Thăm lăng mộ phi tần nổi tiếng dưới triều vua Tự Đức

Thăm lăng mộ phi tần nổi tiếng dưới triều vua Tự Đức

(Kiến Thức) - Lăng bà Học phi là nơi an nghỉ của Nguyễn Văn Thị Hương, một phi tần có vai trò đặc biệt trong cuộc tranh quyền sau khi vua Tự Đức băng hà.

Nằm ở phường Thủy Xuân, TP Huế, cách lăng vua Tự Đức không xa,  lăng bà Học phi là nơi an nghỉ của một nhân vật lịch sử có vai trò khá đặc biệt dưới triều vua Tự Đức.
Nằm ở phường Thủy Xuân, TP Huế, cách lăng vua Tự Đức không xa, lăng bà Học phi là nơi an nghỉ của một nhân vật lịch sử có vai trò khá đặc biệt dưới triều vua Tự Đức.
Học phi là một phẩm tước trong hậu cung dành cho bà Nguyễn Văn Thị Hương, một phi tần của vua Tự Đức. Theo sử sách, bà là người gốc tỉnh Vĩnh Long, xuất thân trong một gia đình quyền quý, danh gia vọng tộc, lại có sắc đẹp. Năm 1861, bà được tiến cung.
Học phi là một phẩm tước trong hậu cung dành cho bà Nguyễn Văn Thị Hương, một phi tần của vua Tự Đức. Theo sử sách, bà là người gốc tỉnh Vĩnh Long, xuất thân trong một gia đình quyền quý, danh gia vọng tộc, lại có sắc đẹp. Năm 1861, bà được tiến cung.
Do vua Tự Đức hết sức sủng ái, năm 1870, Nguyễn Văn Thị Hương được tấn phong làm Nhị giai Khiêm phi. Cũng trong năm này, theo lệnh Tự Đức, bà nhận con trai thứ hai của Kiên Quốc công là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, lúc này mới lên 2 tuổi, làm con nuôi.
Do vua Tự Đức hết sức sủng ái, năm 1870, Nguyễn Văn Thị Hương được tấn phong làm Nhị giai Khiêm phi. Cũng trong năm này, theo lệnh Tự Đức, bà nhận con trai thứ hai của Kiên Quốc công là Nguyễn Phúc Ưng Đăng, lúc này mới lên 2 tuổi, làm con nuôi.
Việc cho bà Nguyễn Văn Thị Hương nhận nuôi con là gia ân rất lớn của Tự Đức, do vua Tự Đức bị đậu mùa từ nhỏ nên không thể có con và phải nhận con nuôi để nối dõi.
Việc cho bà Nguyễn Văn Thị Hương nhận nuôi con là gia ân rất lớn của Tự Đức, do vua Tự Đức bị đậu mùa từ nhỏ nên không thể có con và phải nhận con nuôi để nối dõi.
Năm 1874, vua lại ban sắc phong cho bà hàm Nhất giai Học phi. Khi ấy, địa vị của bà chỉ đứng sau Hoàng quý phi Vũ Thị Duyên (vì Tự Đức không lập hoàng hậu nên Hoàng quý phi là đứng đầu hậu cung).
Năm 1874, vua lại ban sắc phong cho bà hàm Nhất giai Học phi. Khi ấy, địa vị của bà chỉ đứng sau Hoàng quý phi Vũ Thị Duyên (vì Tự Đức không lập hoàng hậu nên Hoàng quý phi là đứng đầu hậu cung).
Năm 1883, vua Tự Đức băng hà, ban di chiếu truyền ngôi lại cho Hoàng trưởng tử Ưng Chân, hay vua Dục Đức. Theo di chiếu, bà Học phi Nguyễn Văn Thị Hương và bà Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm lên sống ở Khiêm Lăng để lo toan việc hương khói và cúng kỵ.
Năm 1883, vua Tự Đức băng hà, ban di chiếu truyền ngôi lại cho Hoàng trưởng tử Ưng Chân, hay vua Dục Đức. Theo di chiếu, bà Học phi Nguyễn Văn Thị Hương và bà Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm lên sống ở Khiêm Lăng để lo toan việc hương khói và cúng kỵ.
Nếu chuyện chỉ dừng lại ở đây thì tên tuổi bà Học phi sẽ không được lịch sử nhắc đến nhiều.
Nếu chuyện chỉ dừng lại ở đây thì tên tuổi bà Học phi sẽ không được lịch sử nhắc đến nhiều.
Vua Dục Đức lên ngôi chưa được 3 ngày thì bị phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phế. Sau đó, nhóm quyền thần này lập con út của vua Thiệu Trị, là Hiệp Hòa lên thay nhưng cũng chỉ được 4 tháng thì bị bức tử.
Vua Dục Đức lên ngôi chưa được 3 ngày thì bị phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết phế. Sau đó, nhóm quyền thần này lập con út của vua Thiệu Trị, là Hiệp Hòa lên thay nhưng cũng chỉ được 4 tháng thì bị bức tử.
