Thạch sùng có nọc độc không?

(Kiến Thức) - Thạch sùng không phải là loài côn trùng gây nguy hiểm cho con người. Bình thường chúng không tự dưng cắn người.

Hỏi: Trong khi quét dọn nhà cửa tôi vô tình chạm phải con thạch sùng và bị nó cắn. Tôi muốn biết, thạch sùng có nọc độc không? - Nguyễn Ngọc Anh (Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
GS.TS Bùi Công Hiển, Trung tâm Ứng dụng Côn trùng học: Thạch sùng không phải là loài côn trùng gây nguy hiểm cho con người. Bình thường chúng không tự dưng cắn người. Thạch sùng tấn công con người chỉ là để tự vệ. Khi bị thạch sùng cắn không nên quá hoảng sợ vì nó không có nọc độc như nhiều loài côn trùng khác. 
Tuy nhiên, về mặt cơ học, tùy thuộc vào vết cắn của thạch sùng, có thể người bị cắn sẽ cảm thấy bị đau. Ngoài ra, tuy không có nọc độc, nhưng người bị cắn cần vệ sinh vết thương để tránh bị nhiễm trùng.

Ảnh sốc ở Việt Nam: Tắc kè đớp chết tươi thạch sùng

(Kiến Thức) - Hình ảnh tắc kè xơi tái thạch sùng tàn nhẫn được ghi lại cận cảnh và chi tiết đến mức nhiều người sẽ không khỏi rùng mình.

Trên diễn đàn Tinh Tế, thành viên nick Duy-My đã khiến nhiều người sửng sốt khi đăng tải những hình ảnh “độc” do chính mình thực hiện: Một chú thạch sùng xấu số nằm gọn trong miệng một gã tắc kè bông háu đói.
 Trên diễn đàn Tinh Tế, thành viên nick Duy-My đã khiến nhiều người sửng sốt khi đăng tải những hình ảnh “độc” do chính mình thực hiện: Một chú thạch sùng xấu số nằm gọn trong miệng một gã tắc kè bông háu đói.

Hình ảnh tắc kè xơi tái thạch sùng được ghi lại cận cảnh và chi tiết đến mức nhiều người sẽ không khỏi cảm thấy rùng mình, như thể mình đang ghé sát mắt vào xem màn đấu tranh sinh tồn tàn nhẫn trong tự nhiên.
 Hình ảnh tắc kè xơi tái thạch sùng được ghi lại cận cảnh và chi tiết đến mức nhiều người sẽ không khỏi cảm thấy rùng mình, như thể mình đang ghé sát mắt vào xem màn đấu tranh sinh tồn tàn nhẫn trong tự nhiên.

Tắc kè vốn là một loài bò sát săn mồi, nhưng thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng. Chuyện tắc kè “thịt” cả thạch sùng - họ hàng gần của mình là một điều hiếm thấy.
 Tắc kè vốn là một loài bò sát săn mồi, nhưng thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng. Chuyện tắc kè “thịt” cả thạch sùng - họ hàng gần của mình là một điều hiếm thấy.

Nhưng mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Một chú thạch sùng khác xuất hiện, tiến lại gần và trân trối nhìn cảnh đồng loại của mình nằm trong miệng kẻ săn mồi. Không biết chú ta đang tìm cách “giải cứu” nạn nhân hay chỉ chạy vào xem vì… tò mò?
 Nhưng mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Một chú thạch sùng khác xuất hiện, tiến lại gần và trân trối nhìn cảnh đồng loại của mình nằm trong miệng kẻ săn mồi. Không biết chú ta đang tìm cách “giải cứu” nạn nhân hay chỉ chạy vào xem vì… tò mò? 

Có thành viên đưa ra giả thiết thấm đẫm màu sắc bi kịch: Thạch sùng đang lâm nạn là “vợ”, còn thạch sùng “chồng” đang đau đớn và bất lực nhìn ý trung nhân của mình bị kẻ ác bá “vùi hoa dập liễu”.
 Có thành viên đưa ra giả thiết thấm đẫm màu sắc bi kịch: Thạch sùng đang lâm nạn là “vợ”, còn thạch sùng “chồng” đang đau đớn và bất lực nhìn ý trung nhân của mình bị kẻ ác bá “vùi hoa dập liễu”.

Theo thành viên Duy-My, anh chỉ mới chụp được vài tấm thì con tắc kè tha mồi chạy vào chổ khuất rồi mất dạng luôn. Không biết số phận của thạch sùng “vợ” sau đó ra sao.
 Theo thành viên Duy-My, anh chỉ mới chụp được vài tấm thì con tắc kè tha mồi chạy vào chổ khuất rồi mất dạng luôn. Không biết số phận của thạch sùng “vợ” sau đó ra sao.

Tác giả của loạt ảnh cho biết, anh sinh sống ở vùng ven rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Chuyện tắc kè hoang dã lạc vào nhà không phải là hiếm ở khu vực này.
 Tác giả của loạt ảnh cho biết, anh sinh sống ở vùng ven rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Chuyện tắc kè hoang dã lạc vào nhà không phải là hiếm ở khu vực này.

Lạ lùng loài thạch sùng biết bay và tàng hình của VN

(Kiến Thức) - Rất nhiều điều lạ lùng của thế giới bò sát đã được hội tụ trong loài thạch sùng đuôi thùy của Việt Nam.

Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionatum) gây ấn tượng đặc biệt bởi chiếc đuôi có hai hàng răng cưa lởm chởm rất lạ mắt.
 Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionatum) gây ấn tượng đặc biệt bởi chiếc đuôi có hai hàng răng cưa lởm chởm rất lạ mắt.

Một điều lạ lùng không kém là lớp da “rằn ri” của chúng.
 Một điều lạ lùng không kém là lớp da “rằn ri” của chúng.

Màu sắc của lớp da này giống hệt với lớp vỏ cây nơi mà chúng sinh sống.
 Màu sắc của lớp da này giống hệt với lớp vỏ cây nơi mà chúng sinh sống.

Đây là một cách thức ngụy trang rất hữu hiệu, khiến các kẻ săn mồi rất khó phát hiện.
 Đây là một cách thức ngụy trang rất hữu hiệu, khiến các kẻ săn mồi rất khó phát hiện.

Chú thạch sùng này gần như “tàng hình” trên lớp vỏ cây sần sùi.
 Chú thạch sùng này gần như “tàng hình” trên lớp vỏ cây sần sùi.

Điều kỳ lạ tiếp theo của loài bò sát này là “đôi cánh” đặc biệt bằng da hai bên hông.
 Điều kỳ lạ tiếp theo của loài bò sát này là “đôi cánh” đặc biệt bằng da hai bên hông.

Khi bị đe dọa, thạch sùng đuôi thùy thường nhảy khỏi thân cây và dùng cánh da lượn sang thân cây khác.
 Khi bị đe dọa, thạch sùng đuôi thùy thường nhảy khỏi thân cây và dùng cánh da lượn sang thân cây khác.

Địa bàn sinh sống của thạch sùng đuôi thùy khá hẹp, rải rác tại một số vùng ở Đông Nam Á.
 Địa bàn sinh sống của thạch sùng đuôi thùy khá hẹp, rải rác tại một số vùng ở Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, loài bò sát quý hiếm này được tìm thấy ở Trảng Bom (Đồng Nai) và đảo Phú Quốc.
 Ở Việt Nam, loài bò sát quý hiếm này được tìm thấy ở Trảng Bom (Đồng Nai) và đảo Phú Quốc.

Sự tồn tại của chúng đang bị đe dọa vì sinh cảnh sống bị con người tàn phá nặng nề.
 Sự tồn tại của chúng đang bị đe dọa vì sinh cảnh sống bị con người tàn phá nặng nề.

Các "nhà vô địch kỳ lạ" trong thế giới động vật có vú

(Kiến Thức) - Cáo tai to châu Phi khi bị mất nhiệt sẽ thở hổn hển với tốc độ nhanh chóng mặt 690 lần/ phút.

Động vật có vú thở nhanh nhất là cáo tai to châu Phi hay còn gọi là cáo Fennec. Loài này có một cách hạ nhiệt trong “ngôi nhà” sa mạc Sahara nóng nực rất hiệu quả là thở hổn hển. Khi nhiệt độ sa mạc lên tới 38 độ C, loài cáo này bị mất nhiệt và thở hổn hển một cách nhanh chóng mặt với tốc độ 690 lần/ phút.
Động vật có vú thở nhanh nhất là cáo tai to châu Phi hay còn gọi là cáo Fennec. Loài này có một cách hạ nhiệt trong “ngôi nhà” sa mạc Sahara nóng nực rất hiệu quả là thở hổn hển. Khi nhiệt độ sa mạc lên tới 38 độ C, loài cáo này bị mất nhiệt và thở hổn hển một cách nhanh chóng mặt với tốc độ 690 lần/ phút. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới