Thả nổi việc mở shop, Lazada, Shopee... thành điểm buôn hàng giả, nhái

Không mất phí, không cần giấy phép kinh doanh, không bị kiểm duyệt và không mất thời gian, các gian hàng trên nhiều sàn thương mại điện tử như  Lazada, Shopee... được mở ra dễ dàng, tùy tiện giao dịch.

Thả nổi việc mở shop, Lazada, Shopee... thành điểm buôn hàng giả, nhái
Là chủ một shop bán đồ lưu niệm tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), anh Nguyễn Điệp chia sẻ rằng chưa bao giờ bán hàng trên mạng tại dễ dàng và thuận tiện như bây giờ. Chỉ vài click chuột, anh đã có gian hàng riêng trên một số sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo.
4 không khi mở tài khoản bán hàng
“Mở tài khoản trên sàn thương mại điện tử đơn giản đến mức dễ như mở một tài khoản ở diễn đàn nào đó. Chủ shop không cần đăng ký kinh doanh và không phải trả phí cho nhà xây dựng nền tảng. Chủ shop cũng gần như thoải mái muốn bán gì thì bán, bán giá nào thì giá, đăng thông tin thế nào thì đăng trên các sàn”, anh Điệp cho biết.
Anh bảo chính sách "4 không" của các sàn này: không mất phí, không cần giấy phép kinh doanh, không bị kiểm duyệt và không mất thời gian, tạo thuận lợi cho những người bán lẻ như anh.
Tha noi viec mo shop, Lazada, Shopee... thanh diem buon hang gia, nhai
 Thủ tục đăng ký bán hàng trên các trang thương mại điện tử khá đơn giản. Ảnh chụp màn hình.
Tương tự ánh Điệp, chị Đỗ Toàn (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng mở gian hàng trên Shopee để bán quần áo. Chị thậm chí không có cửa hàng. Thông qua một người quen sở hữu xưởng may chuyên gia công hàng thời trang, chị Toàn chỉ việc chọn các mẫu bán chạy, mẫu mã đẹp để nhập về, chụp ảnh và đăng lên gian hàng của mình.
Chị bảo điểm đặc biệt nhất của sàn thương mại điện tử là chị Toàn có thể thoải mái quảng cáo sản phẩm của mình, miễn là hút được khách. Chị giới thiệu sản phẩm mình bán là hàng Việt Nam xuất khẩu loại tốt, hàng xuất khẩu dư, số lượng có hạn, mẫu mã đúng kiểu xuất khẩu đi châu Âu hay Mỹ, hàng xuất dư cho Zara, H&M hay Uniqlo…
Những lời quảng cáo đó, theo lời chị Toàn, là “không bị đánh thuế” nên có thể vô tư, thoải mái làm. Chị nói rằng sàn tạo điều kiện tối đa để chủ shop thoải mái kinh doanh.
Người bán cũng không rõ nguồn hàng từ đâu
Anh Nguyễn Điệp cho biết từ khi mở tài khoản bán hàng trên Shopee và Sendo khoảng gần 1 năm trở lại đây, hoàn toàn không hề bị các sàn này kiểm duyệt. Bất kỳ hàng nào mà chủ shop đăng lên, lập tức xuất hiện ngay trên trang, vào có thể chào hàng.
“Khi mở shop trên Sendo, có một bước yêu cầu cam kết không bán hàng giả, hàng nhái, mình chỉ cần click vào là xong. Với Shopee thậm chí không yêu cầu chuyện đó. Nhưng ngay cả có yêu cầu cam kết như Sendo thì cũng không kiểm duyệt gì đâu, mình muốn bán gì thì bán thôi”, anh Điệp nói.
Tha noi viec mo shop, Lazada, Shopee... thanh diem buon hang gia, nhai-Hinh-2
 Nhiều hàng hóa bày bán trên các sàn thương mại điện tử không được kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc, xuất xứ. Ảnh chụp màn hình.
Là một người bán giày online, chị Hải Lý (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết chính bản thân cũng cảm thấy bất ngờ về sự “thoải mái” khi đi bán hàng trên Shopee và Sendo. Chị Lý cho biết bản thân nhập giày của một số mối ở Lạng Sơn mà chính chị cũng không rõ nguồn gốc.
“Mình cứ thấy mẫu nào đẹp, mẫu nào chạy là nhập về thì bán thôi, chứ mình cũng không biết nguồn hàng. Cứ theo mác dán trên sản phẩm mà quảng cáo là giày Adidas, Nike, Lining… rồi bán thôi. Tôi cũng không thấy ai phàn nàn hay kiểm duyệt gì về hàng hóa bán trên đó cả”, chị Lý nói.
