Thăm đình Kim Liên - một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa
Đình Kim Liên được xây dựng tựa lên một gò đất cao nhất vùng cũng là nơi mở ra ô Kim Hoa, cửa ngõ giao lưu giữa vùng Sơn Nam về với kinh thành.
Theo Toàn Dũng Media/VOV
Đình và đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh; Đền Bạch Mã; Đền Voi Phục và Đền Kim Liên. So với ba ngôi đền kia thì đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn (khoảng thế kỷ 16 - 17)
Đình được xây dựng trên gò đất cao ở phía đông đầm Kim Liên. Cổng đình và cửa chính điện đều hướng về phía tây, trông ra đầm Kim Liên (đầm này nay không còn do bị lấp đi để làm đường vành đai 1).
Đình chính gồm nghi môn, đại bái và cung cấm. Nghi môn là một nếp nhà ba gian các họa tiết trang trí trên các bộ phận kiến trúc được thể hiện sinh động, công phu mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Nhà đại bái gồm 5 gian mới được thành phố tôn tạo với kiểu dáng kiến trúc truyền thống. Hậu cung là một nếp nhà ba gian dọc, xây gạch trần mái lợp ngói ta.
Bốn bộ vì đỡ mái, được làm theo kiểu chồng rường, giá chiêng, cột trống. Các con giường được trang trí bằng kỹ thuật chạm nổi các hình mây cuộn, câu đầu và 2 bẩy của hai vì ngoài được trang trí phượng hàm thư, long mã, rồng chạm bong kênh, chạm lộng nhiều lớp
Đền chính có kết cấu hình chữ đinh gồm bái đường và hậu cung. Tòa bái đường, qua thời gian dài tồn tại, đến nay chỉ còn dấu vết để lại, là một nền đất cao và những hàng đá tảng kê chân cột to, dầy.
Đến nay, tại Đình Kim Liên còn lưu giữ 39 đạo sắc phong cho thần Cao Sơn Đại Vương, trong đó có hai sáu đạo thời Lê Trung Hưng, mười ba đạo thời nhà Nguyễn; sớm nhất trong số đó là sắc phong có niên đại Vĩnh Tộ năm thứ hai (1620).
Một số công trình phụ khác: nhà Tả vu, Hữu vu; lát gạch xong sân Đình; hoàn thiện hạng mục hồ bán nguyệt; hạng mục cổng, tường rào cũng đã được xây dựng xong; đang triển khai thi công đường và giếng đình.
Trước đây, lễ chính hội đình Kim Liên thường diễn ra vào các ngày từ 13 – 16/ 3 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, lễ hội gói gọn lại chỉ trong 2 ngày 15 và 16/3.
Trong ngày chính hội, từ sáng sớm, người làng đã làm lễ tế ở chính điện. Các bô lão trong đội tế nam của làng đứng trước sân đình tế cáo với Thượng Đẳng thần Cao Sơn Đại Vương để người dân bước vào ngày chính hội cùng những đại lễ bái rất bài bản.
Sau màn tế cáo, lễ dâng hương tổ chức trước sân đình, các dòng họ dâng những mâm cỗ cầu kỳ tái hiện ẩm thực của người Hà Nội.
Ít ai biết được giữa lòng Thủ đô Hà Nội đang tồn tại 1 cuốn sổ đỏ bằng đá với niên đại gần 4 thế kỷ. Cuốn sổ đỏ đặc biệt này như "văn bằng chứng chỉ" bằng đá với cái tên "Đông Tác phường Trung Tự thôn địa giới kiệt" có một không hai của cả nước.
Nó không chỉ là minh chứng cho 1 vùng "địa linh nhân kiệt" mà còn là một báu vật quốc gia. Sau bao biến cố thăng trầm, cuốn sổ đỏ kỳ lạ này đang được lưu giữ tại ngôi đình Đông Tác, phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội).
Thăng trầm báu vật quốc gia
Phường Phương Liên (Đống Đa, Hà Nội) trước đây thuộc phường Kim Hoa, sau phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nổi tiếng là vùng "địa linh nhân kiệt". Cho đến ngày nay ở đó vẫn còn gìn giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa hàng nghìn năm.
Không những vậy đình Kim Liên được biết đến là Trấn phía Nam thành Thăng Long (trong tứ trấn Thăng Long). Và chính nơi đây vẫn còn đang lưu giữ cuốn sách cổ bằng đá. Cuốn sách mà người dân gọi là "cuốn sổ đỏ" này đã tồn tại cùng với thời gian gần 4 thế kỷ.
Cụ Tế Trưởng Ban bảo vệ di tích đình Trung Tự đưa chúng tôi tận mắt chiêm ngưỡng "cuốn sổ đỏ" kỳ lạ này. Thực chất "cuốn sổ đỏ" này là 2 tấm đá úp mặt vào nhau. Cả 2 đều hình vuông, vát cạnh giống như hình con dấu triện mỗi cạnh dài 76cm. Tấm dưới dày 50cm, tấm trên dày 18cm. Tấm dưới như thân hộp còn tấm trên như nắp hộp đậy lên. Do biến cố lịch sử và thời gian nên "cuốn sổ đỏ" này có nhiều vết sứt mẻ, nứt rạn ngang dọc.
- "Đồng Lầm có vải nâu non/Có hồ cá rộng, có con sông dài". Lần theo câu ca ấy, tôi tìm về làng Đồng Lầm (phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội) những mong tìm lại dấu tích của nghề nhuộm vải nâu xưa.
Kinh Dịch không chỉ là một cuốn sách bói toán đơn thuần, mà là một hệ thống triết học sâu sắc phản ánh sự biến đổi và mối quan hệ giữa con người, vũ trụ và thiên nhiên.
Theo tử vi 12 cung hoàng đạo 23/1/2025, Song Tử áp lực tài chính cao, nên tiết kiệm, Cự Giải đào hoa xấu, đừng vội vàng chọn bừa, Sư Tử công việc thuận lợi, trôi chảy.
Là một trong những phát minh quan trọng nhất lịch sử nhân loại, thuốc súng của Trung Hoa cổ không chỉ thay đổi cách thức chiến tranh mà còn tác động sâu rộng đến nhiều lĩnh vực khác trong xã hội.
Xem tử vi hàng ngày, tử vi 12 con giáp hôm nay cho thấy vận thế của người tuổi Sửu tin lời tiểu nhân nên tình yêu có thể bị "rạn nứt". Trong khi đó, tuổi Hợi hạnh phúc viên mãn.
Đền Parthenon không chỉ là kiệt tác kiến trúc vượt thời gian mà còn là minh chứng sống động cho tài năng, sự sáng tạo và văn hóa rực rỡ của người Hy Lạp cổ đại.
Vào năm 1956, thế giới từng suýt xảy ra chiến tranh hạt nhân. Khi ấy, Ai Cập đe dọa quốc hữu hóa kênh đào Suez. Điều này gây ra cuộc khủng hoảng căng thẳng giữa các nước liên quan.
Sang năm Ất Tỵ 2024, 4 con giáp sau đây hãy chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đón nhận những vận may tốt đẹp đang đến và tận hưởng từng khoảnh khắc của tài lộc, thịnh vượng.
Trong thời gian qua, các chuyên gia đã phát hiện những dấu chân được cho là của quỷ dữ ở một số nước trên thế giới. Đến nay, bí ẩn về những dấu vết này vẫn là chủ đề gây tranh luận.
Trong những ngày lễ tết quan trọng như: Cúng ông Công, ông Táo, Tết Nguyên Đán..., gia chủ cần lưu ý những điểm sau khi dâng hương lên bàn thờ, tránh phạm điều đại kỵ.