Thảm kịch “vườn thú người” trên đảo tử thần?

Do sống biệt lập hoàn toàn nên bất cứ sự tiếp xúc nào với con người từ thế giới bên ngoài cũng đều khiến tính mạng của thổ dân nguyên thủy Sentinel bị đe dọa.

Thảm kịch “vườn thú người” trên đảo tử thần?
Sự bùng nổ du lịch, đặc biệt là loại hình "vườn thú người", có thể khiến cả 4 bộ lạc sinh sống trên quần đảo Andaman và Nicobar - Ấn Độ bị xóa sổ.
Thảm kịch không được phép xảy ra
Một khi du khách ồ ạt tiếp cận khu vực và mang theo những mầm bệnh chết chóc mà thổ dân nguyên thủy không có khả năng miễn dịch, hậu quả sẽ rất thảm khốc. Bên cạnh đó, trong trường hợp du khách bị thổ dân đoạt mạng và chính phủ buộc phải hành động, tương lai của các thổ dân cũng bị đe dọa.
Vụ việc nhà thám hiểm người Mỹ John Allen Chau, 27 tuổi, bị thổ dân nguyên thủy Sentinel giết chết sau khi xâm phạm trái phép lãnh thổ của họ trên đảo Bắc Sentinel thuộc quần đảo Andaman và Nicobar khiến dư luận quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nói trên. Không chỉ khiến bản thân mất mạng, hành động của Chau có thể đe dọa sự tồn vong của bộ lạc Sentinel.
Tham kich “vuon thu nguoi” tren dao tu than?
Cảnh tượng không khác gì “vườn thú người” tại khu bảo tồn bộ lạc Jarawa Ảnh: FORBES 
Sau khi Chau tử vong, những thổ dân Sentinel vốn sống gần như biệt lập hoàn toàn với thế giới trong suốt hàng chục ngàn năm bỗng chốc trở thành tâm điểm chú ý vì hành động bị xem là hung bạo nói trên. Tuy nhiên, ông T. N. Pandit - quan chức Bộ Các vấn đề về thổ dân của Ấn Độ - khẳng định những tiếng xấu mà thổ dân Sentinel đang phải hứng chịu là "không công bằng". Từng dành nhiều thập kỷ kết bạn với bộ lạc Sentinel, ông Pandit khẳng định phần lớn thổ dân Sentinel "yêu hòa bình". "Trong quá trình tiếp xúc, chúng tôi từng bị họ đe dọa nhưng chưa bao giờ đến mức độ họ ra tay giết hoặc làm bị thương chúng tôi. Mỗi khi họ thể hiện sự giận dữ, chúng tôi lùi lại" - ông Pandit, hiện đã 84 tuổi, chia sẻ.
Đến năm 1991, sau nhiều nỗ lực, nhóm của ông Pandit được các thổ dân Sentinel tiếp cận từ trên biển. Dù vậy, trong một lần xuống thuyền và tiến gần hơn vào đất liền, ông Pundit đã bị một thổ dân Sentinel trẻ tuổi ra tín hiệu rằng ông sẽ mất mạng nếu tiến thêm. Điều này, theo Pandit, có nghĩa là ông "không được hoan nghênh".
Kể từ đó, chính phủ Ấn Độ cấm con người từ thế giới bên ngoài tiếp cận đảo Bắc Sentinel. Do sống tách biệt nên bất cứ sự tiếp xúc nào với con người từ thế giới bên ngoài đều có thể khiến tính mạng của thổ dân Sentinel bị đe dọa. Nguyên nhân là họ không có khả năng miễn dịch ngay cả với những căn bệnh thông thường như cảm cúm hoặc sởi.
Tổ chức Survival International mô tả cái chết của Chau là "một thảm kịch không bao giờ được phép xảy ra", đồng thời khẳng định chính phủ Ấn Độ lẽ ra đã phải tăng cường bảo vệ bộ lạc Sentinel và lãnh thổ của họ để bảo đảm an toàn cho cả thổ dân lẫn con người từ thế giới bên ngoài. "Bộ lạc Sentinel có thể đã bị lây nhiễm những mầm bệnh chết chóc mà họ không có khả năng miễn dịch. Nếu điều này xảy ra, bộ lạc Sentinel nhiều khả năng bị xóa sổ" - tổ chức này khẳng định.
"Kỳ quan của thế giới hiện đại"
Các nhà hoạt động đang lo ngại sự bùng nổ du lịch có thể đe dọa tương lai của cả 4 bộ lạc Jarawa, Andaman Vĩ đại, Onge và Sentinel sinh sống trên quần đảo Andaman và Nicobar - nơi "vườn thú người" vẫn tồn tại và thậm chí đang ngày càng được du khách quan tâm.
Tropical Andamans, một công ty du lịch, mô tả thổ dân nguyên thủy Jarawa là "kỳ quan của thế giới hiện đại vì họ ăn trái cây, rau củ và thịt heo sống. Họ nói ngôn ngữ xa lạ với công chúng. Làn da đen sạm cùng đôi mắt đỏ của họ sẽ khiến bạn kinh ngạc khi nhìn thấy họ". Còn trang web du lịch Flywidus tuyên bố họ có thể mang lại trải nghiệm nhìn ngắm "các thổ dân nguyên thủy" cho những du khách đi xe qua khu bảo tồn Jarawa bằng tuyến đường bộ.
Liên Hiệp Quốc và Tòa án Tối cao Ấn Độ đã yêu cầu đóng cửa tuyến đường bộ nói trên để ngăn tình trạng hàng trăm xe đi qua khu bảo tồn Jarawa mỗi ngày, cho phép du khách ngắm nhìn các thổ dân nguyên thủy. Bên cạnh đó, tiếng ồn động cơ cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những loài vật mà thổ dân săn bắn để sinh tồn.
Năm 2013, chính quyền quần đảo Andaman và Nicobar đã cam kết với Tòa án Tối cao Ấn Độ rằng họ sẽ hoàn thành một tuyến đường biển để chấm dứt tình trạng khu bảo tồn Jarawa bị xem như "vườn thú người" trước tháng 3-2015 nhưng mục tiêu này cho đến giờ vẫn chưa đạt được. "Nhà chức trách cam kết tất cả du khách sẽ phải di chuyển bằng tuyến đường biển này, gần như toàn bộ du khách đều lựa chọn đường bộ và loại hình du lịch vườn thú người trên tuyến đường bộ này đang nở rộ" - tổ chức Survival International phàn nàn.
Mặc dù nhiều công ty lữ hành khắp thế giới đã chấm dứt khai thác các tour du lịch đến quần đảo Andaman và Nicobar để phản đối "vườn thú người", một số công ty địa phương lại thực hiện điều trái ngược. Họ bắt đầu khai thác các tour du lịch "nhìn ngắm" thổ dân bằng thuyền đến đảo Bắc Sentinel hoặc lặn bình dưỡng khí khám phá tàu đắm Primrose ở ngoài khơi đảo này.
Thậm chí, nếu chịu chi, du khách có thể được tạo điều kiện tiếp cận những khu vực cấm. Điều này có thể trở thành thảm họa đối với các thổ dân nguyên thủy sinh sống trong khu vực vì ngày càng có nhiều du khách lắm tiền nhiều của thích cảm giác mạo hiểm và khám phá những nơi bị cấm.

Cuộc sống biệt lập của bộ lạc ở Bangladesh

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Rehman Asad đã ghé thăm 5 ngôi làng của một số bộ lạc ở Bangladesh vẫn duy trì lối sống truyền thống “tách biệt” với thế giới hiện đại.

Cuộc sống biệt lập của bộ lạc ở Bangladesh
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh
Ngôi làng của những bộ lạc ở Bangladesh này nằm sâu trong những quả đồi ở huyện Bandarban. Họ vẫn duy trì lối sống truyền thống và tách biệt với thế giới hiện đại. Ảnh: Những người phụ nữ bản địa ở Bangladesh  đi qua một cây cầu tạm bợ để lấy nước từ một con suối trên đồi.
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-2
Theo quan sát của Rehman Asad, phụ nữ trong những bộ lạc này thường làm tất cả việc nhà. 
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-3
Asad đã tiếp xúc với bộ lạc Murong ở Bangladesh. Đây là bộ lạc lớn thứ tư trong khu vực này. Người Murong thường ăn thịt hổ, chó, dê, lợn, bò… 
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-4
Được biết, có khoảng gần 200 ngôi làng nằm sâu trong khu rừng nhiệt đới ở đồi Chittagong. 
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-5
Cụ già ngồi khúm núm ở lối vào ngôi nhà nhỏ của mình. Bên trong nhà dường như không có đồ đạc gì và cũng chẳng có điện. 
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-6
Một người phụ nữ bản địa đang bế con trong mùa lễ hội Kumlang. Người dân bản địa tổ chức lễ hội này để cầu mong mùa màng bội thu trong năm tới. 
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-7
 Một bé trai đứng trước ngôi nhà nhỏ trong làng. Nhà của người dân ở đây thường được làm bằng tre và gỗ, trong nhà có từ 3 gian phòng trở lên.
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-8
 Những cô gái trong bộ lạc chuẩn bị nước trong lễ hội Kamlang.
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-9
 Người dân bản địa nơi đây vẫn duy trì lối sống truyền thống.
Cuoc song biet lap cua bo lac o Bangladesh-Hinh-10
 Cụ già và cháu bé thuộc bộ lạc Murong đang ngồi chờ lễ hội Kumlang diễn ra. (Nguồn ảnh: Daily Mail)

Độc đáo truyền thống các bộ tộc thổ dân châu Phi

Thi sắc đẹp nam giới, nhảy bò, duy trì mẫu hệ... là những phong tục độc đáo được các bộ tộc thổ dân ở châu Phi duy trì suốt nhiều thế hệ.

Độc đáo truyền thống các bộ tộc thổ dân châu Phi
Doc dao truyen thong cac bo toc tho dan chau Phi
Bộ tộc Wodaabe: Bộ tộc này sống du canh du cư ở Niger, Nigeria, Cameroon, Chad... Cuối mỗi mùa mưa gần hồ Chad, người Wodaabe tổ chức Cure Salee - lễ hội của dân du mục. Hoạt động nổi bật nhất của lễ hội là cuộc thi sắc đẹp của các chàng trai. Bộ tộc thổ dân châu Phi này mặc trang phục lộng lẫy nhất, trang điểm và đeo trang sức, đứng chờ các cô gái đánh giá. Răng và tròng mắt trắng được ca ngợi, do đó những người tham dự thường cố gắng cười hết cỡ. Ảnh: Daily Mail. 

Vẻ đẹp thô mộc của phụ nữ thổ dân da đỏ 100 năm trước

(Kiến Thức) - Những bức chân dung hiếm có về phụ nữ các bộ tộc thổ dân da đỏ ở miền Tây nước Mỹ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Vẻ đẹp thô mộc của phụ nữ thổ dân da đỏ 100 năm trước
Ve dep tho moc cua phu nu tho dan da do 100 nam truoc
Chân dung một phụ nữ thuộc bộ tộc thổ dân da đỏ Chickasaw ở Mỹ cuối thế kỷ 19. Ảnh: americanindianshistory.

Đọc nhiều nhất

Tin mới