Khi khách hàng mua hàng trên sàn, chủ shop online sẽ được thông báo và tự gói hàng cho khách. Hàng sẽ được giao cho một đơn vị vận chuyển mà sàn kỳ hợp tác để chuyển cho khách hàng.
Nghĩa là, hàng hóa có thể đóng gói sơ sài hay kỹ càng là tùy ở chủ shop online. Ngoài ra, đơn vị vận chuyển hàng hóa có thể chuyển hàng nhanh hay chậm, chủ shop online cũng không được biết.
Việc kiểm soát một cách sơ sài, thậm chí là không kiểm soát các mặt hàng đăng bán của các sàn thương mại điện tử khiến khách hàng như gặp không ít phiền toái khi mua sắm, thậm chí là “lạc” giữa một rừng hàng hóa không rõ nguồn gốc.
Cũng từ việc không kiểm soát hàng hóa đăng bán, một shop online tại Hà Nội đã “vô tư” bán đồ chơi cho trẻ em có bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trên Shopee. Vụ việc chỉ bị phát hiện khi phụ huynh mua hàng về phản ánh. Sau đó Shopee mới biết và gỡ sản phẩm, nhưng đã có 17 bộ bản đồ được bán thành công.
Trách nhiệm của cơ quan quản lý?
Theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), hiện tại pháp luật đã có quy định rất cụ thể về hoạt động của các sàn thương mại điện tử. Theo đó, Chính phủ đã có Nghị định 52/2013 quy định về hoạt động thương mại điện tử, trong đó có trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
Tại khoản 4, điều 36 quy định các sàn giao dịch thương mại điện tử có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ.
Ngoài ra, khoản 8, điều 36 cũng yêu cầu sàn thương mại điện tử có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Tha noi viec mo shop, Lazada, Shopee... thanh diem buon hang gia, nhai-Hinh-3
Vụ việc Shopee bán bản đồ có hình đường lưỡi bò phi pháp khiến người tiêu dùng đặt câu hỏi về sự kiểm soát hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử. Ảnh: HC. 
Tuy nhiên, theo một chuyên gia khác về thương mại điện tử (đề nghị giấu tên), nhiều sàn thương mại điện tử đang có vẻ không tuân thủ về pháp luật trong hoạt động của mình. Theo đó, khoản 3, Điều 36 của Nghị định yêu cầu thương nhân, tổ chức, cá nhân là người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử cung cấp thông tin khi đăng ký sử dụng dịch vụ trên sàn.
Nội dung đăng ký gồm tên, địa chỉ trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân. Ngoài ra pháp luật yêu cầu phải cung cấp số, ngày cấp và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân.
Như vậy, một số sàn thương mại điện tử hiện nay không yêu cầu người bán hàng cung cấp đăng ký kinh doanh là sai luật.
Tuy nhiên, vị này cũng nhấn mạnh quy định của pháp luật chỉ yêu cầu cá nhân cung cấp mã số thuế, có thể khiến nhiều chủ shop online lợi dụng kẽ hở, đăng bán với tư cách cá nhân mà không bị đòi hỏi quá nhiều thủ tục.
Vị này cũng cho biết nhiều sàn thương mại điện tử “dễ dãi” trong việc cho đăng ký bán hàng và kiểm duyệt là có ý đồ. Chính sự “dễ dãi” và đơn giản sẽ thu hút được nhiều chủ shop online đăng ký bán hàng, qua đó là sàn thương mại điện tử có lượng hàng hóa phong phú, hấp dẫn khách hàng. Thậm chí, việc đánh trúng vào tập khách hàng có thu nhập thấp, tiêu dùng không quá cầu kỳ cũng là một chiến lược để thu hút những người bán loại hàng tương ứng.
Từ nguyên nhân này cũng kéo theo việc kiểm soát hàng hóa bán hàng cũng “thoáng” hơn.
“Nếu làm chặt có thể không thu hút các chủ shop đăng ký bán hàng. Ngoài ra, các sàn sẽ tập trung vào khâu hậu kiểm, cứ có phản ánh mới kiểm soát hàng hóa để tiết kiệm thời gian và chi phí”, vị này chia sẻ.

