Tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik trước nguy cơ bị "khai tử"

Tên lửa hành trình động cơ hạt nhân Burevestnik trước nguy cơ bị "khai tử"

Tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân Burevestnik được xem như thứ vũ khí có khả năng “thay đổi cuộc chơi” của người Nga, tuy nhiên để hoàn thiện nó là điều không hề đơn giản.

 Tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân 9M730 Burevestnik (NATO gọi bằng tên định danh SSC-X-9 Skyfall) là một trong 5 loại vũ khí chiến lược được nhắc tới trong thông điệp liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3/2018.
Tên lửa hành trình sử dụng động cơ hạt nhân 9M730 Burevestnik (NATO gọi bằng tên định danh SSC-X-9 Skyfall) là một trong 5 loại vũ khí chiến lược được nhắc tới trong thông điệp liên bang của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3/2018.
Burevestnik được cho là có phạm vi tấn công không giới hạn nhờ sử dụng động cơ hạt nhân, nó đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tối tân nhất hiện nay nhờ khả năng vận động linh hoạt trong suốt hành trình bay.
Burevestnik được cho là có phạm vi tấn công không giới hạn nhờ sử dụng động cơ hạt nhân, nó đủ sức xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ tối tân nhất hiện nay nhờ khả năng vận động linh hoạt trong suốt hành trình bay.
Truyền thông Nga khẳng định trong quá trình tiếp cận, tên lửa sẽ liên tục đổi hướng ở độ cao thấp nhằm tránh các hệ thống cảnh báo sớm và phòng không. Đây là tính năng quan trọng, giúp đánh lừa mọi tổ hợp phòng thủ và đánh trúng mục tiêu từ những hướng bất ngờ nhất.
Truyền thông Nga khẳng định trong quá trình tiếp cận, tên lửa sẽ liên tục đổi hướng ở độ cao thấp nhằm tránh các hệ thống cảnh báo sớm và phòng không. Đây là tính năng quan trọng, giúp đánh lừa mọi tổ hợp phòng thủ và đánh trúng mục tiêu từ những hướng bất ngờ nhất.
Mặc dù người Nga rất tự tin vào thứ vũ khí “độc nhất vô nhị” của mình nhưng theo nhiều chuyên gia quân sự quốc tế thì không đơn giản để Moskva có thể sớm hoàn thiện tên lửa Burevestnik, bất chấp việc họ khẳng định nó đã sắp vào biên chế chiến đấu.
Mặc dù người Nga rất tự tin vào thứ vũ khí “độc nhất vô nhị” của mình nhưng theo nhiều chuyên gia quân sự quốc tế thì không đơn giản để Moskva có thể sớm hoàn thiện tên lửa Burevestnik, bất chấp việc họ khẳng định nó đã sắp vào biên chế chiến đấu.
Vấn đề đầu tiên cần xét đến đó là Nga không phải quốc gia đi tiên phong trong việc chế tạo thứ vũ khí đặc biệt này, mà trước đây tới nửa thế kỷ (vào cuối thập niên 1950 - đầu thập niên 1960) Mỹ đã triển khai dự án mang tên Pluto.
Vấn đề đầu tiên cần xét đến đó là Nga không phải quốc gia đi tiên phong trong việc chế tạo thứ vũ khí đặc biệt này, mà trước đây tới nửa thế kỷ (vào cuối thập niên 1950 - đầu thập niên 1960) Mỹ đã triển khai dự án mang tên Pluto.
Chương trình trên có mục đích chế tạo một tên lửa hành trình siêu âm hoạt động ở độ cao thấp (SLAM), được thiết kế xung quanh động cơ phản lực hạt nhân dòng thẳng. Tuy nhiên Washington đã phải hủy bỏ dự án tham vọng này vì thấy có quá nhiều thách thức cần vượt qua.
Chương trình trên có mục đích chế tạo một tên lửa hành trình siêu âm hoạt động ở độ cao thấp (SLAM), được thiết kế xung quanh động cơ phản lực hạt nhân dòng thẳng. Tuy nhiên Washington đã phải hủy bỏ dự án tham vọng này vì thấy có quá nhiều thách thức cần vượt qua.
Sau hàng chục năm người Nga lại nảy sinh ý tưởng tương tự, mặc dù nền khoa học công nghệ cũng như kỹ thuật đã có những bước tiến vượt bậc nhưng khó khăn vẫn ở mức cực cao mà chưa chắc Moskva đã vượt qua nổi.
Sau hàng chục năm người Nga lại nảy sinh ý tưởng tương tự, mặc dù nền khoa học công nghệ cũng như kỹ thuật đã có những bước tiến vượt bậc nhưng khó khăn vẫn ở mức cực cao mà chưa chắc Moskva đã vượt qua nổi.
Trở ngại đầu tiên và lớn nhất chính là làm thế nào chế tạo được một lò phản ứng hạt nhân siêu nhỏ để gắn vào quả tên lửa hành trình có kích thước chẳng hơn gì so với loại sử dụng động cơ phản lực thông thường.
Trở ngại đầu tiên và lớn nhất chính là làm thế nào chế tạo được một lò phản ứng hạt nhân siêu nhỏ để gắn vào quả tên lửa hành trình có kích thước chẳng hơn gì so với loại sử dụng động cơ phản lực thông thường.
Trong quá khứ, tên lửa SLAM thuộc Dự án Pluto của Mỹ có kích thước như một đầu máy xe lửa, nhưng đó là khi công nghệ phòng thủ chưa phát triển, còn hiện nay nếu không thu nhỏ được “trái tim” của tên lửa xuống cả chục lần thì nó sẽ bị bắn hạ từ rất xa.
Trong quá khứ, tên lửa SLAM thuộc Dự án Pluto của Mỹ có kích thước như một đầu máy xe lửa, nhưng đó là khi công nghệ phòng thủ chưa phát triển, còn hiện nay nếu không thu nhỏ được “trái tim” của tên lửa xuống cả chục lần thì nó sẽ bị bắn hạ từ rất xa.
Từ quan điểm kỹ thuật, lò phản ứng trang bị cho tên lửa phải là một trong những bộ phận nhỏ nhất, nhẹ nhất từng ra đời (đạt được bằng cách loại bỏ hầu hết mọi thứ liên quan, cho đến những ý tưởng được coi là an toàn).
Từ quan điểm kỹ thuật, lò phản ứng trang bị cho tên lửa phải là một trong những bộ phận nhỏ nhất, nhẹ nhất từng ra đời (đạt được bằng cách loại bỏ hầu hết mọi thứ liên quan, cho đến những ý tưởng được coi là an toàn).
Nhiệt độ hoạt động của lò phản ứng rất cao (ước tính hơn 1.300°C) đủ để hợp kim tan chảy, khiến vỏ bọc thanh nhiên liệu phải làm bằng vật liệu đặc biệt, vừa có độ bền cao trong khi trọng lượng phải nhẹ và có thể hấp thụ sóng radar nhằm tăng khả năng tàng hình, đây là yêu cầu cực khó.
Nhiệt độ hoạt động của lò phản ứng rất cao (ước tính hơn 1.300°C) đủ để hợp kim tan chảy, khiến vỏ bọc thanh nhiên liệu phải làm bằng vật liệu đặc biệt, vừa có độ bền cao trong khi trọng lượng phải nhẹ và có thể hấp thụ sóng radar nhằm tăng khả năng tàng hình, đây là yêu cầu cực khó.
Ngoài ra để âm thầm tiếp cận lãnh thổ đối phương, tên lửa Burevestnik sẽ yêu cầu thực hiện quỹ đạo bay cực thấp ngay từ giai đoạn rời bệ phóng để qua mặt mạng lưới radar cảnh báo sớm, khi đó tầng khởi tốc sử dụng nhiên liệu rắn cũng không có mấy ý nghĩa.
