Tên lửa đạn đạo KN-11 của Triều Tiên mạnh “khủng“?

(Kiến Thức) - Tên lửa đạn đạo KN-11 mà Triều Tiên vừa phóng thử có tầm bắn khoảng 4.200 km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa đạn đạo KN-11 của Triều Tiên mạnh “khủng“?

Ngày 9/1, Bình Nhưỡng bất ngờ công bố đoạn video thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm chỉ 3 ngày sau vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên.  Trong đoạn video do truyền hình nhà nước KCNA công bố cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong Un đứng trên một tàu để quan sát vụ thử nghiệm.

Đây là vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) thứ 2 của Bình Nhưỡng. Phía Hàn Quốc cho rằng, video này là sản phẩm biên tập lại từ vụ phóng tên lửa đạn đạo trong tháng 12/2015. Theo Washington Free Beacon, đó là tên lửa đạn đạo KN-11.

Át chủ bài của Triều Tiên

KN-11 được cho là phiên bản phóng từ tàu ngầm của tên lửa đạn đạo BM25 Musudan phát triển dựa trên tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-27 ZYB của Liên Xô. Thông tin về sự phát triển của tên lửa này rất hạn chế.

Các chuyên gia quân sự dự đoán, KN-11 là tên lửa nhiên liệu lỏng với tầm bắn ước tính khoảng 2.400 km và có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân. Một số nguồn nói rằng, SLBM này có tầm bắn khoảng 4.200 km. KN-11 được thiết kế để phóng từ tàu ngầm lớp Sinpo do Triều Tiên đóng mới.

Ten lua dan dao KN-11 cua Trieu Tien manh
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un theo dõi vụ phóng thử nghiệm tên lửa KN-11 

Sinpo là loại tàu ngầm điện – diesel lớn nhất từng được đóng mới tại Triều Tiên. Tàu được lắp 1 đến 2 ống phóng thẳng đứng trên cánh buồm cho tên lửa KN-11. Ống phóng có khả năng khởi động tên lửa ở trạng thái ngập nước, nhưng không rõ ở độ sâu bao nhiêu.

KN-11 tiến hành thử nghiệm đầu tiên trên biển trong tháng 1/2015. Đến tháng 11/2015, Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử nghiệm thứ 2, vụ phóng được cho là thất bại. Nhà phân tích Jeffrey Lewis nói với Diplomat rằng, thử nghiệm thất bại không có nghĩa là Bình Nhưỡng không thể sở hữu SLBM. Ngay cả những quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng phát triển cũng khó tránh khỏi những thất bại trong quá trình phát triển và thử nghiệm vũ khí.

Bình Nhưỡng cần những thất bại để khắc phục các thiếu sót. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian nhưng cuối cùng sẽ giúp Bình Nhưỡng phát triển và triển khai thành công tên lửa SLBM đầu tiên.

Nhà phân tích Nah Liang Tuang, thuộc Học viện Quốc phòng và Nghiên cứu chiến lược Singapore cho rằng, SLBM của Triều Tiên chỉ là mẫu thử nghiệm, tuy nhiên công nghiệp tên lửa Bình Nhưỡng có thể chấp nhận khoảng thời gian lâu dài để thay đổi và cải tiến tên lửa.

Do đó, phiên bản thử nghiệm thành công cuối cùng có thể là một loại vũ khí nguy hiểm hơn nhiều so với mẫu thiết kế ban đầu. Một khi sở hữu tên lửa phóng từ tàu ngầm, Bình Nhưỡng sẽ nắm trong tay át chủ bài răn đe hạt nhân trên biển.

Cho dù tàu ngầm lớp Sinpo không phải là một thiết kế hiện đại như của Hàn Quốc hay của Mỹ, nhưng việc Bình Nhưỡng sở hữu SLBM sẽ là một bước tiến quan trọng làm thay đổi cán cân quân sự trên bán đảo Triều Tiên.

Loạt chiến đấu cơ Triều Tiên phô diễn hoành tráng

(Kiến Thức) - Hàng loạt chiến đấu Triều Tiên sở hữu đã có màn bay biểu diễn sức mạnh hoành tráng trong chuyến thăm của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. 

Loạt chiến đấu cơ Triều Tiên phô diễn hoành tráng
Loat chien dau co Trieu Tien pho dien hoanh trang
Hôm 30/7, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã viếng thăm căn cứ không quân Wonsan và theo dõi cuộc bay biểu diễn của Không quân Triều Tiên. Theo KCNA, cuộc diễn tập tập trung quy mô này bắt chước mô hình cuộc thi Aviadarts của Không quân Nga được tổ chức hàng năm. Trong cuộc thi, các phi công từ nhiều đơn vị chiến đấu cơ sẽ tham gia các bài bay cơ động, tấn công mục tiêu mặt đất… 

Kinh ngạc 7 vũ khí quái dị nhất mọi thời đại

(Kiến Thức) - Lịch sử quân sự thế giới luôn xuất hiện những ý tưởng chế tạo vũ khí quái dị dường như chỉ xuất hiện trên phim khoa học viễn tưởng.

Kinh ngạc 7 vũ khí quái dị nhất mọi thời đại
Chiến tranh Thế giới thứ 2 có lẽ là nơi tập trung nhiều vũ khí quái dị nhất của các bên nhằm đối phó nhau. Một trong những vũ khí điển hình đó là bom dơi do Mỹ sản xuất - đúng như tên gọi của nó mỗi quả bom dơi chứ tới 40 con dơi và mỗi con dơi đều được trang bị một quả bom cháy với bộ hẹn giờ.
Chiến tranh Thế giới thứ 2 có lẽ là nơi tập trung nhiều vũ khí quái dị nhất của các bên nhằm đối phó nhau. Một trong những vũ khí điển hình đó là bom dơi do Mỹ sản xuất - đúng như tên gọi của nó mỗi quả bom dơi chứ tới 40 con dơi và mỗi con dơi đều được trang bị một quả bom cháy với bộ hẹn giờ.

Thăm dàn "rồng lửa huyền thoại" của Liên Xô

(Kiến Thức) - Bảo tàng ở TP Balashikh (Nga) tập trung một loạt các tổ hợp tên lửa phòng không nổi danh của Liên Xô.

Thăm dàn "rồng lửa huyền thoại" của Liên Xô
Tham dan
Thành phố Balashikha từng là một trong những căn cứ quân sự lớn nhất của Quân đội Liên Xô trước đây. Đây từng là nơi đóng trụ sở chính của quân đoàn số 1 thuộc lực lượng phòng không Liên Xô. Vì vậy cũng khá dễ hiểu tại sao tại Balashikha lại có một bảo tàng quân sự dành cho lực lượng phòng không Nga. 

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

Lý do Mỹ không thể dùng bom hạt nhân ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ từng tính toán tới việc ném bom nguyên tử xuống Việt Nam, bỏ qua mọi yếu tố về nhân đạo và chính trị, Mỹ vẫn từ bỏ ý định này vì cần tới... 3000 quả bom mới đủ.
 

Tin mới