Tham nhũng trong Quân đội Ukraine qua lời kể của binh sĩ (2)

(Kiến Thức) - Ngoài việc chiến đấu với phe ly khai, các quân nhân Ukraine đang phải đối mặt với những tệ nạn ở ngay trong nội bộ lực lượng mình.

Tham nhũng trong Quân đội Ukraine qua lời kể của binh sĩ (2)
Tham nhũng trong Quân đội Ukraine qua lời kể của binh sĩ (1)
Cho dù chính quyền Ukraine thực sự điều tra và kết luận rằng, những cáo buộc chống lại chỉ huy cùng các quan chức trong tiểu đoàn 12 là chưa rõ ràng. Tuy nhiên, trong đầu tháng 9 và một lần nữa vào tháng 10, phóng viên The Daily Beast đã liên hệ với Hội đồng thành phố Kiev, cơ quan đã tuyển dụng các tình nguyện viên của tiểu đoàn này, văn phòng công tố Ukraine và cả của Tổng thống Ukraine để biết thêm các thông tin.
Các binh sĩ Ukraine canh ở một chốt kiểm soát tại vùng miền đông.
 Các binh sĩ Ukraine canh ở một chốt kiểm soát tại vùng miền đông.
Cả ba cơ quan trên đều phản hồi rằng, họ không nhận được thư từ hay các báo cáo về vấn đề trên. Tuy nhiên, tác giả của lá thư đó là Maria Tomak khẳng định rằng, cô đã gửi nó tới chính quyền. Cô đã nhờ một đồng nghiệp đưa trực tiếp cho Tổng thống Poroshenko khi ông gặp gỡ các tình nguyện viên vào ngày 21/8.
Nhiều tháng sau khi bức thư được giao cho chính quyền Kiev, các nhóm hoạt động xã hội vẫn chưa nhận được hồi âm nào. “Đúng, tình trạng tham nhũng đang tồn tại trong quân đội của chúng tôi. Đó không còn là điều bí mật nữa”, cô Tomak cho hay. Tuy nhiên, sau đó cô nói thêm rằng: “Tình trạng tham nhũng này chưa phải quá nghiêm trọng so với âm mưu xâm lược của Nga”.
Do vậy, câu chuyện của Tiểu đoàn số 12 đã khiến cho chúng ta đặt ra các câu hỏi liên quan tới nạn tham nhũng ở trong Quân đội Ukraine và các lữ đoàn tình nguyện do các đảng phái chính trị, các nhóm hoạt động xã hội lập nên.
Các nhà phân tích quân sự nói rằng, khả năng chiến đấu của quân đội Ukraine đã bị suy yếu dưới thời của cựu Tổng thống Viktor Yanukovych. Lá thư tố cáo trên phần nào lột tả một sự thật rằng, tệ nạn này tiếp tục tràn lan dưới thời Tổng thống Poroshenko.
Còn nhớ, nạn tham nhũng là một trong những lý do chính khiến người dân Ukraine nổi dậy chống lại ông Yanukych hồi mùa đông năm ngoái. Các nhà vận động chống tham nhũng cho biết, có khá ít thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo Ukraine kể từ sau cuộc cách mạng Maidan. “Tuy các bộ trưởng quốc phòng liên tục bị thay đổi, nhưng những người chỉ huy quân đội vẫn như vậy từ đó cho tới nay”, các nhà hoạt động nói.
“Đó chính là một liều thuốc độc. Các chính trị gia, cơ quan an ninh đã nhận những báo cáo về tình hình này ở quân đội. Tuy nhiên, họ lại không phản ứng gì cả”, cựu phóng viên Iegor Soboliev than phiền.
Hai quân nhân thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine cố thủ bên trong sân bay Donetsk.
Hai quân nhân thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine cố thủ bên trong sân bay Donetsk.
Trong những tuần gần đây, các thay đổi pháp lý đã được đưa ra với hu vọng chính quyền Kiev có thể giải quyết nạn tham nhũng trong quân đội. Vào tháng 9, trong bối cảnh các cuộc biểu tình đường phố lên cao, Quốc hội Ukraine (tức Rada Tối cao) đã thông qua Luật Thanh lọc chính quyền, qua đó loại bỏ các quan chức từng phục vụ dưới thời ông Yanukovych và bao gồm cả các biện pháp chống lại những vị quan tham ô. Luật này còn yêu cầu các quan chức phải giải trình nguồn gốc của các tài sản của họ.
Tuy nhiên cho tới bây giờ, vẫn có rất ít hành động của chính quyền nhằm ngăn chặn nạn tham nhũng trong quân đội. Quân nhân Sergei đã rất hy vọng rằng khi các nhà điều tra bắt đầu công việc của họ ở ngay đơn vị anh chiến đấu vào hồi tháng 9.
Tuy nhiên, 1 tháng sau đó, Sergei lại tỏ ra ít lạc quan hơn. Anh không nhận được hồi âm nào từ chính quyền. Bây giờ, anh vẫn thường hay lui lui về về giữa bệnh viện và nhà. Tuy rằng vậy, anh vẫn mong muốn được ra chiến trường để bảo vệ đất nước mình bất chấp sự thiếu thốn về quân tư trang.
“Nếu chúng tôi có đủ đạn dược thì có thể tiếp tục tấn công và chiếm ưu thể trong vòng 1 tuần. Họ là những người lính đánh thuê, còn chúng tôi đang chiến đấu vì đất nước. Vì thế, chúng tôi sẽ không thể bị đánh bại”, người lính Sergei quả quyết nói.

Công dân Mỹ tham gia phe ly khai Ukraine trải lòng mình

(Kiến Thức) - Qua câu chuyện với phóng viên, người dân quân tự vệ biệt danh Hunter đã có những phút trải lòng mình về cơ duyên đưa anh tới miền đông Ukraine.

Công dân Mỹ tham gia phe ly khai Ukraine trải lòng mình
Với khuôn mặt ẩn đằng sau mũ trùm đầu và đeo trên vai một khẩu súng trường tấn công, người dân quân tự vệ mang biệt danh Hunter thoạt trông cũng giống như bao thành viên tự vệ khác ở vùng miền đông Ukraine này.
Tuy nhiên, điều Hunter khác so với những chiến hữu trong Tiểu đoàn Vostok đó chính là chất giọng Mỹ của anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ duy nhất mà người dân quân này biết.

Chùm ảnh cảnh sát và người biểu tình đụng độ ở Kiev

(Kiến Thức) - Đụng độ giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và nhân viên các cơ quan thực thi pháp luật đã nổ ra hôm 14/10 tại Kiev.

Chùm ảnh cảnh sát và người biểu tình đụng độ ở Kiev
Đụng độ giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và nhân viên các cơ quan thực thi pháp luật đã nổ ra hôm 14/10 tại thủ đô Kiev của Ukraine.
Đụng độ giữa những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan và nhân viên các cơ quan thực thi pháp luật đã nổ ra hôm 14/10 tại thủ đô Kiev của Ukraine.

Chiêm ngưỡng dàn tiếp viên xinh đẹp của Hàng không Triều Tiên

(Kiến Thức) - Phóng viên ảnh Singapore Aram Pan có cơ hội ghi lại hình ảnh về đất nước Triều Tiên khi di chuyển trên máy bay Ilyushin Il-18, Tupolev Tu-204 và trực thăng Mi-17.

Chiêm ngưỡng dàn tiếp viên xinh đẹp của Hàng không Triều Tiên
Nhiếp ảnh gia Aram Pan đã được chào đón bằng những nụ cười thân thiện của các nữ tiếp viên hàng không Air Koryo mặc trang phục màu xanh hải quân trước khi lên máy bay Ilyushin Il-18 để sang Triều Tiên.
Nhiếp ảnh gia Aram Pan đã được chào đón bằng những nụ cười thân thiện của các nữ tiếp viên hàng không Air Koryo mặc trang phục màu xanh hải quân trước khi lên máy bay Ilyushin Il-18 để sang Triều Tiên.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.