Thái Thượng Lão Quân và Bồ Đề Tổ Sư ai mạnh hơn?

Ngoài Phật Tổ Như Lai ra, Bồ Đề Tổ Sư và Thái Thượng Lão Quân cũng là người đắc đạo, sở hữu pháp lực cao siêu, khiến Tôn Ngộ Không kính nể và bái phục.

Ai cũng biết, trong "Tây Du Ký" thì Bồ Đề Tổ Sư và Thái Thượng Lão Quân có thân phận cao quý, tu vi thâm hậu nhưng rốt cuộc luận về sức mạnh thì ai hơn ai?

Thái Thượng Lão Quân hay Đạo Đức Thiên Tôn là tôn hiệu của một vị thần tiên tối cao trong Đạo giáo Trung Quốc, là một trong Tam Thanh. Ngài là Giáo chủ, còn được gọi là Hỗn Nguyên Lão Quân, Hàng Sinh Thiên Tôn, Thái Thanh Đại Đế. Thái Thượng Lão Quân là vị thần có địa vị rất cao ở trên trời, và sức mạnh của ngài không thể coi thường. Bồ Đề Tổ Sư tuy không giống Lão Quân, cũng không phải là một vị thần tiên trên trời, mà là một vị thần bất tử ngụ ở hạ giới. Sự tu luyện và pháp thuật của Bồ Đề Tổ Sư cũng là thứ mà người thường không thể làm được.

Chúng ta hãy xem trong nguyên tác nêu bật những điểm mấu chốt tương ứng của họ như thế nào.

Thai Thuong Lao Quan va Bo De To Su ai manh hon?

Trong "Tây Du Ký", Bồ Đề Tổ Sư và Thái Thượng Lão Quân đều có thân phận cao quý, tu vi thâm hậu.

Đầu tiên là Bồ Đề Tổ Sư, trong lần đầu tiên Tôn Ngộ Không nhìn thấy ngài, tác giả Ngô Thừa Ân từng miêu tả: "Nhìn thấy Bồ Đề Tổ sư ngồi ngay ngắn nghiêm trang trên bệ, ở phía dưới, hai bên có 30 tiểu tiên đứng hầu. Quả nhiên là: ‘Kim tiên đại giác sạch ghê, Phương Tây diệu tướng Bồ Đề Tổ Sư. Không sinh diệt, đức cao xa, thần tròn khí vẹn rất là từ bi. Chân như bản tính an vi. Tự nhiên không tịch, tùy nghi biến dời. Trang nghiêm thọ sánh đất trời, pháp sư muôn kiếp sáng ngời là đây".

Như vậy, có thể thấy, bản thân Bồ Đề Tổ Sư cũng là vị tôn giả Tây phương. Được biết, ngoài "Tây Du Ký", một tiểu thuyết khác mang tên "Phong Thần Diễn Nghĩa" cũng viết về thần thoại, dù ở thời kỳ khác nhau nhưng các nhân vật trong "Phong Thần Diễn Nghĩa" đều có liên quan tới "Tây Du Ký". Trong đó, "Phong Thần Diễn Nghĩa" viết về vị Chuẩn Đề đạo nhân, khi xuất hiện cũng được mô tả giống hệt như Bồ Đề Tổ Sư. Điều này nói lên rằng Bồ Đề Tổ Sư và Chuẩn Đề đạo nhân chính là một.

Về Chuẩn Đề đạo nhân, trong "Phong Thần Diễn Nghĩa" đã miêu tả như sau: “Đại tiên đi chân trần táo lê hương, chân đạp tường mây càng dị thường; 12 đài sen diễn pháp bảo, bát đức bên cạnh ao hiện bạch quang. Thọ thông thiên địa ngôn phi sai, phúc tỷ hồng ba thuyết há cuồng; tu thành xá lợi minh thai tức, thanh nhàn cực lạc là Tây phương”.

Thai Thuong Lao Quan va Bo De To Su ai manh hon?-Hinh-2

Trước hết, Bồ Đề Tổ Sư là người duy nhất được biết đến trong "Tây Du Ký" thông thạo ba đạo cùng một lúc, hơn nữa ngài là vị thần bất tử, sống như trời, ngay cả Ngọc Hoàng cũng không thể so sánh được với ngài. Bởi vì Như Lai từng nói Ngọc Hoàng từ nhỏ đã tu luyện, trải qua một ngàn bảy trăm năm mươi kiếp, mỗi kiếp 129.600 năm".

Điều đó cho thấy Bồ Đề Tổ Sư thì vô lượng vô biên, Ngọc Hoàng còn có thể đếm được thời gian tu hành, còn Bồ Đề Tổ Sư thì không. Điểm nữa là Như Lai là người có mắt thuông tuệ biết được quá khứ và tương lai, và Bồ Đề Tổ Sư cũng là người có khả năng này.

Trong nguyên tác miêu tả rõ Bồ Đề Tổ Sư nhìn được tương lai Tôn Ngộ Không sẽ gây họa cho Tam giới nên cấm hắn không được nhận là độ đệ của mình.

Ngoài ra, trong kiếp nạn tại Ngũ Trang quán, sau khi đi khắp nơi tìm người có thể cứu cây nhân sâm không được, Tôn ngộ không đã phải tìm về tìm sư phụ Bồ Đề Tổ Sư và được ngài mách tới chỗ Quan Âm Bồ Tát. Những chi tiết này có thể tưởng tượng được Bồ Đề Tổ Sư vĩ đại cỡ nào.

Thai Thuong Lao Quan va Bo De To Su ai manh hon?-Hinh-3

Còn Thái Thượng Lão Quân cũng không tệ. Ý nghĩa của “Thái thượng” có nghĩa là tối cao, tối thượng, cũng có ý nghĩa khác là không còn thứ gì có thể cao hơn nó nữa. Trong nguyên tác có viết ở trên Thiên đình, Ngọc Hoàng cùng Vương Mẫu ra ngoài đón tiếp lúc Lão Quân đích thân đến thăm Linh Tiêu Điện (là nơi chư anh linh bái kiến Ngọc Hoàng Thượng Đế, hội họp định kỳ thường niên để đưa ra các điều quy của thiên điều, thiết lập và gìn giữ trật tự Tam giới vận hành theo khuôn luật).

Thai Thuong Lao Quan va Bo De To Su ai manh hon?-Hinh-4

Ngay cả Ngọc Hoàng và Vương Mẫu, những người cai trị ba cõi, cũng phải đích thân chào đón Thái Thượng Lão Quân, có thể hình dung rằng vị thế của ngài trên Thiên đình rất lớn. Thế nhưng, Thái Thượng Lão Quân lại dành cả cuộc đời để luyện chế đan dược và thần khí. Ngài đã chế tạo ra thần khí như vòng Kim cương trác, gậy như ý của Tôn Ngộ Không, cào đinh ba của Bát Giới, nình ngọc tịnh của Quan Âm Bồ Tát, tử kim hồng hồ lô, quạt ba tiêu, dây thừng hoàng kim và nhiều vũ khí thần kỳ lợi hại khác.

Vậy giữa Bồ Đề Tổ Sư vàThái Thượng Lão Quân ai mạnh hơn? Đáp án đã được Đức Phật Như Lai tiết lộ. Khi Tôn Ngộ Không được phong làm Phật, Như Lai đã nói: “Ngộ Không, bởi vì ngươi từng gây rối trong Thiên cung nên ta dùng thần thông thâm sâu của mình để giam ngươi dưới chân Ngũ Hành Sơn. May mắn gặp được duyên lành, trở về với Phật giáo, ta cũng mừng vì ngươi đã bỏ ác theo thiện, đạt được thành công lớn trong việc hàng yêu phục ma, bảo vệ Đường Tăng trên suốt đường đi lấy kinh".

Thai Thuong Lao Quan va Bo De To Su ai manh hon?-Hinh-5

Tôn Ngộ Không - người đệ tử được Bồ Đề Tổ Sư thu nhận dạy tu luyện trong bảy năm ngắn ngủi, được ban 72 phép địa sát và cân đẩu vân, nhưng đã làm Tam giới náo loạn. Lúc Tôn Ngộ Không mải đánh nhau với Nhị Lang Thần, Thái Thượng Lão Quân lợi dụng khi hắn không chú ý mà dùng vòng kim cang "đánh lén" vào đầu khiến hắn bất ngờ mà bị ngã, nhờ vậy thiên đình mới bắt được yêu hầu. Tôn Ngộ Không từng lấy cắp linh đơn, đạp đổ lò bát quái của Thái Thượng Lão Quân nhưng ngài cũng không thể hàng phục và giết hắn.

