Tết Âm lịch, người dân các nước làm gì để cầu may?

Tết Âm lịch, người dân các nước làm gì để cầu may?

(Kiến Thức) - Vào dịp Tết Âm lịch, mỗi quốc gia có những phong tục truyền thống riêng để cầu năm mới bình an, hạnh phúc, gặp nhiều may mắn...

Người Hàn Quốc đón  Tết Âm lịch như một số quốc gia châu Á khác. Trong dịp Tết Nguyên đán, sau lễ Chesa, người dân xứ sở kim chi sẽ thực hiện lễ Seba. Theo đó, con cháu sẽ bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn.
Người Hàn Quốc đón Tết Âm lịch như một số quốc gia châu Á khác. Trong dịp Tết Nguyên đán, sau lễ Chesa, người dân xứ sở kim chi sẽ thực hiện lễ Seba. Theo đó, con cháu sẽ bái lạy ông bà, cha mẹ với ý nghĩa chúc mừng năm mới và chúc may mắn.
Kế đến, ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tùy thuộc vào tuổi, vị trí của con cháu trong gia đình cũng như điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình.
Kế đến, ông bà, cha mẹ sẽ thưởng tiền hoặc vàng, ngọc hay một món quà quý nào đó tùy thuộc vào tuổi, vị trí của con cháu trong gia đình cũng như điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình.
Đối với người dân Triều Tiên, Tết Nguyên đán là một ngày lễ lớn và quan trọng trong năm. Người dân quan niệm, ăn cơm thuốc dịp đầu năm mới thì trong 12 tháng tới sẽ được sống sung túc và gặp nhiều thuận lợi.
Đối với người dân Triều Tiên, Tết Nguyên đán là một ngày lễ lớn và quan trọng trong năm. Người dân quan niệm, ăn cơm thuốc dịp đầu năm mới thì trong 12 tháng tới sẽ được sống sung túc và gặp nhiều thuận lợi.
Người dân Triều Tiên còn có truyền thống dán hình động vật lên cửa để cầu may.
Người dân Triều Tiên còn có truyền thống dán hình động vật lên cửa để cầu may.
Tết Âm lịch ở Trung Quốc là dịp mọi người trong gia đình quây quần, sum họp bên nhau. Vào dịp lễ lớn này, người dân thường treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để cầu năm mới bình an, hạnh phúc.
Tết Âm lịch ở Trung Quốc là dịp mọi người trong gia đình quây quần, sum họp bên nhau. Vào dịp lễ lớn này, người dân thường treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để cầu năm mới bình an, hạnh phúc.
Vào Tết Nguyên đán, người dân Trung Quốc ăn bánh tổ (Nian Gao) với mong muốn các thành viên trong gia đình luôn gắn bó, hòa hợp với nhau. Phiên âm Nian Gao còn có ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Đây cũng chính là mong muốn của mọi người trong năm mới.
Vào Tết Nguyên đán, người dân Trung Quốc ăn bánh tổ (Nian Gao) với mong muốn các thành viên trong gia đình luôn gắn bó, hòa hợp với nhau. Phiên âm Nian Gao còn có ý nghĩa chỉ sự thịnh vượng, tiến bộ, luôn đi lên. Đây cũng chính là mong muốn của mọi người trong năm mới.
Người Trung Quốc còn có truyền thống mang theo cam quýt và lì xì tặng cho người thân, bạn bè khi đến chơi tết. Bởi lẽ, màu vàng của cam quýt tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc.
Người Trung Quốc còn có truyền thống mang theo cam quýt và lì xì tặng cho người thân, bạn bè khi đến chơi tết. Bởi lẽ, màu vàng của cam quýt tượng trưng cho sự giàu sang, sung túc.
Thêm vào đó, trong tiếng Hán, chữ “cam” phát âm gần giống như “giàu có”, còn chữ “quýt” thì lại giống như “may mắn”. Chính vì vậy, vào dịp đầu năm mới, những vợ chồng mới cưới được tặng cam quýt được coi như lời chúc của mọi người sớm có con cái.
Thêm vào đó, trong tiếng Hán, chữ “cam” phát âm gần giống như “giàu có”, còn chữ “quýt” thì lại giống như “may mắn”. Chính vì vậy, vào dịp đầu năm mới, những vợ chồng mới cưới được tặng cam quýt được coi như lời chúc của mọi người sớm có con cái.