Tên lửa Tomahawk sẽ vô hiệu hóa tên lửa Triều Tiên

Tên lửa Tomahawk sẽ vô hiệu hóa tên lửa Triều Tiên
Mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên vẫn chưa hề thuyên giảm cho dù tên lửa đã không được phóng đi trong ngày 10/4 như họ đã tuyên bố. Giới quân sự Mỹ, Hàn vẫn không rời mắt khỏi mọi động thái từ Bình Nhưỡng.
Những vũ khí đánh chặn tên lửa như hệ thống chiến đấu Aegis trên các tàu khu trục của Mỹ, Nhật và Hàn Quốc cùng hệ thống phòng không Patriot PAC-3 của Nhật Bản, PAC-2 của Hàn Quốc vẫn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao.
Ngoài những vũ khí trên, trong tay Mỹ còn một “sát thủ thầm lặng” khác đủ khả năng làm tê liệt sức mạnh quân sự và tên lửa của Triều Tiên đó chính là tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk.
Đây là loại tên lửa hành trình tấn công tầm xa tiên tiến của Mỹ được thiết kế để tiêu diệt mọi mục tiêu trên đất liền với độ chính xác cực cao. Hiện, loại tên lửa này có thể có mặt trên các tàu khu trục Aegis “bao vây” Triều Tiên.
Theo Foxnews, nếu hệ thống Aegis tính toán quỹ đạo của các tên lửa Triều Tiên nhắm vào Guam, Nhật Bản, Okinawa hoặc Hàn Quốc… Mỹ  có thể kích hoạt tên lửa Tomahawk vô hiệu hóa các bệ phóng tên lửa Musudan chứa trong đường hầm cất giấu dọc bờ biển phía Đông.
Tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk phóng từ tàu khu trục USS Fitzgerald. Hiện con tàu này có mặt tại bán đảo Triều Tiên.
Tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk phóng từ tàu khu trục USS Fitzgerald. Hiện con tàu này có mặt tại bán đảo Triều Tiên.

Tên lửa chính xác siêu cao

BGM-109 Tomhawak có chiều dài 5,56m (hoặc 6,25m với động cơ tăng cường nhiên liệu rắn), đường kính 0,51m, sải cánh 2,67m. Tên lửa được bắn từ hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 (trên tàu chiến Aegis) bằng động cơ nhiên liệu rắn, sau đó động cơ phản lực cánh quạt sẽ được kích hoạt để bay đến mục tiêu.
Tomahawk hội tụ nhiều công nghệ đỉnh cao của thế giới trong việc dẫn đường, chỉ thị và tấn công mục tiêu. Hệ thống dẫn đường của Tomahawk có thể coi là một chuẩn mực đối với tên lửa hành trình hiện đại.
Cơ chế dẫn đường của Tomahawk rất phức tạp và phối hợp nhiều công nghệ dẫn đường khác nhau, các hệ thống này bổ sung cho nhau nhằm tăng độ chính xác khi tác chiến.
Sau khi rời ống phóng MK41 trên các tàu khu trục Aegis, tên lửa sẽ được dẫn đường theo chế độ quán tính. Khi tiến vào bờ biển, tên lửa sẽ được dẫn đường bằng chế độ TERCOM (kiểu men theo địa hình). Đối với chế độ này, bản đồ khu vực mục tiêu phải được nạp sẵn trong bộ nhớ của tên lửa. Radar khẩu độ tổng hợp trên tên lửa sẽ lập bản đồ khu vực mà tên lửa bay qua, sau đó so sánh với bản đồ được lưu trong bộ nhớ để hiệu chỉnh đường bay.
Khi đến gần mục tiêu, tên lửa sẽ sử dụng hệ thống dẫn đường kiểu DSMAC (phù hợp tương quan cảnh trí khu vực kỹ thuật số).  Những hình ảnh chụp được từ máy bay do thám sẽ được nạp vào tên lửa để so sánh với hình ảnh do camera của tên lửa chụp. Đây là một kiểu ứng dụng tìm kiếm tương phản, kết quả việc so sánh 2 hình ảnh sẽ làm căn cứ để dẫn đường cho tên lửa tấn công mục tiêu.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk bật hai cánh nhỏ khi bay tới mục tiêu.
Tên lửa hành trình tấn công mặt đất BGM-109 Tomahawk bật hai cánh nhỏ khi bay tới mục tiêu.

Ngoài ra, ở pha cuối tên lửa có thể dùng hệ thống định vị toàn cầu GPS dẫn đường. Tên lửa hoàn toàn có thể tấn công mục tiêu mà không cần dựa vào TERCOM hay DSMAC. Tuy nhiên, trên thực tế, Tomahawk sẽ kết hợp ít nhất 3 kiểu dẫn đường khác nhau để tấn công mục tiêu.
Một điểm mạnh khác của tên lửa Tomahawk là nó có thể cập nhật thông tin về mục tiêu từ nhiều phương tiện giám sát khác nhau (từ máy bay, UAV, vệ tinh, bộ binh, xe tăng, tàu chiến…). Điều này là biểu hiện thực tế của học thuyết “mạng lưới trung tâm chiến tranh”, một ứng dụng công nghệ thông tin trong tác chiến được Mỹ khởi xướng vào những năm 1990.
Tên lửa có độ cao bay rất thấp, cùng với thân hình nhỏ gọn nên tên lửa rất khó bị phát hiện bởi các radar mặt đất. Ngoài ra, việc phát hiện tên lửa bằng các biện pháp dò tìm hồng ngoại cũng rất khó khăn. Tên lửa có tốc độ cận âm cùng với động cơ phản lực cánh quạt chạy rất êm nên độ bộc lộ bức xạ hồng ngoại không cao.
Tầm bắn của Tomhawk từ 1.300-2.500km tùy biến thể, có thể nhắm trúng các mục tiêu cố định hoặc bán cố định với bán kính lệch mục tiêu (CEP) chỉ  3-5m. Tên lửa được trang bị đầu đạn thuốc nổ nặng 450kg đủ sức công phá mọi công sự phòng ngự kiên cố nhất (hoặc có thể lắp đầu đạn hạt nhân khi cần).
Tomahawk có thể tấn công mục tiêu theo kiểu bổ nhào từ trên cao xuống, tấn công từ bên hông hoặc nổ từ trên cao tạo xung lực phá hủy các mục tiêu trên mặt đất với bán kính rất lớn.
Sức công phá của đầu đạn thuốc nổ 450kg đủ sức tiêu diệt mọi công sự phòng ngự kiên cố. Ảnh minh họa
Sức công phá của đầu đạn thuốc nổ 450kg đủ sức tiêu diệt mọi công sự phòng ngự kiên cố. Ảnh minh họa

Đòn phủ đầu vô hiệu hóa khả năng quân sự của Bình Nhưỡng

BGM-109 Tomahawk có độ chính xác rất cao, tên lửa là mối đe dọa lớn cho các trung tâm chỉ huy, kho tàng, căn cứ tên lửa của Triều Tiên. Mặc khác, Mỹ thường xuyên duy trì một mạng lưới trinh sát hình ảnh khổng lồ trên lãnh thổ Triều Tiên cho phép cập nhật liên tục các hình ảnh về mặt đất.
Trong khi đó, cơ chế dẫn đường của Tomahawk phần lớn dựa vào việc cập nhật hình ảnh về khu vực mục tiêu. Nếu chiến tranh thực sự nổ ra trên bán đảo Triều Tiên thì đây chính là một trong những vũ khí mà Mỹ sẽ sử dụng đầu tiên để vô hiệu hóa khả năng quân sự của Bình Nhưỡng.
Cần nhớ rằng, Tomahawk là tên lửa hành trình tấn công mặt đất được sử dụng nhiều nhất trong thực chiến. Hơn 1.500 quả tên lửa Tomahawk đã được Mỹ phóng đi trong các cuộc chiến, từ chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 đến chiến tranh Kosovo năm 1999, chiến tranh Iraq năm 2003, chiến tranh Afghanistan và gần đây nhất là chiến tranh Libya năm 2011.
Những nơi mà Tomahawk được sử dụng đều gây ra những tổn thất gần như không thể phục hồi cho các lực lượng quân sự bị tấn công. Sức mạnh quân sự được đánh giá hàng đầu Trung Đông của Libya gần như tê liệt sau loạt 110 quả Tomahawk được phóng đi. Không loại trừ Triều Tiên sẽ là nạn nhân tiếp theo của nó.

TIN LIÊN QUAN:

ĐANG ĐỌC NHIỀU:

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới