũng có thể được sử dụng cùng với R-77 để thực hiện các nhiệm vụ trên không và trên bộ cùng lúc. Ảnh: Đầu tự dẫn của tên lửa Kh-31P – Nguồn: Wikipedia
Tên lửa Kh-31P có trọng lượng nhẹ và sẽ là lựa chọn lý tưởng cho máy bay chiến đấu Su-30SM thực hiện các cuộc tấn công bão hòa; đồng thời Kh-31P cũng có thể được sử dụng cùng với R-77 để thực hiện các nhiệm vụ trên không và trên bộ cùng lúc. Ảnh: Đầu tự dẫn của tên lửa Kh-31P – Nguồn: Wikipedia
Trước khi Nga chuyển giao lô máy bay chiến đấu Su-30SM đầu tiên, S-300PT là vũ khí phòng không tầm xa duy nhất của Armenia. Mặc dù các tên lửa này không phải là loại tiên tiến nhất, nhưng chúng vẫn có hiệu quả chiến đấu cao, đủ sức đe dọa các máy bay chiến đấu đã lạc hậu của Azerbaijan. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300PT của Armenia tham gia diễu binh – Nguồn: Wikipedia
Trước khi Nga chuyển giao lô máy bay chiến đấu Su-30SM đầu tiên, S-300PT là vũ khí phòng không tầm xa duy nhất của Armenia. Mặc dù các tên lửa này không phải là loại tiên tiến nhất, nhưng chúng vẫn có hiệu quả chiến đấu cao, đủ sức đe dọa các máy bay chiến đấu đã lạc hậu của Azerbaijan. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300PT của Armenia tham gia diễu binh – Nguồn: Wikipedia
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PT được đưa vào trang bị từ năm 1982 và được trang bị tên lửa đất đối không 5V55KD. Tuy nhiên, S-300PT của Armenia kém hiện đại hơn nhiều so với phiên bản cải tiến của S-300 của Azerbaijan. Tuy nhiên, S-300PT vẫn có thể được sử dụng để bổ sung cho Su-30SM. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300PT của Armenia – Nguồn: Wikipedia
Hệ thống tên lửa phòng không S-300PT được đưa vào trang bị từ năm 1982 và được trang bị tên lửa đất đối không 5V55KD. Tuy nhiên, S-300PT của Armenia kém hiện đại hơn nhiều so với phiên bản cải tiến của S-300 của Azerbaijan. Tuy nhiên, S-300PT vẫn có thể được sử dụng để bổ sung cho Su-30SM. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300PT của Armenia – Nguồn: Wikipedia
Video Cập Nhật Chiến sự Armenia - Azerbaijan: Bị Azerbaijan tiêu diệt tăng thiết giáp, Armenia "phản pháo" - Nguồn: Vietnamnet

GALLERY MỚI NHẤT