Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Việt Nam?

(Kiến Thức) - Trước nay, nhiều người vẫn quan niệm Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc. Quan niệm này liệu có chính xác? 

Tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Việt Nam?
Ý nghĩa của Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ hay tết Đoan Dương, tết giữa năm, tết giết sâu bọ…diễn ra vào ngày mùng 5 tháng 5 (Âm lịch). Đoan là bắt đầu, Ngọ hay Dương đều mang nghĩa là lúc giữa trưa, lúc nhiều dương khí. Ngọ cũng là tháng Năm (Âm lịch), khi mặt trời gần trái đất nhất, dương khí thịnh nhất.
Mận là loại quả quen thuộc trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam. Ảnh: Megafun.
 Mận là loại quả quen thuộc trong ngày Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam. Ảnh: Megafun.
Những ngày đầu tháng 5 đồng thời cũng là những ngày giao mùa, mùa nắng sang mùa mưa, lạnh sang mùa nóng. Trong nông nghiệp xưa, đây là những ngày giao vụ từ vụ Chiêm sang vụ Mùa. Những ngày này, các loài sâu bọ cũng bắt đầu sinh sôi nảy nở mạnh mẽ. Người ta truyền nhau nhiều tập tục văn hóa lễ hội, ăn uống, hái lá thuốc… để tạ ơn tổ tiên; cầu cho mùa màng bội thu, con người được khỏe mạnh, không bị ốm đau, bệnh tật, ma quỷ quấy phá.
Nguồn gốc tết Đoan Ngọ bắt đầu từ chủng Việt?
Trong bài viết: “Phong tục tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Hoa dưới góc nhìn chức năng”, Ths Nguyễn Ngọc Thơ đưa ra quan điểm, từ cuối đời Đông Hán, nhiều người đã cho rằng, tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ cái chết của Khuất Nguyên, một vị quan nước Sở. Do chán chường vì khuyên can vua Sở không nên tin vào nước Tần không thành và bị đầy đi xa xứ, ông đã ôm đá nhảy xuống sông Mịch La (một nhánh sông Tương ở Hồ Nam, Trung Quốc) tự vẫn vào ngày mùng 5 tháng 5. Đời vua sau tiếc thương nên làm đồ cúng tế, mang ra sông thả xuống. Ông hiện về báo mộng đồ cúng tế bị cá ăn hết nên nhà vua đã cho gói bánh, cột chỉ nhiều màu thả xuống sông cho cá sợ không ăn. Từ đó dần thành ra tập tục, bao gồm cả lễ hội đua thuyền rồng của Trung Quốc vào ngày này hàng năm. 
Theo một truyền thuyết khác thì tết này liên quan đến chuyện Lưu Thần và Nguyễn Triệu lên tiên. Truyện gần giống Từ Thức lên tiên của Việt Nam. Ngày mùng 5 tháng 5 hai chàng Lưu, Nguyễn vào rừng hái thuốc, gặp tiên rồi cùng sánh duyên. Nửa năm trở về thì cảnh vật, con người đã ra thiên cổ, hai chàng đành bỏ đi đâu không ai biết. Từ đó, người ta dùng ngày ngày 5 tháng 5 tưởng nhớ hai chàng.
Ở Hàn Quốc, tết Đoan Ngọ cũng là để tưởng nhớ một vị tướng tên Gulwon thời vua Hwe, triều đại Cho Sun (TK 13 đến 19), bị địch bắt và tự vẫn để giữ khí tiết trung quân đúng ngày mùng 5 tháng 5 (Korean Annual Customs and Food-Dano, 2009). Nếu sự kiện trên là có thật thì tết Đoan Ngọ ở Hàn Quốc mãi từ thế kỷ 13 mới bắt đầu có.
Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam.
 Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam. 
Ở nước ta, tết Đoan Ngọ có tên là tết Giết sâu bọ, tết Giữa năm. Không biết ngày này bắt đầu từ khi nào nhưng trong ca dao Việt có câu:
“Tháng năm là tết Đoan Dương
Nhớ ngày Giỗ mẹ Việt thường Văn Lang”
Theo đó, mùng 5 tháng 5 là ngày giỗ quốc mẫu Âu Cơ. Nhà nhà sắp cơm, bánh để cúng tế, tưởng nhớ tổ tiên. Như vậy ngày giỗ quốc mẫu của Việt Nam phải có từ trước thời Khuất Nguyên cả nghìn năm. Hơn nữa, nước Sở xưa vốn có khối dân Bách Việt chủng Yueh (chủng Việt) chiếm đa số và nắm quyền bính, mà Khuất Nguyên vốn là người nước Sở. Việc tự vẫn của một cá nhân không thể trở thành lễ hội của một quốc gia, mà theo các nhà nghiên cứu, cái chết của Khuất Nguyên là vì Đại tộc Bách Việt (Tư Mã Thiên,  q. 40 - Sử thế gia, tờ 3b; Hứa Văn Tiền, dịch An Nam thông sử - nguyên tác của sử gia Nhật Bản Nhan Thôn Thành Doãn, do Tân Hoa Xã Hương Cảng phát hành, 1957, trg 34)1.  
Nếu theo Nông lịch của ông bà ta, mỗi năm của ta bắt đầu từ tháng 11 âm lịch (Một, Chạp, Giêng, Hai…), tức là bắt đầu vào vụ lúa Chiêm. Đầu tháng 5 là kết thúc vụ Chiêm, bước vào đầu vụ Mùa. Đây là giai đoạn bà con nông dân làm lễ tạ ơn trời đất, tổ tiên và ăn mừng mùa vụ. Như vậy, ngày này là ngày đặc trưng của nền văn hóa lúa nước, khác xa với văn hóa lúa mạch. Vì thế, ngày này là ngày được bắt đầu bởi Việt tộc chứ không phải Hán tộc, mà chúng ta còn gọi là Tết giữa năm (Nguyễn Ngọc Thơ, Phong tục tết Đoan Ngọ Việt Nam và Trung Hoa dưới góc nhìn chức năng). Người Việt hoàn toàn có thể tự tin rằng, Đoan Ngọ hoàn toàn là tết truyền thống của dân tộc Việt mình.
Muôn màu Tết Đoan Ngọ trên thế giới
Ở Việt Nam ta, ngày này mỗi nơi có các hoạt động văn hóa và món ăn đặc trưng. Người Mường vùng Mường Khương có món đặc sản bánh khúc truyền thống rất ngon. Nguyên liệu làm bánh là gạo nếp ngon, rau khúc (một chi của họ hoa Cúc), đậu xanh, hạt vừng (mè) rang. Gạo ngâm kỹ, xay nhuyễn cùng rau khúc rồi nhào thành bột, làm thành bánh có bỏ nhân đậu xanh trộn vừng rang. Bánh được hấp hoặc rán.
Người Kinh miền Bắc thì thường ăm cơm rượu, trái cây và một số loại bánh vào sáng mùng 5 ngay sau khi ngủ dậy để giết hết sâu bọ trong người. Theo người già thì cơm rượu làm cho sâu bọ trong người bị say, phải ngoi lên, trái cây là kết tinh của cây, cũng là các vị thuốc làm tiệt trừ mọi sâu bọ. 
Người miền Trung và miền Nam thì có món bánh ú lá tre hoặc bánh tro với nguyên liệu cũng là gạo nếp, đậu xanh và một vài thức khác. 
Trong mùng 5 tháng 5, nhiều nơi có tục làm mâm cỗ cúng gia tiên; treo lá ngải cứu trước cửa nhà để trừ ma tà; làm túi ngũ sắc đeo cho trẻ em; lên rừng hái thuốc; khảo cây lấy quả (một người trèo lên cây, một người ở dưới dùng sống dao gõ vào thân cây hỏi lý do ít quả và đe dọa chặt cây nếu cây không sai quả, người trên cây sẽ hứa cho quả sai); hoặc có nơi làm thịt vịt, thịt ngan để mang về bên nhà mẹ, nhà vợ…
Ở Hàn Quốc, ngày 5 tháng 5 là ngày lễ Dano hay còn gọi là Suritnal - có nghĩa là Ngày dài hay ngày của Trời (Korean Annual Customs and Food-Dano, 2009)2. Ngày này người ta làm bánh Suritteok và Yaktteok có hình tròn với nguyên liệu cũng từ bột gạo và lá cây ngải cứu. Phụ nữ thường gội đầu bằng thảo mộc, nam giới quấn rễ cây quanh người để trừ tà. Ngày này người ta cũng tham gia các lễ hội đua thuyền, đu quay, đấu vật…Vào tháng 11 năm 2005, UNESCO đã công nhận ngày lễ Dano của Hàn Quốc là Di sản văn hóa phi vật thể.
Ở Trung Quốc, người ta hay gói bánh chưng (trước đây gọi là bánh Kê nếp) vừa để ăn, vừa để biếu lẫn nhau. Một số nơi người ta ăn trứng muối và uống rượu Hùng Hoàng để tiễu trừ tà ma. Những đứa trẻ được quấn chỉ ngũ sắc, mang giày hình hổ…để cầu chúc cho trẻ được khỏe mạnh. Người dân vùng núi thì lên rừng hái lá thuốc. Tại các khu vực sông Tương, Trường Giang…người ta tổ chức đua thuyền rồng rất náo nhiệt. 

