Thái giám sống chết để bảo vệ "vật dư thừa" của mình

Trong lịch sử Trung Hoa, thái giám hay công công là cách gọi chung để chỉ những người đàn ông đã trải qua quá trình "tịnh thân" để làm việc trong cung đình.

Để có thể bước chân vào cung cấm, xuất hiện bên cạnh các nhân vật hoàng tộc với tư cách là người hầu hạ thân tín, thật không hề đơn giản với những người thuộc tầng lớp thái giám bởi họ phải trải qua quá trình "tịnh thân" đau đớn, mang trên mình khiếm khuyết sinh lý vĩnh viễn mà không bao giờ thay đổi được.

Tại Trung Hoa phong kiến, quá trình biến một người đàn ông thành thái giám thường được gọi với nhiều tên khác nhau như "tịnh thân", "yêm cát", "cung hình", "thiến", "hoạn"…

Thái giám sống chết để bảo vệ "vật dư thừa" của mình

Không phải ai cũng mong muốn trở thành thái giám bước vào cung cấm. Do đó, để trở thành hoạn quan thường xuất phát từ nguyên nhân sau:

Thứ nhất, họ là những tội phạm, tù binh hoặc kẻ phản nghịch phải chịu hình phạt cắt sinh thực khí.

Thứ hai, những người này là cống phẩm của các địa phương hoặc chư hầu tiến cống vào cung đình, để có thể ở lại hầu hạ trong cung, họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là tịnh thân.

Thứ ba, đa số các hoạn quan thời xưa đều vì xuất thân nghèo khó hoặc mưu cầu danh vọng mà tự nguyện xin được thiến để bước chân vào chốn cung đình.

Vào thời đại y học còn tương đối lạc hậu, quá trình "tịnh thân" của các thái giám diễn ra một cách vô cùng đau đớn và tồn tại không ít rủi ro.

Nếu loại trừ số ít những người đã bị khiếm khuyết cơ quan sinh dục bẩm sinh, thì tất cả các hoạn quan đều phải trải qua quá trình tịnh thân đầy đau đớn.

Theo ghi chép của các nguồn sử liệu, thủ thuật tịnh thân của tầng lớp thái giám có nhiều loại khác nhau. Trong đó phổ biến hơn cả là 4 hình thức được liệt kê trong "Nam tinh thái giám khốc hình", cụ thể là:

Hình thức thứ nhất: Cắt bỏ toàn bộ cơ quan sinh dục, bao gồm cả dương vật và tinh hoàn.

Hình thức thứ hai: Chỉ cắt bỏ tinh hoàn.

Hình thức thứ ba: Đè hoặc bóp cho vỡ nát tinh hoàn.

Hình thức thứ tư: Cắt bỏ ống dẫn tinh.

Do y học thời bấy giờ còn tương đối lạc hậu, cho nên quá trình tịnh thân vẫn bị xem như một cực hình đau đớn và thậm chí còn có nguy cơ đe dọa tới tính mạng. Cũng bởi vậy mà trước khi tiến hành thủ thuật này, họ sẽ phải lập một bản giao kèo trước sự làm chứng của nhiều người.

Bản giao kèo ấy cũng giống như hợp đồng ngày nay, nội dung chỉ đề cập tới việc người này tự nguyện muốn tịnh thân và không được gây khó dễ cho "đao phủ" nếu xảy ra chuyện ngoài ý muốn.

Thế nhưng ngay cả khi đã có đơn từ làm chứng, những "đao phủ" trước lúc xuống tay vẫn thường hỏi những người này rằng "có hối hận hay không". Chỉ khi người bị tịnh thân chắc chắn với quyết định của mình thì thủ thuật mới được thực hiện.

Nếu may mắn sống sót sau màn thủ thuật đau đớn và đầy rủi ro nêu trên, bộ phận sinh dục đã bị cắt rời sẽ được các hoạn quan xử lý như thế nào?

Cổ nhân Trung Hoa có quan niệm thân thể là do phụ mẫu ban, cho nên không thể tùy ý khiến bản thân mình bị thương. Vì vậy mà sau khi tịnh thân, phần âm hành đã bị cắt bỏ sẽ được các thái giám gọi là "bảo bối" và được bảo quản vô cùng cẩn thận.

Phương pháp lưu giữ "bảo bối" phổ biến nhất thường được tiến hành theo những bước sau:

Đầu tiên, đem "bảo bối" đặt vào một hộp vôi phấn để thấm hút máu cùng các chất dịch khác. Sau đó dùng vải ướt lau sạch sẽ, tiếp tục ngâm trong dầu mè, chờ đến khi dầu thẩm thấu thì đem cất vào một chiếc thăng hoặc một chiếc hộp gỗ và niêm phong kín bằng vải đỏ.

Tiếp đó, các thái giám sẽ chọn ngày giờ hoàng đạo, đem "bảo bối" treo lên xà nhà ở từ đường hoặc tại nơi mình đang ở, có một số thời đại trong Tử Cấm Thành còn đặt riêng một căn phòng có tên là "phòng bảo bối", chuyên dùng để cất giữ của quý của các thái giám.

Việc giữ gìn "bảo bối" và treo lên xà nhà thường được gọi là "hồng bộ cao thăng", ngụ ý cầu chúc cho người tịnh thân sẽ gặp nhiều may mắn và từng bước thăng tiến trên con đường làm hoạn quan của mình.

Về tục lệ giữ gìn bộ phận sinh dục sau khi đã tịnh thân của các thái giám, có hai nguyên nhân lý giải chủ yếu.

Thứ nhất là bởi vật này giống như một chiếc "giấy thông hành" chứng minh cơ thể của họ đã đạt yêu cầu để trở thành hoạn quan.

Thứ hai là để lúc qua đời sẽ được an táng chung cùng phần thân thể này, từ đó có một di thể vẹn toàn để được đầu thai làm đàn ông ở kiếp sau.

Trong trường hợp các thái giám quên lấy lại của quý sau khi tịnh thân, "bảo bối" này của họ sẽ được các "đao phủ" giữ lại, chờ tới khi họ vào cung và dư dả tiền bạc thì sẽ chuộc về. Thậm chí nếu chẳng may làm mất hay làm hỏng thứ đồ này, các hoạn quan sẽ tìm đủ mọi cách để mua hay thuê "bảo bối" của người khác chứ tuyệt đối không nhắm mắt làm ngơ.

Cổ nhân Trung Hoa tin rằng kẻ nào mất đi "của quý" thì khi xuống âm tỳ địa phủ sẽ bị Diêm Vương biến thành con la cái. Chính quan niệm ấy đã trở thành một trong số những nguyên nhân khiến các thái giám sống chết phải bảo vệ "của quý" của mình.

Tới khi mất đi, người nhà của họ sẽ đem chúng khâm liệm cùng di thể của người quá cố, đồng thời đốt bỏ hết những giấy tờ liên quan tới việc tịnh thân để họ có thể đi gặp liệt tổ liệt tông nơi suối vàng.

Vị Hoàng đế kỳ quặc nhất lịch sử Trung Hoa là ai?

Lưu Hạ chỉ tại vị 27 ngày nhưng đã làm ra 1127 chuyện xấu xa, rốt cuộc ông là người như thế nào?

Trong lịch sử Trung Hoa, có rất nhiều người làm bằng mọi cách để trở thành Hoàng đế. Tuy nhiên, xét cho cùng thì làm Hoàng đế không hề dễ dàng, mỗi quyết định của họ sẽ ảnh hưởng đến cả một đất nước. 

Dù vậy, vẫn có một số người, sau khi trở thành Hoàng đế tối cao thì tự cho bản thân có quyền được hưởng thụ, không lo lắng chuyện chính sự mà chỉ ăn chơi sa đọa mỗi ngày. Trong số đó, không thể không nhắc đến Xương Ấp Vương Lưu Hạ, vị Hoàng đế thứ 9 của nhà Tây Hán. Theo lịch sử ghi chép, Lưu Hạ chỉ tại vị 27 ngày nhưng trong 27 ngày đó, ông đã làm ra 1127 chuyện xấu xa nực cười. Rốt cuộc, ông là người như thế nào?

Chuyện chưng diện của Từ Hi Thái Hậu đáng để học hỏi

Xoay quanh chuyện làm đẹp, ăn mặc của vị vua 'khét tiếng" nhất lịch sử Trung Hoa cũng có nhiều giai thoại đáng nhớ.

Mặc dù đã qua đời hơn 100 năm nhưng những câu chuyện được lưu truyền xung quanh cuộc đời của Từ Hi Thái Hậu vẫn luôn nhận được sự quan tâm của người Trung Quốc nói riêng và cả thế giới nói chung. Bà được lịch sử mệnh danh là "Qúy bà Rồng", là "Lão phật gia" với cách nắm quyền cai trị vô cùng khắc nghiệt trong gần 5 thập kỷ.

Nhắc đến vị Thái hậu này, hậu thế thường truyền tai nhau những câu chuyện về cách cai trị khắc nghiệt, khét tiếng và bên cạnh đó là lối sống xa hoa, vô độ. Độc tài, bản lĩnh, mạnh mẽ thế nhưng Từ Hi Thái Hậu cũng là một phụ nữ như bao người phụ nữ khác, luôn thích làm đẹp và trau chuốt cho ngoại hình của mình. Xoay quanh chuyện làm đẹp, ăn mặc của vị vua 'khét tiếng" nhất lịch sử Trung Hoa cũng có nhiều giai thoại đáng nhớ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới