Thái Lan: Biểu tình phản đối Dự luật ân xá

(Kiến Thức) - Thủ tướng Thái Lan Ying luck Shinawatra xúc tiến việc thông qua đạo luật quan trọng, trong đó có dự luật ân xá những người bị buộc tội biểu tình phản đối cách đây 7 năm.

Thái Lan: Biểu tình phản đối Dự luật ân xá
Biểu tình chống Dự luật ân xá có vẻ ôn hòa hơn.
Biểu tình chống Dự luật ân xá có vẻ ôn hòa hơn.
Các cuộc biểu tình chống chính phủ mới đã bắt đầu ngày 4/8, bất chấp chính phủ áp dụng Luật An ninh nội địa trong 3 quận của thủ đô Bangkok.
Theo VOA, những người biểu tình phản đối dự luật ân xá với lý do luật này là một phần của một loạt biện pháp bao gồm cả việc ân xá cho cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra (anh trai của đương kim thủ tướng) hiện đang sống lưu vong để tránh bản án tù 2 năm về tội tham nhũng. Ân xá sẽ cho phép ông trở lại Thái Lan và tránh bị buộc tội thêm nữa.
Thái Lan sa vào tình trạng bất ổn chính trị từ năm 2005, khi ông Thaksin Shinawatra đang giữ chức Thủ tướng. Những người biểu tình tố cáo chính phủ tham nhũng và gia đình trị. Ông Thaksin bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006. Ông chạy ra khỏi Thái Lan năm 2008, những các nhà phân tích nói rằng ông vẫn còn ảnh hương đối với chính phủ hiện nay.
Những người ủng hộ ông Thaksin thuộc Mặt trận Dân chủ Thống nhất chống độc tài (UDD) đã xuống đường biểu tình trong năm 2009 và 2010 phản đối chính phủ được các định chế hậu thuẫn của ông Abhisit Vejjajiva. Các nỗ lực của chính phủ Abhisit nhằm chấm dứt một cách ôn hòa các cuộc biểu tình đã thất bại dẫn đến các vụ đàn áp thẳng tay vào tháng 4 và tháng 5 năm 2010 khiến 90 người bị thiệt mạng và hàng trăm người bị thương.
Lãnh đạo nhóm UDD, bà Thida Tavornseth nói rằng dự luật ân xá gồm những người biểu tình bị giam giữ nhưng không có những người lãnh đạo nhóm UDD. Bà nói: “Hầu như mọi người, có lẽ là mấy trăm – khoảng từ 500 đến 800 – đã bị giam giữ từ 2 đến 3 năm. Không, không có những người lãnh đạo và không có ông Thaksin Shinawatra, chỉ có dân thường”.
Đảng Dân chủ đối lập nói rằng họ muốn dự luật ân xá được rút lại trước khi đảng này thương thảo với Thủ tướng Yingluck.
Nhà khoa học chính trị Thitinan Pongsudhirak nói rằng Thái Lan dường như lại hướng đến sự “đối đầu” chính trị. Ông nhận định: “Các lực lượng phe đối lập cũng như liên minh chống và ủng hộ ông Thaksin lại đang bất đồng. Chúng ta thấy vào năm ngoái chính phủ và đảng đương quyền Vì Nước Thái (Pheu Thai) tìm cách thúc đẩy việc thông qua một loạt biện pháp cải cách hiến pháp. Tuy nhiên họ gặp trở ngại, bị ngăn chặn bởi Tòa án bảo hiến và chính phủ đã lui bước. Năm nay họ lại đưa vấn đề ra, chống lại liên minh chống ông Thaksin”.
Tuy nhiên ông Kraisak Choonhaven, một cựu thượng nghị sĩ và là thành viên của Đảng Dân chủ đối lập cho rằng có sự ủng hộ của lưỡng đảng đối với Dự luật ân xá. Ông nói: “Nếu dự luật liên quan đến những người thuộc đám đông hay người biểu tình không được đối xử công bằng trong cuộc đàn áp, dự luật có thể được thông qua. Nó thực sự tùy thuộc vào điểm đó. Nếu dự luật được thảo luận rõ ràng và được sự đồng thuận tôi nghĩ Đảng Dân chủ sẽ hoàn toàn không chống đối.”
Trong kỳ họp hiện nay của quốc hội, chính phủ của Thủ tướng Yingluck cũng hy vọng ngân sách chung 80 tỷ USD và một khoảng chi bổ sung trên 100 tỷ USD dành cho các dự án cơ sở hạ tầng sẽ được thông qua.

Thái Lan kêu gọi Trung Quốc hòa hoãn ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra nhấn mạnh, chính sách của Thái Lan là ủng hộ mạnh mẽ giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

Thái Lan kêu gọi Trung Quốc hòa hoãn ở Biển Đông
Nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tiếp tướng Fan Changlong, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hôm qua tại Bangkok.
 Nữ Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra tiếp tướng Fan Changlong, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hôm qua tại Bangkok.

Hình ảnh “Thủy triều đen” ở Thái Lan

(Kiến Thức) - Vụ tràn 50.000 lít dầu ngày 27/7 từ đường ống dẫn ở Vịnh Thái Lan đã tạo ra “Thủy triều đen” nhiễm bẩn cả một khu du lịch sầm uất.

Hình ảnh “Thủy triều đen” ở Thái Lan
Cả một vùng biển du lịch rộng lớn bị "Thủy triều đen" bao phủ.
Cả một vùng biển du lịch rộng lớn bị "Thủy triều đen" bao phủ.
Binh sĩ Thái Lan tham gia chiến dịch dọn dầu ở bãi biển Ao Prao ở Koh Samet.
Binh sĩ Thái Lan tham gia chiến dịch dọn dầu ở bãi biển Ao Prao ở Koh Samet.

Cuộc nội chiến Syria bước vào giai đoạn nguy hiểm

(Kiến Thức) - Sự thất thủ của thành Homs, “thủ đô nổi dậy”, dường như không thể tránh khỏi và sẽ mở ra một giai đoạn mới trong cuộc nội chiến Syria.

Cuộc nội chiến Syria bước vào giai đoạn nguy hiểm
Nội chiến Syria đã lan sang thủ đô Beirut, Lebanon.
Nội chiến Syria đã lan sang thủ đô Beirut, Lebanon.
Cuộc chiến Syria đang lan sang các nước láng giềng. Ở mạn bắc, người Kurd đang chiến đấu dữ dội với đám phiến quân có liên hệ với al-Qaeda ở sát biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang bị lôi kéo vào cuộc chiến thay ba này. Về phía nam, Israel đang tập trung lực lượng và sẽ không kích vào lãnh thổ Syria vào thời điểm thích hợp.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.