Bí ẩn tục nhuộm móng trừ tà độc nhất VN

Bí ẩn tục nhuộm móng trừ tà độc nhất VN
Nhuộm móng mùng 5 tháng 5 – một phong tục đã mai một

Tết Đoan Ngọ của VN độc đáo trên báo nước ngoài

Tết Đoan Ngọ của VN độc đáo trên báo nước ngoài
Tân Hoa Xã bình luận, Tết Đoan Ngọ của Việt Nam diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch. Người Việt thường có tục “giết sâu bọ” trong ngày này. 

Top thi nhân kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc

(Kiến Thức) - Lý Bạch, Đỗ Phủ... là những nhà thơ, nhà văn kiệt xuất Trung Quốc để lại cho đời nhiều tác phẩm có giá trị.

Top thi nhân kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc
1. Khuất Nguyên (343 trước công nguyên - 278 trước công nguyên) là một nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc. Ông là quý tộc nước Sở và từng giữ chức Tả Đô cho Sở Hoài vương. Bài thơ "Ly Tao" là tác phẩm tiêu biểu của ông. Nó là bài thơ trữ tình chính trị mang đậm màu sắc lãng mạn trong lịch sử văn học cổ đại Trung Quốc.
1. Khuất Nguyên (343 trước công nguyên - 278 trước công nguyên) là một nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc. Ông là quý tộc nước Sở và từng giữ chức Tả Đô cho Sở Hoài vương. Bài thơ "Ly Tao" là tác phẩm tiêu biểu của ông. Nó là bài thơ trữ tình chính trị mang đậm màu sắc lãng mạn trong lịch sử văn học cổ đại Trung Quốc. 

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới