Thăm Huế khi hết dịch nhất định đừng quên thưởng thức các món ngon khó cưỡng này

Thăm Huế khi hết dịch nhất định đừng quên thưởng thức các món ngon khó cưỡng này

(Kiến Thức) - Nếu có dịp du lịch tới mảnh đất cố đô Huế sau khi hết dịch COVID-19, nhất định bạn phải thưởng thức những món ngon khó cưỡng của nơi này như bún bò Huế, cơm hến hay chè hẻm Huế…

Cơm hến là một  món ngon khó cưỡng trong ẩm thực Huế. Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị, nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt, dầu ăn chín, tiêu, vị tinh (bột ngọt, mì chính) và muối.
Cơm hến là một món ngon khó cưỡng trong ẩm thực Huế. Cơm hến được trình bày dưới hình thức là cơm nguội trộn với hến xào qua dầu và gia vị, nước hến, mắm ruốc, rau bắp cải, tóp mỡ, bánh tráng nướng, mì xào giòn, ớt màu, đậu phộng nguyên hạt, dầu ăn chín, tiêu, vị tinh (bột ngọt, mì chính) và muối.
Nem lụi Huế: Nhiều người thường nói “Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế". Du khách lần đầu ăn nem lụi, ai cũng xuýt xoa khen ngon để rồi ăn tiếp lần hai, lần ba và lần nào cũng vẫn cứ khen ngon.
Nem lụi Huế: Nhiều người thường nói “Nem lụi là một trong những món ăn đặc sệt Huế". Du khách lần đầu ăn nem lụi, ai cũng xuýt xoa khen ngon để rồi ăn tiếp lần hai, lần ba và lần nào cũng vẫn cứ khen ngon.
Bún bò Huế chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều. Bún bò Huế có một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và tất nhiên phải có vài lát thịt bò. Rau ăn kèm cũng rất tươi và phong phú.
Bún bò Huế chính là linh hồn của ẩm thực Huế, độ ngon và nổi tiếng của món ăn này chắc không phải bàn nhiều. Bún bò Huế có một miếng chân giò, một miếng giò tự nắm, một miếng tiết lợn nhỏ và tất nhiên phải có vài lát thịt bò. Rau ăn kèm cũng rất tươi và phong phú.
Bánh canh Huế mang một hương vị đặc trưng riêng đó là nước lèo có màu đỏ của gạch cua và tôm, không lỏng cũng không quá đặc. Nguyên liệu nấu bánh canh rất đơn giản đó là tôm và thịt heo trộn đều, xay nhỏ và tẩm ướp gia vị.
Bánh canh Huế mang một hương vị đặc trưng riêng đó là nước lèo có màu đỏ của gạch cua và tôm, không lỏng cũng không quá đặc. Nguyên liệu nấu bánh canh rất đơn giản đó là tôm và thịt heo trộn đều, xay nhỏ và tẩm ướp gia vị.
Cơm chay Huế: Nếu bạn muốn có một bữa ăn thanh đạm và để cơ thể được thanh lọc thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… nhưng bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng.
Cơm chay Huế: Nếu bạn muốn có một bữa ăn thanh đạm và để cơ thể được thanh lọc thì hãy thử một bữa cơm chay tại Huế. Các món chay cũng rất đa dạng và phong phú, chỉ từ rau, củ, nấm, đậu phụ… nhưng bạn đã có một bữa cơm đầy đủ và thịnh soạn vô cùng.
Vả trộn Huế: Là món ăn vô cùng dân dã nhưng vả trộn lại là đặc sản và cùng là niềm tự hào của người dân xứ Huế. Được làm từ trái vả rẻ tiền ở Huế trộn với thịt heo nạc, tôm luộc, bì lợn…cùng gia vị, rau thơm, khi thưởng thức không cần dùng đũa mà bé bánh tráng nước để xúc.
Vả trộn Huế: Là món ăn vô cùng dân dã nhưng vả trộn lại là đặc sản và cùng là niềm tự hào của người dân xứ Huế. Được làm từ trái vả rẻ tiền ở Huế trộn với thịt heo nạc, tôm luộc, bì lợn…cùng gia vị, rau thơm, khi thưởng thức không cần dùng đũa mà bé bánh tráng nước để xúc.
Chè Hẻm: Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Chè Hẻm này nằm sâu tít trong đường Hùng Vương, nơi có một quán chè đã làm xiêu lòng thực khách suốt gần 30 năm. Mỗi loại chè ở đây có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính con người nơi đây.
Chè Hẻm: Ông bà ta ngày xưa thường nói nếu ngoài Hà Nội có “36 phố phường” thì Huế cũng có “36 thứ chè”. Chè Hẻm này nằm sâu tít trong đường Hùng Vương, nơi có một quán chè đã làm xiêu lòng thực khách suốt gần 30 năm. Mỗi loại chè ở đây có một hương vị riêng, ngon bổ, tinh tế và cầu kỳ như chính con người nơi đây.
Mè xửng cố đô Huế: Mè xửng hay còn gọi là mè xững là sản phẩm truyền thống của cố đô Huế. Bản chất thanh lịch, cần cù, khéo léo của người dân Kinh kỳ đã tạo nên loại kẹo nức tiếng này. Đa số du khách đến Huế, cũng chọn mè xững làm quà mang về.
Mè xửng cố đô Huế: Mè xửng hay còn gọi là mè xững là sản phẩm truyền thống của cố đô Huế. Bản chất thanh lịch, cần cù, khéo léo của người dân Kinh kỳ đã tạo nên loại kẹo nức tiếng này. Đa số du khách đến Huế, cũng chọn mè xững làm quà mang về.
Tré là đặc sản của Huế được làm từ thịt đầu và thịt ba chỉ của heo, cộng với một số loại gia vị như vừng, riềng, sả, thính gạo…chính vì vậy mà nó có đủ vị chua, cay, ngọt, béo,…khiến người ăn sẽ vô cùng thích thú, cứ muốn ăn hoài không ngừng.
Tré là đặc sản của Huế được làm từ thịt đầu và thịt ba chỉ của heo, cộng với một số loại gia vị như vừng, riềng, sả, thính gạo…chính vì vậy mà nó có đủ vị chua, cay, ngọt, béo,…khiến người ăn sẽ vô cùng thích thú, cứ muốn ăn hoài không ngừng.
Tôm chua của xứ Huế từ lâu đã có thương hiệu. Ai vào mảnh đất này chơi cũng được nhắn nhủ nhớ mang một lọ tôm chua Huế về làm quà cho gia đình.
Tôm chua của xứ Huế từ lâu đã có thương hiệu. Ai vào mảnh đất này chơi cũng được nhắn nhủ nhớ mang một lọ tôm chua Huế về làm quà cho gia đình.
Bánh ram ít: Đây là món ăn dân gian được truyền vào cung đình Huế từ lâu rất được các triều Vua nhà Nguyễn ưa thích. Ngày nay, bánh ram ít trở thành đặc sản mà người dân Huế tự hào dùng để giới thiệu với du khách.
Bánh ram ít: Đây là món ăn dân gian được truyền vào cung đình Huế từ lâu rất được các triều Vua nhà Nguyễn ưa thích. Ngày nay, bánh ram ít trở thành đặc sản mà người dân Huế tự hào dùng để giới thiệu với du khách.
Kẹo cau: Đây là một thứ kẹo bình dân dành cho trẻ con, trông như miếng cau chẻ sáu, gồm có phần trong cứng màu vàng nhạt, tượng trưng cho hạt cau, là một phiến nước đường vàng óng; phần ngoài màu trắng, là thịt cau, làm bằng bột trộn đường. Ảnh: Internet.   Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Kẹo cau: Đây là một thứ kẹo bình dân dành cho trẻ con, trông như miếng cau chẻ sáu, gồm có phần trong cứng màu vàng nhạt, tượng trưng cho hạt cau, là một phiến nước đường vàng óng; phần ngoài màu trắng, là thịt cau, làm bằng bột trộn đường. Ảnh: Internet.

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

GALLERY MỚI NHẤT