Thái giám Trung Hoa xưa làm thế nào để giấu mùi cơ thể?

Sau khi trải qua quá trình tịnh thân, cơ thể của các thái giám sẽ phải đối mặt với không ít vấn đề sinh lý khó nói, mùi cơ thể chính là một trong số đó.

Thái giám Trung Hoa xưa làm thế nào để giấu mùi cơ thể?
Tại Trung Hoa vào thời phong kiến, hầu hết các thái giám đều xuất thân từ tầng lớp thấp trong xã hội.
Vì gia cảnh hoặc thân phận, họ không còn cách nào khác là phải chấp nhận trải qua quá trình tịnh thân đầy đau đớn để tiến vào hoàng cung làm nô bộc.
Điều đáng nói nằm ở chỗ, sau khi trải qua thủ thuật này, cơ thể của các hoạn quan sẽ không còn giống với những người đàn ông bình thường, những vấn đề sinh lý mà họ gặp phải đương nhiên cũng càng thêm khó nói.
Thai giam Trung Hoa xua lam the nao de giau mui co the?
 
Theo ghi nhận của chuyên trang về lịch sử Trung Quốc (Qulishi), trên người của các hoạn quan thời xưa thường xuyên có một thứ mùi khó ngửi. Vậy làm cách nào mà thái giám có thể che giấu thứ mùi cơ thể này để có thể chuyên tâm phục vụ những nhân vật trong hoàng tộc?
Theo ghi chép của "Nam tinh thái giám khốc hình", vào thời phong kiến, có 4 hình thức tịnh thân phổ biến được áp dụng cho các thái giám, bao gồm:
Cách thứ nhất: Cắt bỏ toàn bộ cơ quan sinh dục (cả dương vật và tinh hoàn).
Cách thứ hai: Chỉ cắt bỏ tinh hoàn.
Cách thứ ba: Bóp nát hoặc đè nát tinh hoàn.
Cách thứ tư: Cắt bỏ ống dẫn tinh.
Do hạn chế của y học thời cổ đại, những hình thức này đều sẽ gây ra đau đớn không tưởng và để lại nhiều ảnh hưởng đối với cơ thể của các hoạn quan sau này.
Điều này đồng nghĩa với việc khi chấp nhận tiến hành tịnh thân, họ sẽ phải đánh cược cả mạng sống và tương lai của mình.
Và trên thực tế, đã có không ít người vì không chịu được đau đớn hoặc gặp phải rủi ro khi tiến hành thủ thuật mà phải bỏ mạng trước khi khoác lên mình tấm áo hoạn quan. Số còn lại may mắn hơn thì được đường hoàng tiến vào hoàng cung sau khi đã vượt qua bài kiểm tra sinh lý ấy.
Thế nhưng điểm đáng nói nằm ở chỗ, sau khi tịnh thân, cơ thể của các hoạn quan sẽ không còn giống với người bình thường. Một trong số những vấn đề khó nói nhất mà họ gặp phải chính là không thể làm chủ được nhu cầu đi tiểu tiện của bản thân.
Do đó, trên cơ thể của hầu hết các thái giám thời bấy giờ thường có mùi khó chịu của nước tiểu. (Theo Qulishi).
Mặc dù sẽ phải sống chung cả đời với điều này, các thái giám vẫn tìm đủ mọi cách để che giấu thứ mùi khó ngửi trên cơ thể vì nhiều mục đích khác nhau.
Điểm mặt những cách che giấu mùi cơ thể của các hoạn quan xưa
Đối với thứ mùi khó ngửi luôn thường trực trên cơ thể, tầng lớp thái giám thời xưa đã tìm trăm phương ngàn kế để che giấu.
Hạ sách hơn cả phải kể tới phương pháp mặc nhiều quần áo dày trên người để giấu mùi. Thế nhưng vào mùa hè, phương pháp nói trên lại lộ rõ nhược điểm khó có thể khắc phục.
Trong những ngày nắng nóng, các thái giám nếu mặc quá nhiều quần áo sẽ có nguy cơ cao bị cảm nắng, thậm chí còn ngất xỉu khi đang làm việc. Do đó, việc mặc nhiều lớp áo để che giấu mùi cơ thể chỉ có thể xem là biện pháp bất đắc dĩ.
Bởi lẽ nếu vì điều này mà ngất xỉu hoặc thất thố trong lúc làm việc, họ sẽ dễ dàng bị chủ tử chán ghét, hết thảy mọi vinh hoa phú quý cùng con đường tiến thân rộng mở phía trước đều sẽ tan vào mây khói.
Trong trường hợp xui xẻo hơn, họ có thể bị khép vào tội không làm tròn phận sự mà bị điều tới những nơi làm việc vất vả. Như vậy thì rõ ràng mất nhiều hơn được.
Hình thức hữu hiệu và thông minh hơn thường được các thái giám có điều kiện kinh tế sử dụng để che giấu mùi cơ thể đó là dùng tới hương liệu.
Theo đó, mùi thơm của những loại hương liệu này sẽ át đi thứ mùi khó ngửi trên cơ thể họ. Có đôi khi, chính những mùi thơm đặc biệt này lại có thể trở thành thứ công cụ giúp họ lấy lòng chủ tử.
Vì thế, đây có thể được xem là một biện pháp thông minh, hiệu quả mà nó đem lại không khác gì với hình thức xịt nước hoa của người hiện đại ngày nay.
Một phương pháp khác cũng được xem là hợp lý để các hoạn quan che giấu mùi nước tiểu chính là dùng một chiếc khăn bông đặt vào bên trong quần.
Hình thức dùng khăn bông này được xem là có công năng tương tự như băng vệ sinh của phụ nữ ngày nay, hơn nữa lại tương đối tiết kiệm và hữu dụng, vì vậy được rất nhiều hoạn quan áp dụng.
Mặc dù những phương pháp chê giấu mùi cơ thể nói trên không thể xem là phát minh vĩ đại, thế nhưng đây cũng là sự sáng tạo đầy khôn khéo của tầng lớp thái giám thời xưa.
Để có thể sinh tồn trong hoàng cung, tầng lớp này đã bày ra trăm phương ngàn kế. Những mưu toan mà họ dày công tạo nên có đôi khi không phải vì vinh hoa phú quý mà chỉ đơn thuần để bảo vệ tính mạng của bản thân trước những vị chủ tử hỉ nộ bất thường thời ấy mà thôi…

Từ kẻ lưu manh mù chữ tới thái giám quyền lực ngang Hoàng đế

Thân là thái giám song Nguỵ Trung Hiền lại nắm quyền lực lớn trong tay, có thể thao túng triều đình. Thậm chí, ông còn dung nạp thê thiếp, cưỡng đoạt dân nữ nhà lành, khiến nhà nhà rơi vào cảnh biệt ly, tan nát.

Từ kẻ lưu manh mù chữ tới thái giám quyền lực ngang Hoàng đế
Ngụy Trung Hiền tên thật là Lý Tiến Trung, người Túc Ninh tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Ông sống trong khoảng thế kỷ 16 - 17 dưới thời nhà Minh.

Hoang lạnh khu mộ địa thái giám với cái chết khác người

Khu mộ địa nhỏ bé, trầm mặc nằm một góc trong khu vườn chùa Từ Hiếu, thuộc thôn Dương Xuân, xã Hương Thủy, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế.

Hoang lạnh khu mộ địa thái giám với cái chết khác người
Thái giám chỉ chiếm số lượng nhỏ thời xã hội phong kiến và không thuộc về một giai cấp nào trong xã hội. Họ suốt đời chỉ ở trong cung cấm và chỉ là những kẻ nô bộc. Tuy nhiên, họ luôn được cận kề bên vua chúa, nên họ nắm trong tay một quyền lực vô hình. Họ sống khác người và cái chết của họ cũng thật khác người.

Bí ẩn lý do hoạn quan thời xưa vẫn lấy vợ

Trong các bộ phim truyền hình cổ trang, các thái giám và cung nữ thường được bị coi là nô tài, không đáng nhắc đến. Tuy nhiên trên thực tế, địa vị của thái giám trong các triều đại ngày xưa rất quan trọng. Thậm chí, có thái giám còn được vua ban vợ cho.

Bí ẩn lý do hoạn quan thời xưa vẫn lấy vợ
Tuy nhiên, là thái giám chắc chắn đã bị phế bỏ nam căn, không thể là một người đàn ông thực thụ, việc lấy vợ chỉ là để có người an ủi, nâng đỡ khi về già. Ngoài chuyện đó ra, còn lý do nào để thái giám cưới vợ nữa hay không? Chúng ta cùng tìm hiểu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới