Thăm lại Tử Cấm Thành, vua Phổ Nghi gặp chuyện “dở khóc dở cười” gì?

Thăm lại Tử Cấm Thành, vua Phổ Nghi gặp chuyện “dở khóc dở cười” gì?

Ngày 12/2/1912, hoàng đế Phổ Nghi thoái vị và trở thành vị vua cuối cùng của nhà Thanh cũng như lịch sử phong kiến Trung Quốc. Nhiều năm sau, ông trở lại Tử Cấm Thành và gặp vài chuyện khó tin.

Sinh năm 1906,  Phổ Nghi đăng cơ lên ngôi vua vào năm 1908 sau khi bác của ông - hoàng đế Quang Tự băng hà mà không có con trai nối dõi. Do lên ngôi khi còn quá nhỏ tuổi nên vua Phổ Nghi trị vì đất nước dưới sự kèm cặp của một quan nhiếp chính, ban đầu là cha ông và từ tháng 12/1911 là Thái Hậu Long Dụ.
Sinh năm 1906, Phổ Nghi đăng cơ lên ngôi vua vào năm 1908 sau khi bác của ông - hoàng đế Quang Tự băng hà mà không có con trai nối dõi. Do lên ngôi khi còn quá nhỏ tuổi nên vua Phổ Nghi trị vì đất nước dưới sự kèm cặp của một quan nhiếp chính, ban đầu là cha ông và từ tháng 12/1911 là Thái Hậu Long Dụ.
Đến tháng 11/1911, Cách mạng Tân Hợi dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn diễn ra thành công. Theo đó, nhà Thanh chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng trăm năm ở Trung Quốc.
Đến tháng 11/1911, Cách mạng Tân Hợi dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn diễn ra thành công. Theo đó, nhà Thanh chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng trăm năm ở Trung Quốc.
Ngày 12/2/1912, vua Phổ Nghi chính thức thoái vị nhưng được phép tiếp tục sống trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Đến năm 1924, ông buộc phải rời khỏi Tử Cấm Thành.
Ngày 12/2/1912, vua Phổ Nghi chính thức thoái vị nhưng được phép tiếp tục sống trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Đến năm 1924, ông buộc phải rời khỏi Tử Cấm Thành.
Nhiều năm sau, Phổ Nghi quay trở lại "nhà cũ" Tử Cấm Thành với thân phận khách du lịch. Ông cũng phải mua vé tham quan để vào trong Cố Cung như mọi người.
Nhiều năm sau, Phổ Nghi quay trở lại "nhà cũ" Tử Cấm Thành với thân phận khách du lịch. Ông cũng phải mua vé tham quan để vào trong Cố Cung như mọi người.
Trong cuốn hồi ký “Nửa cuộc đời trước của tôi”, Phổ Nghi đã có nhiều chia sẻ bất ngờ khi trở lại Tử Cấm Thành. Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh cho biết, khi về lại Cố Cung có cảm giác hơi chua chát, một chút hoài niệm và chạnh lòng.
Trong cuốn hồi ký “Nửa cuộc đời trước của tôi”, Phổ Nghi đã có nhiều chia sẻ bất ngờ khi trở lại Tử Cấm Thành. Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh cho biết, khi về lại Cố Cung có cảm giác hơi chua chát, một chút hoài niệm và chạnh lòng.
Trong một lần cùng các đồng nghiệp trong công ty ghé thăm Tử Cấm Thành, Phổ Nghi đã gặp tình huống "dở khóc dở cười". Đó là khi tới một gian phòng triển lãm, nhân viên làm việc tại đó giới thiệu các cổ vật được trưng bày.
Trong một lần cùng các đồng nghiệp trong công ty ghé thăm Tử Cấm Thành, Phổ Nghi đã gặp tình huống "dở khóc dở cười". Đó là khi tới một gian phòng triển lãm, nhân viên làm việc tại đó giới thiệu các cổ vật được trưng bày.
Trong số đó có một bình hoa của hoàng tộc nhà Thanh. Khi nhìn thấy chiếc bình đó, Phổ Nghi liền nói: “Đó là cái bô của tôi”. Câu nói của ông khiến nhiều người có mặt tại đó bất ngờ, thậm chí cho rằng đó chỉ là lời nói đùa.
Trong số đó có một bình hoa của hoàng tộc nhà Thanh. Khi nhìn thấy chiếc bình đó, Phổ Nghi liền nói: “Đó là cái bô của tôi”. Câu nói của ông khiến nhiều người có mặt tại đó bất ngờ, thậm chí cho rằng đó chỉ là lời nói đùa.
Lúc này, Phổ Nghi tiết lộ thân phận của mình là hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh. Ông còn giải thích khi còn là bậc cửu ngũ chí tôn đã dùng chiếc bình hoa đó như một cái bô. Theo đó, mọi người thực sự tin vào lời nói của Phổ Nghi.
Lúc này, Phổ Nghi tiết lộ thân phận của mình là hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh. Ông còn giải thích khi còn là bậc cửu ngũ chí tôn đã dùng chiếc bình hoa đó như một cái bô. Theo đó, mọi người thực sự tin vào lời nói của Phổ Nghi.
Trong một lần khác ghé thăm Tử Cấm Thành, Phổ Nghi nghe hướng dẫn viên nói về một bức ảnh treo trên tường là hoàng đế Quang Tự. Sau khi nghe xong, Phổ Nghi nhanh chóng lên tiếng và nói rằng đó không phải vua Quang Tự. Thay vào đó, người trong bức ảnh là cha của ông - Nhiếp chính vương Tái Phong.
Trong một lần khác ghé thăm Tử Cấm Thành, Phổ Nghi nghe hướng dẫn viên nói về một bức ảnh treo trên tường là hoàng đế Quang Tự. Sau khi nghe xong, Phổ Nghi nhanh chóng lên tiếng và nói rằng đó không phải vua Quang Tự. Thay vào đó, người trong bức ảnh là cha của ông - Nhiếp chính vương Tái Phong.
Khi mọi người còn bán tín bán nghi, Phổ Nghi nói ra thân phận của mình. Sau đó, nhân viên quản lý trong Tử Cấm Thành cũng kiểm tra lại tư liệu lịch sử và phát hiện bức ảnh đã bị đổi nên dẫn tới sự nhầm lẫn trên.
Khi mọi người còn bán tín bán nghi, Phổ Nghi nói ra thân phận của mình. Sau đó, nhân viên quản lý trong Tử Cấm Thành cũng kiểm tra lại tư liệu lịch sử và phát hiện bức ảnh đã bị đổi nên dẫn tới sự nhầm lẫn trên.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.

GALLERY MỚI NHẤT