Tên lửa S-400 sẽ bảo vệ căn cứ tàu ngầm hạt nhân Nga

Tên lửa S-400 sẽ bảo vệ căn cứ tàu ngầm hạt nhân Nga

(Kiến Thức) - Cụ thể Quân đội Nga tiếp tục triển khai thêm các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 đến khu vực Biển Trắng nhằm tăng cường bảo vệ căn cứ và nhà máy đóng tàu ngầm của Moscow tại Severodvinsk.

Trung tuần tháng 8 vừa qua, lực lượng phòng không Hải quân Nga phụ trách bảo vệ căn cứ tàu ngầm Severodvinsk ở Biển Trắng tiếp tục được tiếp nhận thêm hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf. Ảnh: Warspot.
Trung tuần tháng 8 vừa qua, lực lượng phòng không Hải quân Nga phụ trách bảo vệ căn cứ tàu ngầm Severodvinsk ở Biển Trắng tiếp tục được tiếp nhận thêm hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf. Ảnh: Warspot.
Tiểu đoàn  tên lửa S-400 đầu tiên được triển khai đến Severodvinsk vào năm 2017, nhân kỷ niệm 72 năm chiến thắng phát xít trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Ảnh: Warspot.
Tiểu đoàn tên lửa S-400 đầu tiên được triển khai đến Severodvinsk vào năm 2017, nhân kỷ niệm 72 năm chiến thắng phát xít trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Ảnh: Warspot.
Sau khi tiếp nhận, đơn vị đã đẩy mạnh công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, giúp binh sĩ làm chủ thiết bị. Ảnh: Warspot.
Sau khi tiếp nhận, đơn vị đã đẩy mạnh công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, giúp binh sĩ làm chủ thiết bị. Ảnh: Warspot.
Trước khi S-400 đến khu vực này, S-300PT đảm nhận việc bảo vệ không phận trước các mối đe dọa từ trên không. Sĩ quan chỉ huy đơn vị Jan Krainov mô tả việc sử dụng S-300 và S-400 giống như "bạn đang lái một chiếc xe ZAZ, chuyển sang cầm lái chiếc Lexus hạng sang". Ảnh: Warspot.
Trước khi S-400 đến khu vực này, S-300PT đảm nhận việc bảo vệ không phận trước các mối đe dọa từ trên không. Sĩ quan chỉ huy đơn vị Jan Krainov mô tả việc sử dụng S-300 và S-400 giống như "bạn đang lái một chiếc xe ZAZ, chuyển sang cầm lái chiếc Lexus hạng sang". Ảnh: Warspot.
Việc tăng cường S-400 đến Biển Trắng là một phần trong chiến lược tăng cường sức mạnh phòng thủ ở khu vực Bắc Cực, duy trì và mở rộng sự hiện diện của Nga tại khu vực này. Ảnh: Warspot.
Việc tăng cường S-400 đến Biển Trắng là một phần trong chiến lược tăng cường sức mạnh phòng thủ ở khu vực Bắc Cực, duy trì và mở rộng sự hiện diện của Nga tại khu vực này. Ảnh: Warspot.
Khu vực Severodvinsk là nơi có căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga, cũng như nhà máy đóng tàu Sevmash, nơi chế tạo những cỗ máy răn đe hạt nhân dưới nước của nước Nga. Ảnh: Warspot.
Khu vực Severodvinsk là nơi có căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga, cũng như nhà máy đóng tàu Sevmash, nơi chế tạo những cỗ máy răn đe hạt nhân dưới nước của nước Nga. Ảnh: Warspot.
Việc đảm bảo phòng không cho khu vực này là cực kỳ quan trọng. Điều đó lý giải tại sao khu vực này là một trong những nơi đầu tiên được tiếp nhận S-400. Ảnh: Warspot.
Việc đảm bảo phòng không cho khu vực này là cực kỳ quan trọng. Điều đó lý giải tại sao khu vực này là một trong những nơi đầu tiên được tiếp nhận S-400. Ảnh: Warspot.
S-400 hiện là hệ thống phòng không mặt đất có tầm bắn xa nhất thế giới. Hệ thống có thể tiêu diệt mục tiêu đường không ở cự ly tới 400 km và có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Ảnh: Warspot.
S-400 hiện là hệ thống phòng không mặt đất có tầm bắn xa nhất thế giới. Hệ thống có thể tiêu diệt mục tiêu đường không ở cự ly tới 400 km và có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo. Ảnh: Warspot.
S-400 cùng với S-300 sẽ thiết lập ô phòng không nhiều lớp, bảo đảm an toàn cho khu vực trước mọi mối đe dọa từ trên không. Ảnh: Warspot.
S-400 cùng với S-300 sẽ thiết lập ô phòng không nhiều lớp, bảo đảm an toàn cho khu vực trước mọi mối đe dọa từ trên không. Ảnh: Warspot.
S-400 được đưa vào sử dụng trong lực lượng không gian vũ trụ Nga từ ngày 29/4/2007. Theo một số nguồn tin, 19 trung đoàn với 328 xe mang phóng đã được triển khai đến các căn cứ quân sự quan trọng trên khắp nước Nga. Ảnh: Warspot.
S-400 được đưa vào sử dụng trong lực lượng không gian vũ trụ Nga từ ngày 29/4/2007. Theo một số nguồn tin, 19 trung đoàn với 328 xe mang phóng đã được triển khai đến các căn cứ quân sự quan trọng trên khắp nước Nga. Ảnh: Warspot.
Mời độc giả xem video: Bên trong nhà máy chế tạo tổ hợp tên lửa S-400 của Quân đội Nga.

GALLERY MỚI NHẤT