Thai Thuong Lao Quan va Bo De To Su ai manh hon?-Hinh-6

Đến ngay cả Phật Như Lai phải tốn rất nhiều công sức mới thu phục được hắn. Khi trấn áp Tôn Ngộ Không dưới Ngũ Hành Sơn, Như Lai biết được thực lực và bản lĩnh của hắn chỉ có thể dùng mưu mà lừa hắn thua cược.

Để khống chế hắn theo phò Đường Tăng đi lấy kinh, Như Lai đã ban cho Quan Âm vòng kim cô cùng thần chú, lợi dụng tính hiếu kỳ của loài khỉ để Tôn Ngộ Không mắc bẫy đeo vào đầu. Có thể thấy, mỗi khi muốn khống chế Tôn Ngộ Không, Phật Như Lai đều dày công dùng mưu để hắn mắc bẫy. Điều này cho thấy Như Lai cũng kiêng dè việc đối đầu trực diện đánh nhau trực tiếp với Tôn Ngộ Không.

Một điểm nữa, Như Lai là người có phép nhìn rõ quá khứ và tương lai, biết rõ mọi điều trong Tam giới nhưng Bồ Đề Tổ Sư lại có thể tránh pháp nhãn của Như Lai, rõ ràng Bồ Đề so với Như Lai không hề kém về pháp lực. Những điều này cho thấy sức mạnh của Bồ Đề Tổ Sư là rất lớn, khắp Tam giới hiếm có ai là đối thủ, kể cả là Thái Thượng Lão Quân.

5 cao thủ thuần thục Thiên Canh 72 biến: Tôn Ngộ Không xếp cuối

Dù là nhân vật chính, nhưng xét về Thiên Canh 72 thì Tôn Ngộ Không vẫn chưa thể nào vượt qua nhiều "tiền bối" khác được, chỉ xếp đúng thứ 5 mà thôi.

Năm xưa khi Tôn Ngộ Không học đạo, Bồ Đề Tổ Sư đã nói rằng: "Trường sinh bất lão đoạt tạo hóa của thiên địa, chiếm tinh hoa của nhật nguyệt. Người được trường sinh bất lão sẽ gặp phải tam tai, nếu tránh được tam tai sẽ tiếp tục được trường sinh bất lão, tránh không được sẽ tan thành tro bụi. Chỉ có một cách để tránh được tam tai, đó chính là học 72 biến hoặc 36 biến.

5 cao thu thuan thuc Thien Canh 72 bien: Ton Ngo Khong xep cuoi

Tôn Ngộ Không là nhân vật chính không có nghĩa cái gì cũng là giỏi nhất, thực tế hắn ta còn rất nhiều thiếu sót.

Nguồn gốc của Bồ Đề Tổ Sư trong "Tây Du Ký"

Một trong những vị cao nhân có phép thuật lợi hại nhất "Tây Du Ký" phải kể đến chính là vị sư phụ đầu tiên thu nhận Tôn Ngộ Không - Bồ Đề Tổ Sư.

Trong "Tây Du Ký", một trong những nhân vật trung tâm, được nhiều độc giả yêu mến nhất, chính là nhân vật Tôn Ngộ Không. "Đại Thánh" được sinh ra từ một tảng đá tại Hoa Quả Sơn, sở hữu pháp bảo là cây gậy như ý, cùng với phép thuật, thất thập nhị huyền công, từng đại náo thiên cung, thực lực vô cùng cường đại.

Nguon goc cua Bo De To Su trong

Đứa trẻ tặng quả đào cho Tôn Ngộ Không dưới núi Ngũ Hành

Suốt 500 năm bị giam cầm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, không một ai ngó ngàng đến, chỉ có một đứa trẻ chạy tới mang trái đào đưa cho Tôn Ngộ Không.

Trong bản phim truyền hình "Tây Du Ký" năm 1986, có một tình tiết đã khiến cho nhiều khán giả vô cùng cảm động. Một bên là hình ảnh thiên đình đã mở tiệc linh đình, bên cạnh đó là hình ảnh Tôn Ngộ Không một mình cô đơn lẻ bóng dưới chân núi Ngũ Hành Sơn, không lấy nổi một bóng người qua lại. Nếu có, người ta sẽ làm ngơ mà lặng lẽ đi qua, không hề để ý đến sợ tồn tại hoặc thậm chí là tỏ ra khiếp sợ với ngoại hình kỳ lạ của Tôn Ngộ Không.

Dua tre tang qua dao cho Ton Ngo Khong duoi nui Ngu Hanh

Tôn Ngộ Không khi bị giam dưới núi Ngũ Hành

Đọc nhiều nhất

Tin mới