“Tham ăn” ở Biển Đông... Mỹ coi thường quan chức Trung Quốc

(Kiến Thức) - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Mỹ cáo buộc Trung Quốc có hành vi “tham ăn, gây hấn” hòng kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông.

“Tham ăn” ở Biển Đông... Mỹ coi thường quan chức Trung Quốc
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, ông Mike Rogers cho hay, đã đến lúc Washington ít “tôn trọng” các quan chức Trung Quốc và thẳng thắn hơn, hung hăng hơn trong chính sách ngoại giao với Bắc Kinh.
Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, ông Miker Rogers.
 Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, ông Miker Rogers.
Phát biểu của ông Rogers đưa ra ngày 10/7 khi mà Mỹ-Trung vừa kết thúc cuộc đối thoại thường niên ở Bắc Kinh, nơi mà đại diện phía Mỹ thúc giục Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp quốc tế và không nên có những hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng khu vực. Tuy nhiên, Bắc Kinh ngang ngược biện hộ rằng, họ có quyền lịch sử đối với hầu hết diện tích của Biển Đông và cảnh báo Mỹ không nên đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp này cả.
Tại Washington, hạ nghị sỹ Rogers đã kêu gọi chính quyền Mỹ nên tăng cường các hoạt động chia sẻ tình báo và hợp tác quân sự với các nước khác trong khu vực nhằm đẩy lùi Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc không phải là nước lớn mạnh duy nhất và chiếm ưu thế.
“Bất kỳ quân đội nào trên thế giới mà sử dụng sức mạnh của mình để đe dọa, bắt nạt hay gây bất ổn kinh tế thế giới, đều không phải là đồng minh hay bạn của nước Mỹ cả. Đó là lợi ích quốc gia của Mỹ để giúp giải quyết vấn đề này, để đẩy lùi các nỗ lực khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực”, ông Rogers phát biểu trong một hội nghị do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức.
Ông Rogers còn mô tả các hành động ngang ngược của Bắc Kinh đối với các nước khác là “tham ăn, gây hấn” nhằm chiếm gần trọn diện tích và tài nguyên ở Biển Đông.
Nhà lập pháp của Đảng Cộng hòa, người chị trách nhiệm giám sát các hoạt động tình báo Mỹ, cho biết, Trung Quốc không nên nghi ngờ sự thiện chí của Mỹ trong việc bảo vệ tự do hàng hải và thương mại trong khu vực Biển Đông.

Want Daily: Trung Quốc mở rộng chiến tranh ba mặt trận trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Tờ Want Daily của Đài Loan ngày 9/6 đưa tin, Trung Quốc đang mở rộng chính sách chiến tranh ba mặt trận trong cuộc tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Want Daily: Trung Quốc mở rộng chiến tranh ba mặt trận trên Biển Đông
Theo đó, Bắc Kinh vốn áp dụng chính sách này trong cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan. Ông Richard Hu, Phó Giám đốc điều hành của Trung tâm Nghiên cứu An ninh ở Đại học Quốc gia Chengchi (Đài Loan) cho tờ báo này biết, quân đội Trung Quốc lần đầu tiên chính thức đặt ra khái niệm chiến tranh này vào năm 2003 với ba mặt trận chính là tấn công tâm lý, truyền thông và pháp lý.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Học giả họ Hu cho hay, chính sách chiến tranh kiểu này vốn được Trung Quốc áp dụng cho cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, bây giờ Bắc Kinh chuyển sang khu vực Biển Đông.

Soi giàn khoan thứ 2 TQ ngang ngược đưa vào Biển Đông

(Kiến Thức) - Sau khi hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc lại ngang nhiên đưa tiếp giàn khoan thứ 2 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Soi giàn khoan thứ 2 TQ ngang ngược đưa vào Biển Đông
Giàn khoan thứ 2 này có tên là Nam Hải số 9 (tên tiếng Anh chính thức là Nan Hai Jin Hao). Nó là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi thuộc của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).
 Giàn khoan thứ 2 này có tên là Nam Hải số 9 (tên tiếng Anh chính thức là Nan Hai Jin Hao). Nó là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi thuộc của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC).

Cựu Tổng thống Đông Timor hiến kế "ép" Trung Quốc trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Người từng đoạt giải Nobel Hòa Bình Jose Ramos Horta chia sẻ về tình hình Biển Đông trong cuộc phỏng vấn phát sóng trên tờ Bloomberg.

Cựu Tổng thống Đông Timor hiến kế "ép" Trung Quốc trên Biển Đông
Trong cuộc trò chuyện này, cựu Tổng thống Đông Timor Horta đưa ra một nhận định chắc chắn rằng, không quốc gia nào trong vụ tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông sẽ chịu nhường bước cả.
“Chắc chắn, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines hay Việt Nam đều sẽ không lùi bước trước những tuyên bố chủ quyền của họ. Vì vậy, họ sẽ cần đi tới một thỏa hiệp. Và thỏa hiệp tốt nhất đối với các bên là hướng tới sự phát triển chung trong khu vực. Đó là lợi ích tốt nhất cho các mối bên và cho cả khu vực”, ông cho hay.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Toà tuyên án Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Canh bạc lớn của Mỹ - Israel với Iran

Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

An ninh Nga ngăn chặn tấn công khủng bố bằng bom

Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.