Háo hức mua hàng khuyến mãi trên Lazada, khách hàng ngậm “quả đắng“

(Kiến Thức) - Đặt mua hàng trên Lazada, đã thanh toán tiền, được nhân viên xác nhận đơn hàng và cam kết giao hàng nhưng cuối cùng, anh Quân lại "trắng tay".

Háo hức mua hàng khuyến mãi trên Lazada, khách hàng ngậm “quả đắng“
Bức xúc vì mua hàng khuyến mãi hụt trên Lazada
Phản ánh đến Kiến Thức, anh Nguyễn Văn Quân (ngụ ở đường Nguyễn Duy Trinh, quận 2, TP HCM), cho biết, ngày 3/4, anh thấy trang web Lazada.vn đưa tin sản phẩm “Bộ máy khoan Gicoly 139 chi tiết” có giá bán là 103.870 đồng/cái kèm theo quà tặng là bộ lưỡi cắt Gicoly. Thấy giá “hời”, anh Quân liền đặt mua 2 cái (mã số đơn hàng 341546219). Anh Quân đã thanh toán trước bằng thẻ ngân hàng. 

Khách hàng bức xúc vì mua hàng kém chất lượng trên Lazada

(Kiến Thức) - Thấy giá tivi hời, anh Trung đặt mua hàng trên Lazada. Nhưng chỉ 5 ngày sử dụng, sản phẩm anh mua đã bị lỗi. Khi trả lại hàng và yêu cầu Lazada hoàn tiền, anh Trung đã gặp nhiều khó khăn.

Khách hàng bức xúc vì mua hàng kém chất lượng trên Lazada
Phản ánh với Kiến Thức về việc mua hàng trên Lazada, anh Võ Phú Trung (xã Hòa An, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) cho biết, ngày 23/1/2018 trang web Lazada.vn đưa tin sản phẩm Tivi LED Sharp 32inch HD – Model LC-32LE280X (Đen; độ phân giải HD; đèn nền LED trực tiếp tăng độ sáng cho màn hình; tích hợp DVB-T2, USB xem phim, hình ảnh, nghe nhạc; có chức năng giảm nhiễu Analogue và tăng cường tín hiệu Ăng-ten giúp hình ảnh rõ nét hơn) với giá 3.599.000 đồng. Mức giá này đã được giảm so với giá gốc là 3.690.000 đồng.
Thấy giá “hời”, anh Trung liền đặt mua chiếc ti vi trên với mã đơn hàng được Lazada xác nhận là số 372173823. Thời điểm giao hàng ngày 26/1/2018 do EMS giao.

Sắp công bố kết quả thanh tra Lazada

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận một số lượng lớn đơn khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ khi mua hàng tại Lazada...

Sắp công bố kết quả thanh tra Lazada
 
Trong năm 2017, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã tiếp nhận một số lượng lớn đơn khiếu nại liên quan đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ khi mua hàng tại Lazada (Công ty TNHH Recess).

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.