Thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Poroshenko

(Kiến Thức) - Thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Petro Poroshenko có thể phát sinh từ nội bộ chính phủ Ukraine.

Sau lệnh ngừng bắn mong manh được ký kết giữa giữa quân chính phủ Ukraine và phe nổi dậy ở miền đông Ukraine, một trong những thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Petro Poroshenko có thể phát sinh từ nội bộ chính phủ Ukraine.
Thỏa thuận Minsk có nguy cơ đổ vỡ?
Trong thời gian tới, Quốc hội Ukraine dự kiến sẽ bỏ phiếu về việc chuyển giao quyền lực – một trong những điều khoản quan trọng của thỏa thuận ngừng bắn Minsk II mà Đức, Pháp, Ukraine và Nga đã đạt được hồi tháng 2/2015. Theo thỏa thuận, Kiev được yêu cầu cấp quyền tự trị hơn cho miền đông Ukraine trong khi Nga phải rút binh sĩ khỏi lãnh thổ nước này.
Vấn đề được đặt ra là Tổng thống Poroshenko hiện không hội đủ số phiếu ủng hộ để sửa đổi Hiến pháp Ukraine do các tổ chức cực đoan như Đảng Cấp tiến, nhóm Cực hữu Right Sector,... lo sợ rằng việc sửa đổi sẽ ảnh hưởng đến nền độc lập và chủ quyền của đất nước.
Khi Quốc hội Ukraine bỏ phiếu về quyền tự trị, lãnh đạo Đảng Cấp tiến Oleh Lyashko cho rằng việc sửa đổi Hiến pháp là một phần trong kế hoạch của Tổng thống Nga Putin.
Bế tắc có nguy cơ phá hỏng Thỏa thuận hòa bình Minsk và kích động bạo lực giữa các bên tham chiến. Nút thắt này không thể sớm được tháo gỡ.
Thach thuc lon nhat doi voi Tong thong Poroshenko
Tổng thống Nga Petro Poroshenko.
Ý kiến của các chuyên gia
Matthew Rojansky - một chuyên gia Ukraine tại Trung tâm Wilson - cho hay, Tổng thống Poroshenko đối mặt với khó khăn thực sự trong quốc hội. Ông Rojansky nhấn mạnh: “Trong chính trường Ukraine, việc chơi quân bài Nga luôn khiến người ta ít nước đi hơn là thay thế nó”.
Các chuyên gia khác cho rằng Ukraine có quyền ngừng cải cách trong bối cảnh các binh sĩ Nga vẫn hiện diện ở dọc biên giới Ukraine và pháo hạng nặng còn nằm trong tay quân nổi dậy.
Chính khách Chaly - một tay chân thân tín của ông Poroshenko và trước đây từng làm cố vấn chính sách đối ngoại cho nhà lãnh đạo Ukraine - cũng nêu quan điểm về vấn đề này.
Trong khi thừa nhận những thách thức chính trị trong nước mà ông Poroshenko đang gặp phải, Chaly nhấn mạnh rằng, sự phân cấp quyền lực ngày càng không được người dân ở Ukraine đồng thuận. Ông nói: “Năm ngoái, đa số người dân Ukraine ủng hộ Thỏa thuận Minsk. Nhưng năm nay, ngày càng ít người ủng hộ bởi họ nhận thấy rằng, Nga vẫn có thể đóng vai trò đòn bẩy tại Ukraine”.
Yêu cầu phân cấp quyền lực được đưa ra sau những cuộc biểu tình tại quảng trường Maidan năm 2014 và được xem là một giải pháp nhằm thúc đẩy cải cách nền dân chủ non trẻ của đất nước.
“Việc cấp quy chế đặc biệt cho những khu vực do quân nổi dậy kiểm soát theo thỏa thuận Minsk giống như phần thưởng dành cho ông Putin. Nhiều người dân Ukraine coi đó là một sự nhượng bộ của phương Tây đối với Nga”, Olexiy Haran – một giáo sư chính trị đến từ Học viện Kyiv-Mohyla của Ukraine – bình luận.
Một dự luật phân quyền đã được quốc hội Ukraine thông qua lần thứ nhất hồi cuối tháng 8/2015, nhưng đã cho thấy con đường khó khăn phía trước trong việc thực thi đầy đủ Thỏa thuận Minsk. Trong suốt phiên họp quốc hội, ông Poroshenko "mắc kẹt" giữa lực lượng đối lập và liên minh ủng hộ Châu Âu. Sau cuộc bỏ phiếu, một cuộc biểu tình của Đảng Svoboda đã xảy ra, khiến ba thành viên Vệ binh Quốc gia thiệt mạng.
Để được phê chuẩn sửa đổi Hiến pháp, dự luật phân quyền sẽ cần thông qua lần thứ hai và lần cuối với ít nhất 300/450 số phiếu ủng hộ. Bằng cách nào và liệu ông Poroshenko có thể giành được số phiếu cần thiết hay không?
Thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Poroshenko
Việc phân quyền cho Donbass trở nên căng thẳng bởi không bên nào tuân theo bước đầu tiên trong việc thực thi Thỏa thuận hòa bình Minsk. Theo quan điểm của Moscow, Ukraine không thực hiện cam kết về việc cấp quyền tự trị. Trong khi đó, Kiev tố Nga đe dọa thỏa thuận khi từ chối giảm bớt hiện diện quân sự.
Moscow từng ủng hộ việc “liên bang hóa” Ukraine trong suốt cuộc khủng hoảng kéo dài 18 tháng - một động thái giúp tăng quyền tự trị cho khu vực Donetsk và Luhansk do quân nổi dậy kiểm soát, trong đó có quyền về chính sách ngoại giao và thương mại. Ukraine đã kịch liệt phản đối đề xuất này của Nga. Thay vào đó, Kiev thúc đẩy việc phân cấp phân quyền.
Một vấn đề khác là cuộc bầu cử tại khu vực do phe nổi dậy kiểm soát. Chính phủ Ukraine luôn khẳng định rằng, các cuộc bầu cử không thể diễn ra cho tới khi vũ khí được rút khỏi tiền tuyến và quyền kiểm soát biên giới Ukraine-Nga hoàn toàn được khôi phục.
Kiev nhấn mạnh, các cuộc bầu cử được công nhận khi được tổ chức tuân theo luật pháp Ukraine và đáp ứng các chuẩn mực quốc tế. Theo Chaly, nếu Ukraine không nắm quyền kiểm soát biên giới, rất khó để đảm bảo rằng cuộc bầu cử diễn ra công bằng và Nga không can thiệp.
Bất chấp sự phản đối của Kiev, các thủ lĩnh nổi dậy thông báo về kế hoạch tổ chức các cuộc bầu cử vào ngày 18/10 và đầu tháng 11. Ngay lập tức, chính phủ Ukraine lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ việc này và khiến lệnh ngừng bắn mới giữa Kiev và quân nổi dậy có nguy cơ bị phá vỡ. Cuối cùng, các cuộc bầu cử đã bị trì hoãn sau cuộc gặp giữa Tổng thống Poroshenko, Tổng thống Putin, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Paris.

Báo Anh: Tổng thống Ukraine dọa ông Putin để đạt thỏa thuận Minsk

Theo đó, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã đe doạ sẽ tung vòng đeo cổ lấy được của binh lính Nga tại Ukraine lên mạng.

Nhật báo Financial Times của Anh số ra ngày 4/2 đưa tin hồi cuối tháng 8/2014, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã tuyên bố với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng nếu không có thỏa thuận ngừng bắn, văn phòng của ông sẽ công bố trên mạng Internet hàng trăm vòng đeo cổ lấy được của các binh sỹ Nga bị bắt hay thiệt mạng tại quốc gia Đông Âu này, và Kiev sẽ sớm liên hệ với thân nhân của họ để giải thích về điều này.

Ukraine tung đòn cuối cắt đứt quan hệ với Nga?

Chính quyền Ukraine gần đây liên tiếp có những động thái nhằm cắt đứt quan hệ với Nga một cách không thương tiếc.

Các nghị sĩ Ukraine hôm 21/5 đã quyết định hủy bỏ 5 thỏa thuận an ninh then chốt với Moscow, trong đó có thỏa thuận cho phép Nga đưa quân tới một khu vực ly khai của Moldova và mua vũ khí sản xuất tại Ukraine. Đây là một bước đi thêm nữa của chính quyền Kiev nhằm cắt đứt quan hệ với Nga, nước láng giềng sát nách cũng từng là một người “bạn lớn” thân thiết của Ukraine.
Những thỏa thuận vừa hủy bỏ trên thực tế đã bị tạm ngưng ngay từ khi nổ ra cuộc xung đột ở miền đông Ukraine cách đây 13 tháng – một cuộc xung đột mà Kiev đổ lỗi cho điện Kremlin đã kích động gây ra.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.