Thảm cảnh của những người nghèo bán thận ở Iraq

Vài triệu người ở Iraq đang vật lộn với cuộc sống cùng quẫn. Bán nội tạng trở thành giải pháp duy nhất để họ có thể tạm thời thoát tình cảnh thê thảm.

Thảm cảnh của những người nghèo bán thận ở Iraq
Om Hussein là một bà mẹ lâm vào thế khốn cùng. Cùng với chồng và 4 con nhỏ, cô đang vật lộn với tình trạng nghèo khó giống như hàng triệu người Iraq khác.
Ali Hussein, chồng cô, thất nghiệp. Anh mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim. Vì thế Om là trụ cột của gia đình trong 9 năm qua với nghề giúp việc gia đình. Nhưng giờ đây sức lực của cô cạn kiệt và không thể tiếp tục làm việc.
“Tôi mệt mỏi và chúng tôi không thể kiếm đủ tiền để thuê nhà, mua thuốc và thực phẩm, đáp ứng những nhu cầu của lũ trẻ”, Om tâm sự với phóng viên BBC trong ngôi nhà tạm của gia đình ở phía đông thành phố Baghdad.
Ngôi nhà cũ nát của họ sập vài tháng trước và cả gia đình tiếp tục sống nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và họ hàng.
Nghèo nhưng không cầu xin lòng thương hại
“Tôi từng làm đủ nghề - từ bán thịt tới nhặt rác. Tôi chưa bao giờ xin tiền, nhưng mọi người giúp chúng tôi bằng tiền. Tôi không bao giờ xin thức ăn mà yêu cầu con trai nhặt những mẩu bánh mì người ta vứt trên phố để cả gia đình ăn”, Ali nói.
Om Hussein và cậu con trai Hussein. Ảnh: BBC.
 Om Hussein và cậu con trai Hussein. Ảnh: BBC.
Không thể thoát khỏi tình trạng khốn quẫn, Om Hussein buộc phải nghĩ tới một sự hy sinh lớn. “Tôi quyết định bán thận vì không thể nuôi gia đình. Việc đó vẫn tốt hơn so với bán thân hoặc sống nhờ lòng thương hại của người khác”, cô nói.
Người phụ nữ và chồng gặp một kẻ buôn bán nội tạng bất hợp pháp để bán thận. Song những kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy thận của họ không đủ khỏe để bác sĩ có thể ghép sang cơ thể người khác.
Thất vọng, cặp vợ chồng xem xét một giải pháp đau đớn khác.
“Vì thảm cảnh của gia đình, chúng tôi nghĩ tới việc bán thận của con trai. Chúng tôi sẵn sàng làm mọi việc, nhưng quyết không cầu xin lòng thương hại của người khác”, Ali vừa nói vừa chỉ về phía con trai 9 tuổi của anh.
Cuối cùng Ali và Om không bán thận của con trai, nhưng họ nói ý nghĩ đó cũng khiến họ cảm thấy đau khổ.
Chính phủ bất lực
Tình trạng nghèo tột cùng là nguyên nhân khiến hoạt động buôn bán thận và những cơ quan nội tạng khác bùng nổ ở Baghdad.
Khoảng 22,5% trong số gần 30 triệu người dân Iraq sống trong cảnh nghèo xác xơ, theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2014.
Những nhóm buôn nội tạng sẵn sàng trả tới 10.000 USD cho một quả thận. Chúng “khai thác” nguồn hàng từ những người nghèo và thực tế này biến Iraq thành điểm nóng mới trong hoạt động buôn bán nội tạng khắp Trung Đông.
“Hiện tượng đó phổ biến đến nỗi chính phủ không thể trấn áp”, Firas al-Bayati, một luật sư chuyên bảo vệ nhân quyền tại Baghdad, phát biểu.
Firas al-Bayati từng tiếp xúc 12 người mà cảnh sát bắt trong vòng 3 tháng vì bán thận. Theo ông, họ hành động như vậy vì quá nghèo.
“Hoàn cảnh chung của họ như sau: Một người cha không còn bất kỳ nguồn vật chất nào để nuôi con nên quyết định hy sinh bản thân. Tôi coi anh ta là nạn nhân nên phải bảo vệ anh ta”, Firas nói.
Năm 2012, Quốc hội Iraq phê chuẩn một luật mới nhằm chống hành vi buôn bán người và nội tạng người.
Theo luật, người dân chỉ có thể hiến nội tạng cho người thân nếu cả hai bên – người cho và người nhận nội tạng – tự nguyện thực hiện việc đó. Để lách luật, bọn buôn nội tạng làm những giấy tờ giả để có thể chứng minh người mua và người bán có quan hệ họ hàng.
Hình phạt thấp nhất dành cho những người mua, bán nội tạng người là 3 năm tù, còn hình phạt cao nhất là tử hình. Theo luật sư Faris al-Bayaty, các quan tòa không bao giờ coi nghèo là lý do chính đáng để người dân bán nội tạng.
“Làm giấy tờ tùy thân giả là việc rất dễ. Nhưng chính phủ sẽ sớm làm thẻ căn cước sinh trắc. Đó là loại thẻ mà người ta không thể giả mạo”, Faris khẳng định.
Những ca cấy ghép nội tạng diễn ra ngay tại bệnh viện công
Phóng viên BBC xin phép chính quyền vào một nhà tù ở Iraq để gặp một thanh niên bị cảnh sát bắt vì buôn bán thận. Tên anh ta là Mohammed.
Mohammed chấp hành án trong một trại giam nghiêm ngặt nhất, cùng với 10 người khác cũng phạm tội buôn nội tạng người.
“Ban đầu tôi không cảm thấy tôi có tội. Tôi coi đó là một lý do nhân đạo. Nhưng sau khi buôn nội tạng người trong vài tháng, tôi bắt đầu nghĩ tới những câu hỏi về đạo đức do chứng kiến tình cảnh khốn cùng của những người bán nội tạng. Khi biết nhiều thanh niên bán nội tạng để kiếm tiền cho gia đình, tôi cảm thấy thương xót”, Mohammed, người cha của hai đứa trẻ, kể.
Vụ bắt Mohammed diễn ra ở phía trước một bệnh viện công ở Baghdad vào tháng 11/2015, khi một cảnh sát đóng giả người mua nội tạng tiếp cận anh ta.
Những ca cấy ghép nội tạng vẫn có thể diễn ra ngay trong bệnh viện công nếu các bác sĩ không phát hiện giấy tờ giả của người hiến và người nhận nội tạng. Ảnh: BBC.
 Những ca cấy ghép nội tạng vẫn có thể diễn ra ngay trong bệnh viện công nếu các bác sĩ không phát hiện giấy tờ giả của người hiến và người nhận nội tạng. Ảnh: BBC.
Phần lớn ca cấy ghép nội tạng diễn ra trong những bệnh viện tư nhân, đặc biệt là trong khu vực của người Kurd vì quy định ở đó không nghiêm ngặt như ở Baghdad, theo Mohammed. Tuy nhiên, anh ta nói nhiều ca cấy ghép vẫn diễn ra trong các bệnh viện công vì các bác sĩ phẫu thuật không thể phát hiện những giấy tờ tùy thân giả của người hiến và người ghép.
“Không luật nào trên thế giới buộc bác sĩ phẫu thuật phải chịu trách nhiệm cho việc không phát hiện giấy tờ giả. Trong một số trường hợp, chúng tôi cảm thấy nghi ngờ. Nhưng sự nghi ngờ không thể ngăn cản ca phẫu thuật, bởi bệnh nhân sẽ chết nếu việc cấy ghép không diễn ra”, Rafed al-Akili, một bác sĩ phẫu thuật của Trung tâm Điều trị và Cấy ghép thận ở Baghdad, nói.

Quân đội Iraq nhận 18 khẩu pháo D-20 152mm cũ

(Kiến Thức) - Quân đội Iraq được cho là đã nhận bàn giao 18 khẩu lựu pháo D-20 152mm từ kho vũ khí cũ của Bulgaria.

Quân đội Iraq nhận 18 khẩu pháo D-20 152mm cũ

Jane’s Defence Weekly đưa tin, Bộ Quốc phòng Iraq đã công bố một số hình ảnh về loại pháo kéo xe D-20 152 mm mua từ Bulgaria trong một đoạn video do Bộ Quốc phòng nước này cung cấp. Một nhà ngoại giao Bulgaria cho biết tổng cộng có 18 khẩu D-20 được chuyển giao.

Chính phủ Bulgaria đã công bố trong tháng 9/2014 rằng, họ đã chuyển giao 1.800 khẩu súng cùng 6.000 viên đạn trị giá khoảng 3,5 triệu USD cho Quân đội Iraq như là một phần trong nỗ lực quốc tế hỗ trợ cho chính phủ nước này trong cuộc chiến chống lại IS. Bulgaria cho biết, các loại vũ khí đã được vận chuyển đến Iraq với sự giúp đỡ của các nước đối tác.

Cuồng iPhone 6S, hai thanh niên rao bán thận kiếm tiền mua

Vì muốn sở hữu chiếc điện thoại iPhone 6S, hai thanh niên này tìm đến một cơ sở buôn bán nội tạng trái phép trên mạng rao bán thận.

Cuồng iPhone 6S, hai thanh niên rao bán thận kiếm tiền mua
Cuong iPhone 6S, hai thanh nien rao ban than kiem tien mua
iPhone 6S mới ra đã gây sốt và khiến không ít người ao ước sở hữu. 
Theo Chinadaily, câu chuyện thật như đùa này mới xảy ra tại tỉnh Giang Tô (Trung Quốc).

Mỹ sẽ làm gì nếu Nga không kích IS ở Iraq?

(Kiến Thức) - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Joseph Dunford cho biết, nếu Nga không kích IS ở Iraq, Mỹ sẽ xét lại khả năng quay trở lại nước này.

Mỹ sẽ  làm gì nếu Nga không kích IS ở Iraq?
“Tôi đã cố giải thích với ban lãnh đạo Baghdad rằng mọi cố gắng của chúng tôi sẽ gặp vấn đề nếu họ mời Nga không kích IS ở Iraq. Tôi đã nhận được lời đảm bảo rằng, họ sẽ không đưa ra lời mời đó”, kênh Defense One dẫn lời của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Joseph Dunford, trình bày trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ.
My se  lam gi neu Nga khong kich IS o Iraq?
 Lính Mỹ tham gia một buổi lễ bàn giao tổ chức gần thị trấn Hawija, Iraq.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.