Tham nhũng đe dọa nước Nga không kém gì khủng bố

(Kiến Thức) - Chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NAC) Nga Kirill Kabanov cho rằng tội danh tham nhũng cần phải xếp ngang với tội khủng bố.

Tham nhũng đe dọa nước Nga không kém gì khủng bố
 
Ủy ban chống tham nhũng quốc gia (NAC) vừa trình lên Điện Kremlin một công trình phân tích về các hành vi tham nhũng ở Nga và ở nước ngoài, cũng như các phương pháp chống tham nhũng. Mục đích của công trình nghiên cứu này là nhằm cung cấp cho người đứng đầu nhà nước các cơ chế chống tội tham nhũng hiệu quả nhất.
Vấn đề đấu tranh chống tham nhũng hiện nay là một trong những ưu tiên tại Liên bang Nga. Nhà nước đã ban hành Kế hoạch quốc gia phòng chống tham nhũng giai đoạn 2012-2013. Đã có luật yêu cầu quan chức kê khai thu nhập và chi tiêu của họ; đã tuyên bố chương trình minh bạch hóa tối đa hệ thống quản lý tài sản nhà nước; đã soạn thảo phương pháp xác định tham nhũng trong chính phủ. Tất cả các công trình này nhằm mục đích ngăn chặn quan chức nhận hối lộ và tham ô tài sản nhà nước.
Nhưng phải làm gì với những kẻ tham nhũng, phải trừng phạt họ như thế nào vì những vi phạm pháp luật? Tất cả những vấn đề này vẫn cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Ông Kirill Kabanov, Chủ tịch Ủy ban chống tham nhũng quốc gia trực thuộc tổng thống, cho biết: “Làm gì với những kẻ đã ăn cắp tiền nhà nước? Làm thế nào để thu hồi những gì bị đánh cắp? Ở đây chúng ta đang có một lỗ hổng. Trên thực tế, những kẻ tham nhũng bị giam một thời gian ngắn, rồi ra tù và tận hưởng tài sản ăn cắp”.
Ông Kabanov cho rằng tội tham nhũng cần phải xếp ngang với tội khủng bố. Ông nói thêm: “Tham nhũng đe dọa an ninh quốc gia không kém gì khủng bố. Đối với tội phạm khủng bố, pháp luật quy định tịch biên tài sản. Đối với tội tham nhũng cũng phải quy định tịch biên như vậy. Đồng thời phải tính đến các thành viên gia đình của tội phạm. Những người này thường là siêu giàu và có thu nhập siêu cao”.
Đề xuất này được Ủy ban chống tham nhũng quốc gia đưa vào gói các ý tưởng đệ trình lên tổng thống. Ngoài ra, NAC đang chuẩn bị một bản phân tích các biện pháp đang được thực hiện ở Nga với nhận xét về hiệu quả và các khiếm khuyết. Ví dụ, pháp luật về việc cấm các quan chức cấp cao và các thành viên của cả hai viện Quốc hội không được có tài khoản ở ngân hàng nước ngoài. Ở cấp liên bang, luật này tỏ ra hoàn hảo. Nhưng còn các quan chức ở cấp khu vực và thành phố thì sao? Ở đó cũng có những người lạm dụng chức quyền để trục lợi bất chính. Vì vậy cần phải mở rộng việc áp dụng điều luật đó đối với họ.
NAC cũng đặt ra nhiệm vụ hệ thống hóa tất cả các hành vi tham nhũng và nghiên cứu kinh nghiệm chống tham nhũng trên thế giới. Có lẽ tòa án Nga sẽ rút ra được những kinh nghiệm bổ ích. Ví dụ, ở Singapore, để giảm bớt tham nhũng, nhà nước tăng lương cho bồi thẩm và tăng án phạt đối với những ai từ chối tham gia điều tra các vụ án tham nhũng. NAC dự định đặc biệt lưu ý tổng thống về phương pháp này. Còn ở Italy tội phạm tham nhũng nếu hợp tác với bên điều tra được khoan hồng. Điều đó phá vỡ liên đới trách nhiệm giữa kẻ tổ chức và nạn nhân của tham nhũng, và số lượng tội phạm như vậy đã giảm xuống.

Nước Nga chống tham nhũng như thế nào?

(Kiến Thức) - Dự thảo sửa đổi cho luật liên bang "Về đấu tranh chống tham nhũng" nhằm chặn đứng tình trạng "gia đình trị" trong kinh doanh của giới công chức Liên bang Nga.

Nước Nga chống tham nhũng như thế nào?
 

Để triệt tận gốc tệ “gia đình trị” trong quan chức, các nghị sĩ Đuma Quốc gia đề xuất hai sáng kiến. Thứ nhất, cấm các cơ quan nhà nước - trung ương và tỉnh thành – không được ký kết hợp đồng giao việc thực hiện công trình hay cung cấp dịch vụ cho các công ty mà trưởng hay phó lãnh đạo hoặc kế toán trưởng là người có liên hệ họ hàng gần gũi với nhân vật trong cơ cấu chính phủ. Các nhà lập pháp Nga định nghĩa: quan hệ họ hàng gần gũi bao gồm cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu, ông bà, anh chị em ruột. Còn thêm cả anh chị em bên vợ hoặc chồng, cha mẹ, ông bà và con cái họ nữa. Ai vi phạm lệnh cấm có nguy cơ bị sa thải khỏi cơ quan nhà nước do mất tín nhiệm.

Chống tham nhũng ở Trung Quốc đi đến đâu?

(Kiến Thức) - Không rõ chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc sẽ hiệu quả đến mức nào, nhưng trên thực tế đã có cả “hổ” lẫn “ruồi” bị đem ra xét xử.

Chống tham nhũng ở Trung Quốc đi đến đâu?
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Bàn về chủ đề này, nhật báo Pháp Le Figaro ngày 11/8 đăng bài “Tại Trung Quốc, chiến dịch chống tham nhũng đang lúc cao trào”.

Vì sao bạo động bài ngoại bùng phát ở Moscow?

(Kiến Thức) - Các tờ báo lớn ở Pháp số ra ngày 15/10 tập trung phân tích tình trạng bạo động bài ngoại bùng phát ở Nga.

Vì sao bạo động bài ngoại bùng phát ở Moscow?
Biểu tình bạo loạn ở ngoại ô Moscow.
Biểu tình bạo loạn ở ngoại ô Moscow.
“Bạo động bài ngoại tại ngoại ô Moscow sau một án mạng”, “Làn sóng chủ nghĩa dân tộc tại một khu chợ của Moscow” và “Tại Moscow, làn sóng bất bình chống dân nhập cư”… lần lượt là những tựa đề đăng trên các báo Le Monde, Libération Le Figaro.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.