Ngoài ra để âm thầm tiếp cận lãnh thổ đối phương, tên lửa Burevestnik sẽ yêu cầu thực hiện quỹ đạo bay cực thấp ngay từ giai đoạn rời bệ phóng để qua mặt mạng lưới radar cảnh báo sớm, khi đó tầng khởi tốc sử dụng nhiên liệu rắn cũng không có mấy ý nghĩa.
Trong trường hợp trên, lĩnh hậu quả đầu tiên chắc chắn lại chính là Nga, bởi động cơ tên lửa sẽ thải ra đầy bức xạ gamma và neutron cùng với bụi phóng xạ độc hại, làm ô nhiễm môi trường cả một vùng rộng lớn trên đường bay mà không cách nào che chắn nổi.
Trong trường hợp trên, lĩnh hậu quả đầu tiên chắc chắn lại chính là Nga, bởi động cơ tên lửa sẽ thải ra đầy bức xạ gamma và neutron cùng với bụi phóng xạ độc hại, làm ô nhiễm môi trường cả một vùng rộng lớn trên đường bay mà không cách nào che chắn nổi.
Giá thành để sản xuất ra thứ vũ khí mang quá nhiều công nghệ cao như vậy chắc chắn không thể rẻ. Nếu một quả Burevestnik cần tới số tiền hàng chục thậm chí hàng trăm triệu USD thì chẳng thể chế tạo với số lượng đủ lớn nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị.
Giá thành để sản xuất ra thứ vũ khí mang quá nhiều công nghệ cao như vậy chắc chắn không thể rẻ. Nếu một quả Burevestnik cần tới số tiền hàng chục thậm chí hàng trăm triệu USD thì chẳng thể chế tạo với số lượng đủ lớn nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị.
Vượt qua những rào cản trên vẫn bị xem là bất khả thi và khó lòng thực hiện trong một sớm một chiều kể cả với cường quốc quân sự và khoa học hàng đầu thế giới như nước Nga.
Vượt qua những rào cản trên vẫn bị xem là bất khả thi và khó lòng thực hiện trong một sớm một chiều kể cả với cường quốc quân sự và khoa học hàng đầu thế giới như nước Nga.
Thực tế cũng đã chứng minh, theo nguồn tin tình báo của Mỹ từng được hãng thông tấn CNBC đăng tải, tên lửa Burevestnik đã liên tiếp gặp thất bại trong khi tiến hành các vụ phóng thử.
Thực tế cũng đã chứng minh, theo nguồn tin tình báo của Mỹ từng được hãng thông tấn CNBC đăng tải, tên lửa Burevestnik đã liên tiếp gặp thất bại trong khi tiến hành các vụ phóng thử.
Cụ thể trong các lần thử nghiệm, quãng đường xa nhất mà Burevestnik đạt được chỉ là 35 km, thời gian bay vỏn vẹn 2 phút trước khi tên lửa mất kiểm soát và đâm xuống đất. Thậm chí chuyến bay ngắn nhất còn tồi tệ hơn khi chỉ kéo dài trong 4 giây với quãng đường vượt qua là 8 km.
Cụ thể trong các lần thử nghiệm, quãng đường xa nhất mà Burevestnik đạt được chỉ là 35 km, thời gian bay vỏn vẹn 2 phút trước khi tên lửa mất kiểm soát và đâm xuống đất. Thậm chí chuyến bay ngắn nhất còn tồi tệ hơn khi chỉ kéo dài trong 4 giây với quãng đường vượt qua là 8 km.
Thách thức vẫn còn vô số trước mắt trong khi hiệu quả mà Burevetsnik đem lại chưa thực sự tỏ ra nổi trội trước tên lửa hành trình tầm xa cổ điển như Kh-101, cho nên nguy cơ nó bị “khai tử” tương tự Dự án Pluto của Mỹ là điều hoàn toàn có thể.
Thách thức vẫn còn vô số trước mắt trong khi hiệu quả mà Burevetsnik đem lại chưa thực sự tỏ ra nổi trội trước tên lửa hành trình tầm xa cổ điển như Kh-101, cho nên nguy cơ nó bị “khai tử” tương tự Dự án Pluto của Mỹ là điều hoàn toàn có thể.

GALLERY MỚI NHẤT