Sau khi Hiệp Hòa băng, nhóm quyền thần đã lập hoàng tử thứ ba của Tự Đức tự là Ưng Đăng, chính là con nuôi của bà Học phi lên làm vua mới, là vua Kiến Phúc. Vừa lên ngôi, Kiến Phúc đã cho đón dưỡng mẫu vào cung.
Sau khi Hiệp Hòa băng, nhóm quyền thần đã lập hoàng tử thứ ba của Tự Đức tự là Ưng Đăng, chính là con nuôi của bà Học phi lên làm vua mới, là vua Kiến Phúc. Vừa lên ngôi, Kiến Phúc đã cho đón dưỡng mẫu vào cung.
Với biến cố này, bà Nguyễn Văn Thị Hương đã được đưa lên một địa vị đầy quyền lực, đó là Hoàng thái phi.
Với biến cố này, bà Nguyễn Văn Thị Hương đã được đưa lên một địa vị đầy quyền lực, đó là Hoàng thái phi.
Trong cung, bà cùng với Trang ý Hoàng thái Hậu (chính thất của Tự Đức) và Từ Dụ Thái hoàng thái hậu (mẹ vua Tự Đức) hợp lại gọi là Tam Cung, là những người phụ nữ có quyền lực nhất trong triều đình Nguyễn lúc bấy giờ.
Trong cung, bà cùng với Trang ý Hoàng thái Hậu (chính thất của Tự Đức) và Từ Dụ Thái hoàng thái hậu (mẹ vua Tự Đức) hợp lại gọi là Tam Cung, là những người phụ nữ có quyền lực nhất trong triều đình Nguyễn lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, vua Kiến Phúc chẳng thọ lâu khi đến giữa năm 1884 đã băng hà. Theo đồn đại trong dân gian, do Nguyễn Văn Thị Hương có tư tình với Phụ chính Đại thần Nguyễn Văn Tường, hai người đã âm mưu đầu độc Kiến Phúc khi vua đang lâm trọng bệnh.
Tuy nhiên, vua Kiến Phúc chẳng thọ lâu khi đến giữa năm 1884 đã băng hà. Theo đồn đại trong dân gian, do Nguyễn Văn Thị Hương có tư tình với Phụ chính Đại thần Nguyễn Văn Tường, hai người đã âm mưu đầu độc Kiến Phúc khi vua đang lâm trọng bệnh.
Sau cái chết của vua Kiến Phúc, một người con nuôi khác của vua Tự Đức do Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm nuôi dưỡng là Nguyễn Phúc Biện lên ngôi lấy niên hiệu là Đồng Khánh.
Sau cái chết của vua Kiến Phúc, một người con nuôi khác của vua Tự Đức do Thiện phi Nguyễn Thị Cẩm nuôi dưỡng là Nguyễn Phúc Biện lên ngôi lấy niên hiệu là Đồng Khánh.
Ngay khi vua Đồng Khánh lên ngôi, triều đình lấy lý do rằng hiệu Hoàng thái phi của bà Nguyễn Văn Thị Hương là do quyền thần tự tấn tôn chứ không phải là di mệnh của tiên triều nên cho đình lại, giáng về vị thứ Học phi như cũ. Từ đó về sau, sử sách không còn nhắc đến bà nữa.
Ngay khi vua Đồng Khánh lên ngôi, triều đình lấy lý do rằng hiệu Hoàng thái phi của bà Nguyễn Văn Thị Hương là do quyền thần tự tấn tôn chứ không phải là di mệnh của tiên triều nên cho đình lại, giáng về vị thứ Học phi như cũ. Từ đó về sau, sử sách không còn nhắc đến bà nữa.
Sau hơn 1 thế kỷ, đến tháng 6/2017, tên tuổi bà Học Phi lại một lần nữa được nhắc đến, liên quan đến vụ việc một lăng mộ được cho là của phi tần của vua Tự Đức bị san phẳng trong quá trình thi công bãi đỗ xe khách tham quan Lăng Tự Đức và Lăng Đồng Khánh.
Sau hơn 1 thế kỷ, đến tháng 6/2017, tên tuổi bà Học Phi lại một lần nữa được nhắc đến, liên quan đến vụ việc một lăng mộ được cho là của phi tần của vua Tự Đức bị san phẳng trong quá trình thi công bãi đỗ xe khách tham quan Lăng Tự Đức và Lăng Đồng Khánh.
Trong vụ việc này, lăng bà Học Phi bị máy xúc ủi sát tới chân mộ, nhưng may mắn là không bị tổn hại nhiều.
Trong vụ việc này, lăng bà Học Phi bị máy xúc ủi sát tới chân mộ, nhưng may mắn là không bị tổn hại nhiều.
Dù vậy, cảnh tượng tiêu điều của khu mộ dưới tác động của thời gian vẫn khiến những người ghé thăm không khỏi chạnh lòng...
Dù vậy, cảnh tượng tiêu điều của khu mộ dưới tác động của thời gian vẫn khiến những người ghé thăm không khỏi chạnh lòng...

GALLERY MỚI NHẤT